Liệu 2 đối thủ truyền kiếp Israel – Iran có nổ ra chiến tranh toàn diện?
“Thùng thuốc súng” ở Trung Đông đang leo thang căng thẳng nghiêm trọng sau khi Iran bắn hàng trăm tên lửa vào Israel, khiến giới quan sát lo ngại kịch bản 2 bên sẽ nổ ra chiến tranh tổng lực.
Iran đã tấn công Israel bằng hàng trăm tên lửa hôm 1/10 (Ảnh: Reuters).
Tối ngày 1/10, Iran đã bắn hàng trăm tên lửa vào Israel trong động thái nhằm trả đũa các vụ Israel hạ sát thủ lĩnh Hamas và Hezbollah, các nhóm vũ trang mà Tehran hậu thuẫn trong khu vực.
Vụ tấn công diễn ra trong bối cảnh Israel vẫn đang tiếp tục chiến dịch quân sự ở Gaza và bắt đầu đưa quân sang miền nam Li Băng để tấn công trên bộ nhằm vào Hezbollah.
Hiện chưa rõ số lượng tên lửa chính xác Iran đã bắn ra, nhưng theo PBS News, đây là một trong những vụ không kích tên lửa lớn nhất từ trước tới nay nhằm vào Israel. Tel Aviv cũng đã cảnh báo rằng vụ tấn công của Iran sẽ gây ra hậu quả.
NDTV nhận định, đây là diễn biến gây leo thang căng thẳng dữ dội nhất ở Trung Đông kể từ khi xung đột Israel – Hamas bùng phát gần một năm trước. Lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei, người đang trong hầm trú ẩn tại một địa điểm không được tiết lộ, là người đã chỉ đạo thực hiện cuộc tấn công bằng tên lửa vào Israel hôm qua.
Câu hỏi được đặt ra là liệu căng thẳng này có bùng nổ thành một cuộc chiến tranh tổng lực, toàn diện giữa 2 cường quốc quân sự khu vực và cũng là kẻ thù “truyền kiếp” Israel và Iran hay không?
Theo NDTV, Israel đã phát đi tín hiệu rằng họ không muốn kịch bản này xảy ra. NDTV đã phỏng vấn Guy Nir, một nhà ngoại giao của Israel ở Ấn Độ.
Ông cảnh báo rằng: “Nếu ông ấy (Ayatollah Ali Khamenei) có kế hoạch khởi xướng một cuộc chiến tranh toàn diện với Israel, thì đó sẽ là một sai lầm đối với họ (Iran).”
Ông Guy Nir nói rằng đòn đáp trả của Israel đối với cuộc tấn công của Iran sẽ là một phản ứng chiến lược, cụ thể. “Phản ứng của Israel sẽ là một phản ứng chiến lược và cụ thể, chứ không phải là một cuộc chiến tranh toàn diện. Tôi không nghĩ bất kỳ bên nào muốn điều đó”, ông nói.
Ông cũng cảnh báo bất kỳ bên nào về kịch bản cùng Iran tấn công Israel. “Nếu bất kỳ bên nào muốn tham gia cùng Iran, tất cả những gì tôi có thể hy vọng là họ không làm vậy, bởi vì nếu họ làm vậy, hậu quả cũng sẽ rất thảm khốc đối với họ”, ông cảnh báo.
Iran nã hàng trăm tên lửa vào Israel, cảnh báo đanh thép Tel Aviv .
Thủ tướng Benjamin Netanyahu cũng cảnh báo sẽ đáp trả Iran. “Iran đã sai lầm rất lớn và họ sẽ phải trả giá. Iran không hiểu được sự kiên định để tự vệ và đáp trả kẻ thù của chúng tôi”, ông Netanyahu nói.
Ông cũng cảnh báo tới các nhóm vũ trang do Iran hậu thuẫn ở Gaza, Li Băng, Yemen, Syria. “Chúng tôi sẽ tuân thủ nguyên tắc đã đặt ra: Bất kỳ ai tấn công chúng tôi, chúng tôi sẽ tấn công họ”, ông nói.
Vòng xoáy “ăn miếng, trả miếng”
Theo PBS, vụ tấn công của Iran hôm qua có những điểm khác biệt so với cuộc tập kích quy mô lớn của Tehran hồi tháng 4.
Thứ nhất, trong cuộc tấn công nửa năm trước, Iran đã phóng 300 UAV và tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo vào Israel. Tuy nhiên, trong cuộc tấn công hôm qua Tehran đã dùng toàn bộ tên lửa, loại vũ khí khó đánh chặn hơn nhiều so với UAV bay thấp và chậm.
David Makovsky, Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Washington về Chính sách Cận Đông nhận xét, tên lửa Iran hôm qua đã bay tới khắp Israel, điều mà phía Tel Aviv chưa từng trải qua trong nhiều năm qua.
Mặt khác, trong cuộc tấn công hồi tháng 4, Iran đã phát đi nhiều tín hiệu trước khi thực sự tấn công Israel. Vào thời điểm đó, giới quan sát nhận định, Iran dường như muốn kiềm chế xung đột leo thang, nên họ đã liên tục cảnh báo sắp tấn công Israel để Mỹ và đồng minh có thời gian để chuẩn bị phản ứng.
Trong vụ việc ngày 1/10, tình thế đã khác. Mỹ chỉ vừa cảnh báo về nguy cơ Iran sắp tấn công Israel, Tehran đã phóng tên lửa một vài tiếng sau. Chuyên gia Suzanne Maloney từ Viện Brookings nhận định, vụ tấn công hôm qua nguy hiểm hơn nhiều so với tháng 4 và cho thấy Iran đã quyết liệt hơn.
Khi Israel cảnh báo sẽ trả đũa, Iran đã tuyên bố sẽ phản ứng mạnh mẽ hơn nữa nếu như Tel Aviv có đòn đáp trả. Lời cảnh báo này cũng được xem như thông điệp nhằm kìm chế đối thủ, rằng nếu như Israel muốn tấn công lớn, Iran sẽ sẵn sàng đáp trả tới cùng.
Câu hỏi đặt ra là Israel sẽ trả đũa Iran như thế nào? Hồi tháng 4, sau khi Iran tấn công nhằm vào Israel, Tel Aviv cũng đã cảnh báo sẽ trả đũa, nhưng quy mô của đòn đánh này tương đối hạn chế. Khi đó, giới quan sát cho rằng, cả 2 bên đều muốn tránh căng thẳng leo thang, có thể tạo ra vòng xoáy ăn miếng, trả miếng không hồi kết.
Giờ đây, câu hỏi là liệu Israel sẽ phản ứng ra sao và liệu họ có sẵn sàng cho một cuộc xung đột toàn diện với Iran hay không?
Căng thẳng giữa Israel và Iran leo thang dồn dập trong thời gian qua (Ảnh: Reuters).
Giới quan sát nhận định, Mỹ có vai trò cụ thể trong diễn biến tiếp theo tại Trung Đông.
Thứ nhất, Mỹ đã tuyên bố Iran sẽ phải chịu hậu quả vì tấn công vào đồng minh Israel. Mỹ tuyên bố sẽ hợp tác với Israel trong đòn trả đũa. Câu hỏi là sự hợp tác này sẽ đến mức nào? Nếu Israel muốn đánh lớn vào Iran, liệu Mỹ có kiềm chế đồng minh hay hỗ trợ cho Tel Aviv thực hiện mục tiêu?
Hồi tháng 4, sau khi Iran tấn công Israel, Mỹ từng tuyên bố họ không muốn chiến tranh với Tehran nên sẽ không tham gia vào nỗ lực trả đũa của Tel Aviv mà sẽ hỗ trợ để giúp đồng minh tự vệ. Phát biểu của Mỹ sau vụ 1/10 dường như đã thể hiện sự quyết tâm hơn.
Thứ hai, Mỹ vẫn là bên cung cấp hàng tỷ USD viện trợ quân sự cho Israel trong thời gian qua để duy trì cam kết bảo vệ đồng minh. Israel đã thể hiện sự quyết liệt trong các đòn tấn công trong thời gian qua nhằm vào Hamas và Hezbollah, bất chấp việc Washington nhiều lần kêu gọi các bên hướng tới mục tiêu ngừng bắn.
Câu hỏi đặt ra là, nếu Mỹ giảm hoặc cắt viện trợ cho Israel, cục diện Trung Đông sẽ ra sao? Tuy nhiên, kịch bản này dường như khó xảy ra khi Washington vẫn thể hiện sự quyết tâm trong mục tiêu bảo vệ cho đồng minh.
Israel điều tra nghi vấn thủ lĩnh Hamas thiệt mạng
Lãnh đạo Hamas Yahya Sinwar có trụ sở tại Gaza đã không được liên lạc trong một thời gian tương đối dài và Israel đang điều tra liệu ông đã thiệt mạng hay không.
Thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar (Ảnh: AFP).
Times of Israel ngày 22/9 đưa tin, nhiều báo cáo nói rằng thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar dường như đã thiệt mạng trong một cuộc không kích của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF). Trong khi đó, Israel cho rằng ông Sinwar vẫn còn sống.
IDF tuyên bố họ không thể xác nhận hay phủ nhận các báo cáo về cái chết của thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar.
Trong số các nguồn tin được báo Jerusalem Post tham vấn, một nguồn tin hàng đầu phủ nhận cái chết của ông Sinwar, còn một nguồn tin khác cho biết họ không có thông tin rõ ràng. Trong khi đó, đã có những ghi nhận về bất đồng trong nội các quốc phòng của Israel.
Không có bằng chứng cho bất kỳ hoạt động cụ thể nào mà IDF đã thực hiện nhắm vào ông Sinwar.
Cuộc tranh luận ở cơ quan quốc phòng đưa ra khả năng rằng ông Sinwar đã mất liên lạc với những người trung gian xử lý các cuộc đàm phán và đưa tin về con tin.
Tuy nhiên, cũng có thể một số quan chức Israel đang cố gắng sử dụng chiến tranh tâm lý chống lại các chỉ huy Hamas cấp trung. Israel muốn Hamas tự cắt giảm một số điều kiện miễn trừ trong thỏa thuận trao trả con tin khi biết rằng thủ lĩnh của họ vẫn còn sống.
Triển vọng thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza 'hạ nhiệt' căng thẳng Trung Đông Vòng đàm phán ở Cairo vẫn diễn ra bất chấp cuộc giao tranh lớn nhất giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban trong những ngày qua. Điều này dường như phần nào đã trút được những lo ngại nhất định về nguy cơ leo thang căng thẳng ở Trung Đông. Người dân sơ tán khỏi thành phố Khan Younis, Dải Gaza ngày...