LienVietPostBank tiếp tục ‘bành trướng’ mạng lưới với việc mở mới 27 phòng giao dịch bưu điện
LienVietPostBank dự kiến mở mới các phòng giao dịch tại các tỉnh: Bắc Kạn, Điện Biên, Bình Dương, Bình Thuận, Lào Cai, Nghệ An, TP. Hà Nội, Quảng Ninh, Khánh Hòa,…
LienVietPostBank quyết định thành lập 27 phòng giao dịch
Ngân hàng TMCP bưu điện Liên Việt ( LienVietPostBank) vừa công bố Quyết định số 700/2018/QĐ-HĐQT về việc thành lập 27 phòng giao dịch bưu điện mới. Theo đó, LienVietPostBank dự kiến mở mới các phòng giao dịch tại các tỉnh: Bắc Kạn, Điện Biên, Bình Dương, Bình Thuận, Lào Cai, Nghệ An, TP. Hà Nội, Quảng Ninh, Khánh Hòa,…
Các phòng giao dịch bưu điện mới sẽ có nhiệm vụ cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng theo Thông tư số 43/2015/TT-NHNN và theo Hợp đồng số 05-2013/HĐSPDVNH/VNPOST-LVB về việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tại hệ thống các phòng giao dịch bưu điện.
LienVietPostBank sẽ ủy quyền cho các chi nhánh trực thuộc ngân hàng quản lý các phòng giao dịch bưu điện thành lập mới trên địa bàn và thực hiện các thủ tục liên quan với cơ quan quản lý Nhà nước để các phòng giao dịch bưu điện hoạt động theo quy định.
Theo báo cáo tài chính quý III/2018 và kết quả kinh doanh 3 quý đầu năm của LienVietPostBank, lợi nhuận trước thuế 9 tháng của ngân hàng đạt 1.014 tỷ đồng, hoàn thành 84,5% kế hoạch cả năm.
Tính đến 30/9, tổng tài sản của LienVietPostBank đạt 167.328 tỷ đồng, cho vay khách hàng hơn 117.000 tỷ đồng, huy động khách hàng trên 150.000 tỷ đồng.
Trong đó, ngân hàng chuyển dịch mạnh sang mảng bán lẻ với tỷ trọng gần 58% huy động bán lẻ và 47% danh mục cho vay bán lẻ.
Cụ thể, mảng thu từ dịch vụ của quý III là 83 tỷ đồng, cả 9 tháng là 205 tỷ đồng, gần gấp đôi so với cùng kỳ.
Đại diện ngân hàng cho biết sở dĩ có sự đột phá trong mảng thu này là do ngân hàng đa dạng hoá dịch vụ sản phẩm, gia tăng chất lượng dịch vụ cho khách hàng cá nhân. Đơn cử, Ví Việt của LienVietPostBank hiện đạt con số 2,3 triệu người sử dụng và hơn 22.000 điểm chấp nhận trên toàn quốc.
Video đang HOT
Cũng trong 9 tháng đầu năm, ngân hàng mở trên 140 điểm giao dịch mới, nâng số cơ sở mạng lưới lên 370 điểm bên cạnh 1.000 phòng giao dịch từ hệ thống Tiết kiệm bưu điện khai thác được vài năm nay.
Trước đó (15/8/2018), ngân hàng bất ngờ công bố điều chỉnh kế hoạch kinh doanh. Cụ thể: chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2018 điều chỉnh giảm từ 1.800 tỷ đồng xuống còn 1.200 tỷ đồng; tổng tài sản từ 190.000 tỷ đồng xuống còn 180.000 tỷ đồng; huy động vốn thị trường 1 từ 170.000 tỷ đồng xuống còn 160.000 tỷ đồng; dư nợ thị trường 1 từ 123.500 tỷ đồng xuống 117.557 tỷ đồng; tỷ lệ chi trả cổ tức tối thiểu từ 12% xuống còn 10%.
Một số chỉ tiêu kinh doanh cơ bản của năm 2018 vẫn giữ nguyên, gồm vốn điều lệ tăng lên 9.875 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5%.
Lý giải lý do quyết định điều chỉnh chỉ tiêu kinh doanh năm 2018, Ban Lãnh đạo LienVietPostBank đưa ra một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, điều chỉnh chỉ tiêu tổng tài sản, huy động vốn và dư nợ thị trường 1 để tương ứng với “room” tín dụng năm 2018 theo hạn mức của Ngân hàng Nhà nước giao là tăng trưởng 14% thay vì 20% như kế hoạch ngân hàng xây dựng hồi đầu năm.
Thứ hai, trong 2 năm 2018 và 2019, ngân hàng tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trong đó ưu tiên phát triển mạng lưới vì mục tiêu bán lẻ đến tận xã/phường, huyện/thị trên toàn quốc; đồng thời, tận dụng cơ hội và kịp thời hạn cấp phép của Ngân hàng Nhà nước cũng như mối quan hệ hợp tác với VietnamPost (đặc biệt là mở rộng mạng lưới phòng giao dịch bưu điện nâng cấp.
“Việc mở rộng mạng lưới sẽ làm tăng chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, hạ tầng công nghệ và đặc biệt là chi phí nhân sự, quản lý. Thực tế các điểm giao dịch mới đi vào hoạt động chưa thể đạt ngay mức doanh thu và lợi nhuận cao, thậm chí còn làm giảm lợi nhuận trong thời gian đầu”, bà Nguyễn Thanh Sơn, Phó Tổng giám đốc ngân hàng nói với VietnamFinance.
Tuy nhiên, cũng theo bà Sơn, việc mở rộng mạng lưới sẽ giúp ngân hàng ổn định được nguồn vốn xét trên 2 mặt: thị trường 1 và kỳ hạn dài, tạo tính thanh khoản bền vững.
Anh Phan
Theo vietnamfinance.vn
Lợi nhuận LienVietPostBank lao dốc, nợ xấu tăng
Công bố tài chính mới nhất cho thấy, lợi nhuận sau thuế quý 3/2018 của LienVietPostBank giảm 33,2%, 9 tháng đầu năm giảm 26,6%, trong khi nợ xấu tăng 41,8%.
Lãi giảm sâu
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, mã chứng khoán LPB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3 và 9 tháng đầu năm 2018 với kết quả kinh doanh không được như kỳ vọng.
Trong ba tháng 7, 8 và 9, lợi nhuận sau thuế nhà băng này chỉ đạt hơn 280 tỷ đồng, giảm mạnh so với hơn 419,3 tỷ đồng của cùng quý 3 năm ngoái, tức giảm 33,2%.
Lợi nhuận trước thuế cũng giảm 33,4%, chỉ đạt hơn 348 tỷ đồng. Mức lợi nhuận này được coi là khiêm tốn so với ngân hàng có vốn sở hữu hơn 10.067 tỷ đồng và tổng tài sản hơn 167.328 tỷ đồng.
Lợi nhuận quý 3 và 9 tháng đầu năm 2018 của LienVietPostBank giảm sâu. (Ảnh: LienVietPostBank)
Thu nhập lãi thuần trong thời gian trên là hơn 1.266 tỷ đồng, giảm nhẹ 7% so cùng quý 3/2017. Hoạt động dịch vụ và mua bán chứng khoán đầu tư mang về khoản lãi khá lớn, lần lượt đạt hơn 41,7 tỷ đồng và 86 tỷ đồng.
Trái lại, hoạt động kinh doanh ngoại hối và hoạt động khác vẫn chưa thoát lỗ, lần lượt 21,2 tỷ đồng và 57,3 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, chi phí hoạt động dịch vụ, chi phí hoạt động tăng mạnh, lần lượt đạt 41,4 tỷ đồng và 763,5 tỷ đồng.
Theo lý giải của LienVietPostBank, chi phí hoạt động tăng do ngân hàng đang trong giai đoạn mở rộng mạng lưới nên các chi phí phát sinh tăng.
Cùng đó, ngân hàng chú trọng đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ mới trong quản trị điều hành và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, quản trị rủi ro, nâng cao năng suất lao động, tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực... nhằm mục tiêu phát triển mạnh kinh doanh hiệu quả, an toàn hơn trong các năm tới.
Cộng dồn 9 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của LienVietPostBank giảm 26,6%, đạt hơn 826 tỷ đồng, thu nhập lãi thuần giảm 0,8%.
Nợ xấu tăng
Thu nhập lãi thuần không tăng, lợi nhuận sau thuế giảm nhưng nợ xấu ngân hàng trong 9 tháng đầu năm lại tăng cao tới 41,8%. Trong đó, nợ dưới chuẩn tăng 239,8%, nợ nghi ngờ tăng 92,9%, riêng nợ có khả năng mất vốn giảm 18,9%. Hiện, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng là hơn 1,3%, vẫn trong tầm kiểm soát.
Tính đến 30/9, dư nợ cho vay khách hàng của LienVietPostBank đạt hơn 113.900 tỷ đồng, tăng 14,5% so hồi cuối 2017.
Nợ xấu tăng, dự nợ cho vay tăng tuy nhiên chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lại giảm 25,7% so cùng kỳ 2017, chỉ đạt hơn 351 tỷ đồng.
Trong 9 tháng đầu năm, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm hơn 14.073 tỷ đồng, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm hơn 16,9 tỷ đồng, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính dương 6,3 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 15/8, LienVietPostBank đã công bố quyết định điều chỉnh một số chỉ tiêu trong kế hoạch kinh doanh 2018 của ngân hàng.
Cụ thể, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 2018 điều chỉnh giảm từ 1.800 tỷ đồng xuống còn 1.200 tỷ đồng, tổng tài sản từ 190.000 tỷ đồng xuống còn 180.000 tỷ đồng, huy động vốn thị trường 1 từ 170.000 tỷ đồng xuống còn 160.000 tỷ đồng, dư nợ thị trường 1 từ 123.500 tỷ đồng xuống 117.557 tỷ đồng. Tỷ lệ chi trả cổ tức tối thiểu từ 12% xuống còn 10%.
HOÀNG HƯNG
Theo vtc.vn
Nới tín dụng, lo lạm phát Sau Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), một số ngân hàng khác đang chờ được phép nới hạn mức (room) tăng trưởng tín dụng. Mỗi cái "gật đầu" của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tương đương với nhiều nghìn tỷ đồng sẽ đổ vào nền kinh tế và sức ép lớn hơn với nỗ lực kiềm chế lạm phát. Techcombank là...