Liệt nửa người, chàng trai vẫn quyết tâm làm streamer: ‘Đây là nghề mà cuộc sống chọn cho mình’
‘Cách đây 10 năm, mình bị tai nạn xe, dẫn đến liệt bên trái, bao gồm cả tay trái và chân trái. Nghề streamer không phải ước mơ của mình, nhưng đó là nghề mà cuộc sống chọn cho mình’, streamer PVN mở đầu câu chuyện.
Những tưởng việc bị liệt cả tay cả chân sẽ khiến con người ta phải bỏ cuộc nhưng đó chưa bao giờ là giới hạn với những người luôn biết nỗ lực và kiên trì. PVN tên thật là Phạm Văn Ninh, sinh năm 1987 và đang sống tại Hà Nội. Anh chàng đến với nghề streamer khi tuổi đời không còn quá trẻ, thế nhưng sự nghiêm túc và mong muốn gắn bó với công việc này đã giúp anh đi đến ngày hôm nay.
Công việc làm in ấn trước khi gặp tai nạn không thể tiếp tục, mất thêm 2 năm tập phục hồi chức năng và thử sức với nhiều công việc khác nhưng đều không ổn định, PVN vẫn chưa thể tìm được định hướng cho riêng mình. Anh vẫn thường xuyên chơi game cùng bạn bè và chính một trong số họ đã gợi ý anh thử làm streamer xem sao.
Chơi game với chỉ 1 bàn tay duy nhất, Ninh cho biết, chỉ việc chơi được thôi đã là quá khó chứ chưa nói đến chơi giỏi. Ấy thế mà, nhờ tài nói chuyện, tương tác, anh vẫn quyết định sẽ đăng ký tuyển chọn tại Mocha và may mắn trở thành một thành viên ở đó.
‘Mình đang live trên nền tảng Mocha, tài khoản cũng có hơn 1300 lượt theo dõi và trung bình khoảng 200 người xem mỗi khi mình live. Đó là điều không tưởng và mình cảm thấy thật sự may mắn khi có cơ hội như vậy’, Ninh chia sẻ.
Hiện tại, Ninh đang chơi thách đấu Đấu trường Chân lý của Liên minh Huyền thoại Việt Nam.
‘Tay mình chỉ dùng được một đốt ngón út để bấm nút, mình phải tập làm quen và chuyển nút sang chuột để dễ chơi game hơn. Ngoài ra, việc chọn game để chơi cũng rất quan trọng, game ít thao tác quá nhiều phím cùng một lúc là tốt nhất. Hiện tại, mình chơi những game như Fall Guys hoặc game kinh dị nữa, đây đa số đều là game off, không cần thao tác quá nhiều’, Ninh chia sẻ thêm.
Có thể nói, những khó khăn với một người khuyết tật đã là rất nhiều, huống gì với một người bị liệt hoàn toàn một bên tay chân lại có thể làm được công việc mà người ta vẫn quen gọi là ‘tay múa phím’ như thế.
Tuy nhiên, PVN chưa bao giờ hết sự lạc quan. Anh chia sẻ mình thần tượng Dũng CT, người đã tạo cho anh nhiều động lực để phấn đấu tới ngày hôm nay.
Hiện tại, PVN mong muốn có thể phát triển kênh livestream Mocha ngày càng lớn mạnh, có nhiều người biết đến hơn, chia sẻ và tạo cảm hứng nhiều hơn tới mọi người.
‘Có thể nói, việc chơi game mình tập đã quen, thao tác máy tính mình cũng cố gắng để thành thạo hơn sau khi bị tai nạn. Chỉ có khó nhất là việc tạo được tương tác với viewer là còn chưa tốt thôi. Tuy nhiên, mình sẽ cố gắng dần dần để gây dựng vị trí bản thân’, PVN bộc bạch.
Chàng trai xương 'thủy tinh' và ước mơ mãnh liệt với nghề streamer
Mắc bệnh xương 'thủy tinh' bẩm sinh, Nguyễn Minh Khang lựa chọn nghề streamer của tựa game CS:GO là hướng đi từ gần nửa năm nay với mong muốn có được một công việc ổn định.
Chấp nhận hoàn cảnh, tự tin với 'nét riêng' của bản thân
MK Gaming (Khang Bánh Rán) là kênh stream game của Nguyễn Minh Khang, sinh năm 1998, hiện đang sinh sống tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Sinh ra với chứng bệnh xương thủy tinh bẩm sinh, trong ký ức và tuổi thơ của anh chàng đã gắn liền với những cơn đau, hai chân luôn co quắp và thậm chí gặp khó khăn trong từng cử động.
Cũng chính vì căn bệnh này, nên chỉ cần một va đập nhỏ cũng có thể gây cho cậu chấn thương thậm chí dẫn tới nguy hiểm: '22 tuổi, số lần gãy xương của mình cũng phải trên 50 lần rồi, tùy từng độ tuổi mà thời gian phục hồi cũng khác nhau.
Nghe ông bà, bố mẹ kể lại, khi còn bé, chỉ vì giật mình do tiếng bóng bay nổ cũng làm mình gãy xương. Cơ thể mình như cọng bún ấy'.
Sống trong hoàn cảnh như vậy, ngỡ tưởng số phận nghiệt ngã khiến Minh Khang phải bỏ cuộc nhưng không phải vậy: 'Ban đầu cũng buồn thế nhưng lâu dần thành quen'. Trong suy nghĩ của Khang, cậu luôn muốn được chủ động trong mọi việc, khao khát có một công việc có thu nhập và không phải phụ thuộc vào ai.
Bởi vậy, chàng trai sinh năm 1998 bắt đầu đăng ký theo học tại lớp tin học văn phòng, học đồ họa máy tính, thậm chí còn kinh doanh một quầy nhỏ, bán bánh rán ngọt. Túc tắc trong hai năm nay, trừ chi phí sinh hoạt, Minh Khang cũng để ra được một số vốn nhỏ.
Phải đi vay tiền, chịu nhiều lời miệt thị vì làm streamer game
Bắt đầu biết đến công việc streamer từ 4 - 5 năm trước khi phong trào này bắt đầu rộ lên tại Việt Nam, Nguyễn Minh Khang đã nung nấu ước mơ về nghề nghiệp mới này.
Anh tâm sự: 'Sức khỏe của mình không được tốt, khó di chuyển và không thể lao động nặng nhọc được. Vốn rất thích chơi game nên mình thấy đây là công việc thú vị và phù hợp với bản thân mình'.
Sau 2 năm bán bánh rán ở vỉa hè, Minh Khang tiết kiệm được 10 triệu đồng. Tuy nhiên để mua một dàn máy tầm trung phục vụ cho công việc thì số tiền này chưa đủ. Bố mẹ không ủng hộ con trai mình theo nghề này nên không giúp đỡ về tài chính, Khang buộc phải đi vay:
'Đây có lẽ là kỉ niệm đáng nhớ với mình kể từ khi bắt đầu làm streamer đến giờ. Ngay từ khi đưa ra ý định bố mẹ mình đã không đồng ý. Vì cả bố và mẹ đều đi làm xa nên ngoài việc không đồng ý ra, bố mẹ không thể can thiệp gì nhiều.
Do đó, mình quyết tâm làm vì đam mê. Mình vay thêm 10 triệu đồng từ những người quen, có người không cho vay nhưng cũng có người khích lệ mình làm việc đó'.
Chơi cả Liên Minh Huyền Thoại lẫn CS:GO nhưng Minh Khang lựa chọn tựa game do Valve phát hành để đầu tư nghiên cứu: 'Mình nhận ra, nếu muốn stream Liên Minh Huyền Thoại phải là người có tên tuổi, nói chuyện hài hước hoặc có kỹ năng cao mới thì mới có nhiều người xem.
Bản thân mình thấy phù hợp với CS:GO nên làm về tựa game này'.
'Vạn sự khởi đầu nan', khi bắt đầu làm nghề, Minh Khang gặp không ít khó khăn nhưng sự miệt thị trên mạng xã hội là điều khiến anh 'ấm ức' nhất:
'Làm việc trên mạng nên việc chiều lòng được tất cả mọi người là không thể. Khi ấy, bên cạnh những người ủng hộ mình cũng phải nghe nhiều lời miệt thị về cơ thể ví dụ như là: Bệnh tật như này rồi còn đú đởn làm streamer, hay bị chửi nghiện game...
Do quen rồi nên mình cũng kệ thôi!'.
'Stream game làm mình tích cực hơn!'
Hiện đang livestream mỗi ngày 5 giờ đồng hồ chia làm hai khoảng thời gian là chiều và tối, Minh Khang cho biết điều này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của anh.
Mặc dù số lượng người xem, theo dõi cũng như view trung bình chưa thực sự nổi bật nhưng Khang không vì thế mà nản chí: 'Làm cái gì cũng có sự thất bại rình rập, mình cũng sợ nhưng luôn cố gắng để tỷ lệ thất bại là thấp nhất. Bên cạnh đó, mình cũng từng nghe nhiều đàn anh chia sẻ rằng, không có công việc nào dễ dàng cả, thu nhập kém, chậm thành công nhưng sẽ không được nản chí'.
Thẳng thắn về tư tưởng chơi game là xấu, streamer xương 'thủy tinh' bày tỏ rằng: 'Game không xấu chỉ có người sử dụng chơi game xấu hay không mà thôi. Riêng với mình, qua những lần chơi game, trò chuyện với người xem trong quá trình làm streamer game, mình tự tin hơn rất nhiều'.
Chắc hẳn đây cũng là lý do giúp anh nhận được nhiều lời khen từ những người đối diện.
'Mới đây, mình có tham gia cuộc thi King of Rap. Tuy không được chọn thế nhưng lời nhận xét của giám khảo Hồ Hoài Anh khiến mình thấy được động viên rất nhiều.
Anh nói rằng, tuy mình chưa đủ chuyên môn vào vòng trong nhưng sự tự tin, nói to rõ thì các bạn còn học hỏi em nhiều!'.
Trong thời gian tới, Nguyễn Minh Khang sẽ tiếp tục nghiên cứu về thể loại CS:GO để các buổi live chất lượng. Anh cũng đang lên kế hoạch tìm thêm editor cho kênh của mình để giúp kênh stream có nội dung phong phú hơn.
Bỏ nghề ca sĩ chuyển sang streamer, nàng hot girl Hàn Quốc tiết lộ cuộc sống nhàn hạ, dễ nổi tiếng hơn rất nhiều Cô nàng cho rằng làm streamer có vẻ nhàn hạ hơn so với công việc ca sĩ khá nhiều. Nhân vật chính lần này của chúng ta là Bitnara - một cô nàng streamer người Hàn Quốc hiện đang nổi như cồn trên mạng xã hội và các sóng livestream. Tất nhiên, vẫn như một thói quen, điều khiến cho cô nàng được...