Liệu bạn đã thực sự chăm sóc ngực đúng cách
Với phụ nữ, vòng 1 là bộ phận vừa rất nhạy cảm lại vừa dễ bị tổn thương. Bởi, vòng 1 là bộ phận duy nhất trên cơ thể không được cấu tạo từ những bó cơ như các bộ phận khác mà chủ yếu từ mô mỡ và tuyến sữa. Ngoài yếu tố di truyền, việc tăng, giảm cân đột ngột, cho con bú … sẽ là những nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến kích thước và sức khỏe của bộ ngực. Bạn có dám khẳng định mình đã “chăm sóc” ngực đúng cách chưa?
Kì này, mời bạn cùng mổ xẻ và phân tích về những cách chăm sóc ngực đúng cách với với bác sĩ chuyên khoa nhé.
Liệu bạn đã thực sự chăm sóc ngực đúng cách?
1. Vệ sinh ngực đúng cách
Đừng chủ quan và vội quy kết rằng: Ngực, đâu cần phải vệ sinh (?) Bạn ạ, thực tế vệ sinh ngực cũng quan trọng không kém như vệ sinh vùng “tam giác vàng”. Tuy nhiên, cách thực hiện lại không quá mất thời gian và cũng không quá phức tạp. Bạn chỉ cần nắm chắc 1 nguyên tắc duy nhất trong vệ sinh ngực, đó là: Hạn chế tối đa sự tiếp xúc ngực với nước nóng. Làn da ở ngực rất mỏng và nhạy cảm nếu phải tiếp xúc quá nhiều với nước nóng sẽ khiến da vùng ngực giảm độ đàn hồi, mau chóng lão hóa và chảy xệ, rất mất thẩm mỹ! Đặc biệt, đối với chị em đang trong thời kỳ bỉm sữa, việc giữ vệ sinh bầu ngực là việc không bao giờ được bỏ qua vì liên quan đến chất lượng sữa, sức khỏe của con và sưng, viêm tuyến vú….
2. Chọn áo ngực vừa vặn
Áo ngực quá chật chội sẽ là tác nhân gây những chèn ép trực tiếp lên ngực, gây hạn chế đến sự phát triển của ngực, khó thở và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình bài tiết độc tố. Nếu bạn thường xuyên mặc áo ngực không đúng size có thể bạn sẽ phải đối diện với các bệnh lý về tuyến vú, không ngoại trừ bệnh ung thư vú – căn bệnh rất phổ biến và nguy hiểm hiện nay. Ngược lại, nếu bạn là “tín đồ” của những chiếc áo ngực quá lỏng lẻo, bạn cũng cần phải xem lại và thay đổi áo ngực ngay lập tức. Vì áo ngực quá rộng sẽ không giúp nâng đỡ bầu ngực, gây chảy xệ bầu ngực.
Vì vậy, để có “đôi gò bồng đảo” tròn trịa, săn chắc và đẹp mĩ mãn, bạn cần phải lựa chọn áo ngực sao cho thật vừa vặn, không được quá chật mà cũng không được quá rộng. Chiếc áo ngực vừa vặn không những giúp bạn “ăn gian” kích thước vòng 1 mà còn giúp tôn dáng ngực và góp phần bảo vệ sức khỏe của bầu ngực nữa đấy!
Áo ngực vừa vặn giúp tôn vẻ đẹp của ngực và hạn chế các bệnh lý liên quan
3. Chế độ dinh dưỡng hợp lí?
Lớp mỡ đệm chiếm khoảng 90% thể tích của bầu ngực, đó là lý do vì sao các cô nàng có thân hình tre miễu thường sở hữu bầu ngực lép. Hãy tăng cường chất béo trong thực đơn hằng ngày là một cách hữu hiệu để cải thiện ngực lép, nên ưu tiên các loại chất béo từ thực vật như ô liu, lạc, đậu nành, quả bơ… Ngoài ra, bạn cũng cần cung cấp đầy đủ protein cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc. Protein là yếu tố quan trọng giúp cơ ngực săn chắc, đàn hồi tốt và tham gia vào quá trình tái tạo collagen. Vitamin và các chất chống oxy hóa từ trái cây cũng giúp cải thiện kích thước “núi đôi” và làm chậm lại quá trình lão hóa.
Video đang HOT
Ngũ cốc là loại thực phẩm cho “núi đôi” của bạn được đẫy đà
4. Tránh xa khói thuốc lá
Các nghiên cứu khoa học mới nhất đã tìm thấy mối liên hệ giữa khói thuốc lá và ung thư vú. Ngay cả những phụ nữ cả đời không động đến thuốc nhưng chung sống một thời gian dài với người hút thuốc cũng tăng nguy cơ ung thư vú đến 32%. Hãy chủ động tránh xa khói thuốc lá để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình.
5. Massage ngực
Massage ngực chính là một biện pháp kích thích tuần hoàn máu tại vùng ngực giúp ngực săn chắc và nở nang. Không những là bí quyết tăng kích thước vòng 1, massage còn giúp tăng khả năng bài tiết độc tố và được xem là một trong những thói quen giúp ngăn ngừa ung thư vú.
Massage ngực thường xuyên giúp ngăn ngừa bệnh ung thư vú hiệu quả
Bơi lội, chống đẩy, nâng tạ và các bài tập thể dục tác động nhiều đến cơ ngực sẽ giúp bạn sở hữu “đôi gò bồng đảo” săn chắc, khỏe mạnh. Đối với các môn thể thao vận động mạnh, bạn nên sử dụng áo ngực chuyên dụng để tăng cường sự nâng đỡ, tránh được sự rung động quá mức dẫn đến giãn da bao vú và dây chằng.
7. Kiểm tra vú thường xuyên
Việc kiểm tra vú thường xuyên sẽ giúp bạn sớm phát hiện những dấu hiệu bệnh như: vú to bất thường, nổi u cục, hạch dưới nách, chảy dịch, đầu vú bị tụt vào trong… Nếu gặp những dấu hiệu này, bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Thực hiện đúng các nguyên tắc chăm sóc ngực trên, bạn sẽ sở hữu khuôn ngực đầy đặn mà nhiều người mơ ước. Luôn chúc bạn thật nhiều sức khỏe, trẻ đẹp và sở hữu vòng 1 như mong muốn.
Theo Thanhnien
Bí quyết chăm sóc ngực sau sinh
Hầu hết các bà mẹ sau sinh đều mong muốn duy trì việc cho con bú càng lâu càng tốt. Nhưng song song đó, các mẹ cũng lo lắng sau cai sữa, bầu ngực sẽ trở nên chảy xệ, đầu ti xấu đi, không còn quyến rũ như thời con gái. Thậm chí, nhiều mẹ đã từ chối cho con bú vì quan niệm này. Tuy nhiên khoa học đã chứng minh điều ngược lại, việc cho con bú đúng cách không những tốt cho bé mà còn tốt cho cả mẹ, giúp giảm nguy cơ ung thư vú, hạn chế tình trạng ngực chảy xệ và một "món quà tặng kèm" nữa đó là giúp giảm cân tự nhiên.
Cùng Thẩm mỹ Xuân Trường tìm hiểu bí quyết chăm sóc bầu ngực sau sinh để giữ dáng ngực đẹp mà vẫn làm tròn nghĩa vụ thiêng liêng của người mẹ nhé!
Đặc điểm của bầu ngực sau sinh
Trong thời gian mang thai, nội tiết tố của cơ thể thay đổi làm tuyến vú phát triển để chuẩn bị cho quá trình tiết sữa cho con bú. Điều này khiến bầu ngực ngày càng lớn hơn và đỉnh điểm là sau sinh, tuyến vú căng sữa khiến ngực tăng kích thước gấp 3 lần và kèm theo đó là cảm giác cương tức khó chịu.
Việc để vú bị căng sữa liên tục, cho bé bú không đúng tư thế, bú không đều hai bên hoặc vệ sinh đầu ti không sạch sẽ đều ảnh hưởng tiêu cực đến vòng 1, làm gián đoạn quá trình cho con bú hoặc khiến ngực bị "mất dáng" sau cai sữa.
Cho con bú cần đúng tư thế
Tư thế cho bé bú tốt nhất là người mẹ ngồi thoải mái trên ghế, hướng mặt bé về phía bầu vú, để miệng bé ngậm hết quầng vú, đầu và chân bé phải thẳng hàng, bụng bé áp sát vào người mẹ. Tuy nhiên, đối với những mẹ còn yếu, sinh mổ hoặc song sinh thì có thể tham khảo thêm các tư thế cho con bú thuận lợi hơn. Việc cho con bú đúng tư thế không chỉ giúp mẹ giữ được dáng ngực đẹp mà còn hạn chế những rắc rối như bị nứt hay chảy máu đầu ti.
Cho con bú đúng tư thế giúp các mẹ giữ dáng ngực và hạn chế tổn thương đầu ti
Cho con bú đều hai bên ngực
Nếu mẹ chủ yếu cho con bú bên tay thuận hoặc bên bầu ngực nhiều sữa, lâu dần sẽ khiến ngực bên to bên nhỏ, mất cân đối. Hãy chú ý cho bé bú đều hai bên bầu ngực và bú cạn rồi mới chuyển bên. Tốt nhất là mẹ nên ưu tiên cho con bú bên ngực nhỏ và ít sữa trước, càng bú nhiều sữa càng về và ngực sẽ càng to ra.
Chăm sóc đầu ti
Núm vú hay còn gọi là đầu ti trong điều kiện tự nhiên đã tự tiết ra các chất tiệt trùng và mùi hương đặc thù để bé có thể nhận biết được vú mẹ. Do đó, chỉ nên vệ sinh sau khi bé bú xong bằng cách đơn giản là dùng khăn ấm và mềm lau sạch sữa cặn trên đầu ti. Nếu áo mẹ bị dính sữa thì nên thay áo để đảm bảo vệ sinh.
Cho bé bú không đúng cách cũng khiến núm vú bị tổn thương. Hãy cố gắng để bé ngậm hết quầng vú, nếu bé chỉ mớm hời hợt vào núm vú, hãy dùng ngón tay út đưa vào miệng bé đến khi bé nhả ra.
Trường hợp đầu ti bị khô, nứt sẽ làm bạn cảm thấy đau nhức khó chịu, thậm chí có thể dẫn đến viêm nhiễm. Một số cách sau có thể giúp bạn hạn chế tình trạng này:
- Vắt một ít sữa và bôi quanh đầu ti, sau đó để khô. Sữa mẹ có chứa thành phần vitamin E và các chất kháng thể sẽ giúp vết thương mau lành, bảo vệ da đầu vú.
- Có thể sử dụng kem có chứa lanolin để giảm cảm giác đau nhức và giúp mau lành vết thương.
- Giữ cho núm vú của bạn được khô thoáng sau khi cho bé bú. Có thể sử dụng áo ngực bằng chất liệu cotton, lót kèm miếng hút sữa để giúp núm vú khô thoáng và giảm cọ xát với áo.
Nên sử dụng loại áo ngực vải cotton mềm mại, thoáng mát
Massage ngực
Massage ngực là một trong những cách làm săn chắc ngực sau khi sinh khá hiệu quả, đồng thời giúp giảm cương tức trong thời kỳ cho con bú. Dùng một chiếc khăn mềm thấm nước ấm lau lên toàn bộ vùng ngực rồi dùng bàn tay massage quanh ngực theo hình tròn, chiều từ dưới lên trên khoảng 5 - 10 phút. Nhớ duy trì phương pháp này mỗi ngày để hạn chế tình trạng ngực teo tóp, chảy xệ sau sinh các mẹ nhé!
Nhận biết các dấu hiệu bất thường của ngực
Trong thời kỳ cho con bú các mẹ thường gặp khá nhiều rắc rối, đặc biệt là các bà mẹ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm. Nếu gặp một trong những triệu chứng sau đây, các chị em hãy đi khám bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé:
- Sốt hoặc cảm cúm, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng vú (còn gọi là viêm vú);
- Chất tiết đầu vú bất thường hoặc chảy máu đầu vú;
- U đỏ, đau và có cảm giác nóng khi sờ vào bầu ngực, đó có thể là triệu chứng của việc tuyến sữa bị tắc;
- Tụt núm vú;
- U trên ngực.
Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ với người thân của mình, đặc biệt là các mẹ sau sinh để biết cách chăm sóc "bình sữa" và luôn tự tin với bầu ngực khỏe đẹp, bạn nhé.
Theo Thanhnien
Các bước chăm sóc ngực đúng cách để có vòng 1 đẹp Tuy đôi gò bồng đảo được cho là "của trời ban" nhưng thực tế đây lại là bộ phận rất cần các bạn gái quan tâm, chăm sóc vì nếu vòng 1 không đẹp thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến vóc dáng và sự tự tin của người phụ nữ. Hãy tham khảo các bước chăm sóc ngực đúng cách để có...