Liệu có thể tiêm vaccine COVID-19 cho toàn thế giới trong năm 2022?
Thủ tướng Anh Boris Johnson trong tháng 6 nhấn mạnh ông sẽ khuyến khích lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cung cấp vaccine phòng COVID-19 để tiêm cho toàn thế giới trước cuối năm 2022. Liệu điều này có khả thi?
COVAX được coi là “con đường” để đưa vaccine đến các quốc gia thu nhập thấp. Ảnh: Reuters
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong kế hoạch chấm dứt đại dịch đã đặt mục tiêu đến cuối năm nay tiêm vaccine COVID-19 cho 40% dân số của tất cả các quốc gia và đến giữa năm 2022 là 60%.
Ông Romilly Greenhill tại tổ chức phi chính phủ One đánh giá mục tiêu tiêm vaccine cho toàn thế giới có vẻ tham vọng nhưng là cần thiết. Ông Greenhill cho rằng đến cuối năm 2022 nên đạt được miễn dịch cộng đồng trên toàn thế giới nếu không sẽ có thêm nhiều biến thể của virus SARS-CoV-2 hình thành.
Ông Liam Sollis tại UNICEF Anh đánh giá phân phối công bằng vaccine COVID-19 là ưu tiên hàng đầu và thứ hai là đẩy mạnh sản xuất để đảm bảo nguồn cung đáp ứng mục tiêu tiêm vaccine COVID-19 toàn thế giới.
Tờ Guardian (Anh) đánh giá không có quốc gia nào dự định tiêm vaccine cho mọi người trưởng thành. Để đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng, chỉ cần có 60-70% người dân được tiêm.
Bác sĩ Bruce Aylward – cố vấn cấp cao tại WHO – đánh giá các quốc gia cần được nhận nguồn vaccine COVID-19 ổn định để thiết lập hệ thống phân phối hiệu quả, vốn cần đầu tư về nhân lực và tài chính.
Video đang HOT
Chương trình COVAX do Liên minh Toàn cầu về vaccine và Tiêm chủng (GAVI) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đồng sáng lập, đảm bảo phân phối vaccine COVID-19 toàn cầu được coi là “con đường” để đưa vaccine đến các quốc gia thu nhập thấp.
COVAX đã ký thỏa thuận với các nhà sản xuất mua 2 tỷ liều vaccine COVID-19 vào cuối năm nay. Tuy nhiên kế hoạch gặp phải cản trở do nhà cung cấp chính là Viện Serum tại Ấn Độ không thể đảm bảo thực hiện đủ hợp đồng với COVAX trước cuối năm nay.
Câu trả lời hiện nay để bù đắp cho thiếu hụt là quyên góp từ các quốc gia khác. Anh đã cam kết quyên góp vaccine COVID-19 cho COVAX. Anh vốn nắm trong tay đủ vaccine COVID-19 để tiêm cho toàn bộ dân số-500 triệu liều với 8 loại vaccine khác nhau.
Nhưng các chuyên gia cho rằng cần triển khai điều này ngay lập tức thay vì đợi đến tháng 12 bởi vẫn đang có nhiều người tử vong vì dịch COVID-19. Dự kiến đến mùa Thu, sẽ có thêm nguồn cung vaccine COVID-19 đối với các quốc gia thu nhập thấp. Nhưng một vấn đề là nếu nguồn cung vaccine COVID-19 không được quản lý chặt chẽ có thể dẫn đến tình trạng hết hạn vaccine bởi những quốc gia thu nhập thấp chưa có đủ phòng khám cùng thiết bị trữ lạnh cũng như nhân viên y tế.
Hiện nay số cơ sở sản xuất vaccine trên toàn thế giới còn khá khiêm tốn, đặc biệt ở những quốc gia thu nhập thấp. AstraZeneca hiện đã thỏa thuận với hơn 20 nhà máy sản xuất vaccine trên toàn thế giới bao gồm cơ sở tại Mexico, Indonesia, Trung Quốc và Viện Serum ở Ấn Độ.
Cùng tiêm vaccine nhanh chóng nhưng Anh và Mỹ đi theo đường khác nhau
Mặc dù khởi động chương trình tiêm vaccine COVID-19 chậm hơn Anh nhưng số ca mắc mới tại Mỹ đã giảm. Tuy nhiên, Mỹ và Anh lại đi những hướng khác nhau trên con đường chống dịch COVID-19.
Người dân đến cửa hàng làm đẹp tại London sau khi Anh nới lỏng quy định giãn cách xã hội. Ảnh: The New York Times
Các nhà hàng khắp nước Mỹ vào cuối tuần qua nhộn nhịp thực khách qua lại. Điều này bắt nguồn từ quyết sách khá ngắn gọn của chính quyền Tổng thống Joe Biden: nếu bạn đã tiêm đủ vaccine phòng COVID-19, bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn.
Tuy nhiên, ở bên kia đại dương, nước Anh lại mang câu chuyện khác mặc dù số ca mắc cũng giảm và chương trình tiêm vaccine được đẩy mạnh.
Tờ New York Times (Mỹ) cho biết tại Anh đang xuất hiện tâm lý hoài nghi với kế hoạch quay trở lại cuộc sống trước đại dịch từ 21/6 tới. Giáo sư Tim Spector tại trường King's College London (Anh) phân tích: "Chúng tôi thấy viễn cảnh xấu hơn Mỹ".
Vào cuối tuần quan, Chính phủ Anh đã quyết định tăng cường quy định du lịch, trong đó bao gồm cả những người đã tiêm đủ vaccine, bằng việc loại bỏ Bồ Đào Nha khỏi danh sách những nơi công dân nước này được bay đến không kèm theo cách ly. Bồ Đào Nha vốn là địa điểm du lịch được yêu thích tại châu Âu và quyết định mới đồng nghĩa với việc du khách Anh khi trở về từ quốc gia này sẽ buộc phải cách ly trong 10 ngày.
Các nhà khoa học vẫn tranh luận liệu Chính phủ Anh có nên tiếp tục tái mở cửa từ 21/6 hay không bởi cho rằng ảnh hưởng của việc trì hoãn thêm vài tuần vẫn nhỏ hơn so với thiệt hại có thể xảy ra nếu bùng phát dịch từ biến chủng Delta (B.1.617) vốn phát hiện lần đầu ở Ấn Độ.
Nhà nghiên cứu Theo Sanderson tại Viện Wellcome Sanger (Anh) đánh giá biến thể Delta vẫn là ẩn số vì vậy "vẫn còn điều chưa chắc chắn về điều sẽ diễn ra phía trước". Biến thể Delta đã "nhập cảnh" vào Anh từ tháng 3.
Người dân Mỹ tập trung theo dõi một sự kiện thể thao vào cuối tháng 5. Ảnh: Reuters
Anh trở thành "phòng thí nghiệm" công phu nhất của thế giới liên quan đến biến đổi virus SARS-CoV-2 với 60% các ca mắc COVID-19 tại Anh đều được phân tích trình tự gen. Điều này tạo điều kiện để Anh nhận ra những dấu hiệu mới nhất về các biến thể nguy hiểm.
Như vậy, Anh trở thành tiên phong cho các thách thức mà những quốc gia thực hiện tốt chương trình tiêm vaccine phải đối mặt khi biến thể virus SARS-CoV-2 tiếp cận những người chưa tiêm vaccine.
Các nhà khoa học cũng nhận định chiến lược khác biệt của các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ còn phản ánh quan điểm của chính phủ phương Tây về trách nhiệm của họ với người dân chưa tiêm vaccine.
Chính quyền Tổng thống Biden vẫn đang tìm cách để xử lý tình trọng ngần ngại tiêm vaccine.
Trong khi ở Anh, trên 90% người hơn 65 tuổi đã tiêm đủ 2 mũi vaccine và giới chức đang mở rộng, tăng cường tiêm chủng tại những khu vực thu nhập thấp và đông người dân da màu.
Ông James Naismith tại Viện Rosalind Franklin (Anh) nhận định: "Chúng tôi biết rằng virus chủ yếu tấn công những khu vực thu nhập thấp và người da màu. Chiến thuật của Mỹ dường như phản ánh cam kết sâu xa với chủ nghĩa cá nhân. Chương trình tiêm vaccine của Anh trong khi đó lại được quản lý chặt chẽ".
Tại EU, nơi chiến dịch tiêm vaccine còn chậm hơn Mỹ và Anh, chính quyền các quốc gia thành viên đều cẩn trọng. Đức, Pháp và Áo đều đã nhanh chóng cấm hầu hết du khách từ Anh. Tại EU, tính đến thời điểm này có 47% dân số trưởng thành được tiêm liều vaccine COVID-19 đầu tiên.
Tình hình dịch Covid-19 tại Pháp có chiều hướng tích cực Ngày 6-6, trả lời phỏng vấn trên chương trình của "BFM Politique" Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Véran cho biết, tình hình dịch bệnh "tiếp tục được cải thiện", tất cả các chỉ số về dịch bệnh đều giảm. Người dân Pháp xếp hàng đi tiêm vaccine Covid-19 được mở tại Sân vận động quốc gia Pháp. Ông Olivier Véran nói: "Chúng...