Liệu có thất lạc “tinh binh” khi đi tiểu?
Nhiều bạn trẻ thắc mắc liệu khi đi tiểu có thể xảy ra hiện tượng lẫn tinh trùng theo ra hoặc ngược lại khi xuất tinh thì có lẫn nước tiểu không? Và tinh trùng và tinh dịch có khác nhau?
Theo Ths. Bs. Nguyễn Hoài Bắc, Trung tâm nam học, Bệnh viện Việt Đức, tạo hoá sinh ra con người đã cho chúng ta một cơ thể hoàn hảo. Bình thường cơ thể chúng ta như một bộ máy chuẩn xác nên không cần lo lắng khi đi tiểu là ra lẫn tinh trùng hay ngược lại.
Mỗi lần xuất tinh thì cổ bàng quang sẽ đóng lại để cho nước tiểu không đi ra từ cổ bàng quang ra ngoài, ngược lại, khi đi tiểu cổ bằng quang mới mở, mà tinh binh không ra ngoài.
Cần phải xét nghiệm để tìm xem trong nước tiểu có lẫn tinh trùng hay không
Video đang HOT
Khi đi tiểu chúng ta phải có cung phản xạ rõ ràng, có sự chỉ huy của thần kinh trung ương. Và phản xạ xuất tinh cũng vậy. Không khi nào cả hai phản xạ này xảy ra đồng thời cùng một lúc, vì vậy, chúng ta không lo thất lạc tinh trùng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh lý, người bệnh bị tổn thương phản xạ đóng mở ở cổ bàng quang thì có thể xảy ra hiện tượng xuất tinh ngược dòng. Có nghĩa là khi chúng ta xuất tinh ra ngoài, đáng nhẽ cổ bằng quang đóng lại để ngăn tinh trùng không đi ngược lại vào trong thì nó lại mở ra và tinh trùng, tinh dịch đi ngược trở lại.
Trong trường hợp đó làm cho tinh dịch chúng ta xuất ra ngoài rất ít hoặc gần như không có. Lúc đó, chúng ta cần phải kiểm tra, làm các xét nghiệm để tìm xem trong nước tiểu có lẫn tinh trùng hay không để có thể chẩn đoán có xuất tinh ngược dòng hay không.
Ths. Bs. Nguyễn Hoài Bắc cũng cho biết, tinh trùng và tinh dịch là khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng lại liên quan mật thiết với nhau. Tinh trùng được sản xuất ra từ ống sinh tinh nằm trong tinh hoàn, còn tinh dịch là sản phẩm dịch tiết được tiết ra từ những tuyến dịch tiết nằm trong cơ thể như tuyến tiền liệt, túi tinh. Tinh dịch là môi trường để nuôi dưỡng tinh trùng.
Chúng ta có thể hình dung là tinh dịch là chậu nước, còn tinh binh là những chú nòng nọc bơi trong đó và nhờ có nước này mà những chú nòng nọc mới có thể bơi và sinh sản trong đó. Người ta ước tính trong một lần xuất tinh, nam giới có thể sản xuất ra ít nhất 20 ml tinh dịch và khoảng 40 triệu chú tinh binh.
Theo VnMedia
Lo lắng vì đi tiểu nóng rát kèm theo ngứa
Đi tiểu nóng rát kèm theo ngứa có thể là dấu hiệu của viêm đường tiết niệu và viêm âm đạo.
Em năm nay 23 tuổi, em có hiện tượng đi tiểu nóng rát ở âm đạo sau mỗi lần quan hệ. Hiện tượng đó chỉ kéo dài trong khoảng 1 ngày. Thỉnh thoảng em bị ngứa 1, 2 ngày rồi tự hết. Như vậy em có bị viêm âm đạo hay bị bệnh nào khác không? Em chưa đi khám phụ khoa bao giờ? Nếu phải đi khám thì em nên đến đâu để khám? Em xin cảm ơn ! (Hải Yến)
Trả lời
Hải Yến thân mến,
Với những thông tin em cung cấp, chúng tôi nghĩ rằng em bị viêm đường tiết niệu và viêm âm đạo. Có khá nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này như: do vệ sinh cá nhân, môi trường nước... hoặc có thể trước khi quan hệ tình dục em và bạn trai vệ sinh không tốt nên sau đó em có những triệu chứng viêm cấp như vậy. Dần dần những triệu chứng này sẽ chuyển sang mãn tính nếu em không đi khám vàđiều trị sớm.
Em nên đi khám phụ khoa và làm xét nghiệm để biết mình bị viêm do vi khuẩn gì, lúc đó các bác sỹ sẽ có phác đồ điều trị thích hợp.
Vì em đã có quan hệ tình dục, lại có những biểu hiện như vậy, em nên đi khám để xác định chính xác bệnh của mình. Thông thường, khám phụ khoa khoảng 6 tháng 1 lần là rất tốt cho sức khỏe sinh sản của em sau này.
Nếu ở Hà Nội em có thể đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương ở 43 Tràng Thi, hoặc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội ở Đê La Thành. Còn nếu ở tỉnh, em có thể đến khoa Sản ở bệnh viện Tỉnh để khám và điều trị.
Chúc em luôn mạnh khỏe!
Theo SKDS
Đau khi đi tiểu: Viêm nhiễm nặng Đau buốt khi đi tiểu có thê do những nguyên nhân đặc biêt như viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo và nhiễm trùng bàng quang gây ra. Viêm niệu đạo, âm đạo Mấy tháng nay, chị Thu Ngọc, (29 tuổi, ở Thanh Xuân, Hà Nội), thường xuyên bị đau rát "vùng kín" sau mỗi lần đi tiểu. Triệu chứng ngứa ngáy khiến...