LienVietPostBank tài trợ 7,8 tỷ đồng xây 2 trạm y tế cấp xã
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (Lien Viet Post Bank) cho biết, tiếp nối chương trình hoạt động xã hội “1.000 tỷ đồng về quê” Lien Viet Post Bank đã khánh thành 2 trạm y tế cấp xã tại tỉnh Thanh Hóa.
Trạm y tế hoàn thành sau hơn 5 tháng thiết kế, thi công phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong khu vực
Cụ thể, Lien Viet Post Bank và UBND huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ khánh thành 2 trạm y tế của xã Quảng Lợi và Quảng Vọng (huyện Quảng Xương) do Lien Viet Post Bank tài trợ với tổng trị giá của 2 công trình là 7,8 tỷ đồng.
2 công trình đã hoàn thành sau hơn 5 tháng tiến hành triển khai thiết kế và xây dựng với các hạng mục gồm khối nhà chính, nhà bảo vệ, nhà xe…
“1.000 tỷ Về quê” là chương trình do Lien Viet Post Bank và Quỹ Tấm lòng Việt – Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) phối hợp thực hiện. Chương trình có các hoạt động xã hội đa dạng như tài trợ, giúp đỡ, hỗ trợ phát triển cho các đối tượng hưởng lợi là các cá nhân, hộ gia đình, địa phương khó khăn tại 63 tỉnh thành trên cả nước.
Theo ANTD
Video đang HOT
Những con số kỷ lục về công trình tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông
Cách đây 4 năm, đúng ngày tưởng niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn (1.11.2009), hàng ngàn tăng ni, phật tử từ các nơi đã đổ về đất thiêng Yên Tử dự lễ khởi công dựng tượng của ngài trên An Kỳ Sinh. Hôm nay, Yên Tử lại đón hàng vạn khách hành hương, tỏ lòng hoan hỉ về dự lễ khánh thành tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông - cũng trùng vào ngày kỷ niệm 705 năm ngài viên tịch.
ảnh minh họa
4 năm và 1 ngày
19 giờ ngày 2.12, lễ trường bến xe Giải Oan, Yên Tử sáng rực ánh đèn hoa đăng. Hàng nghìn phật tử xếp hàng chờ dự lễ cầu an và thắp hoa đăng lúc 19 giờ 30 phút. Giữa cái lạnh buốt chốn núi rừng, ánh sáng lung linh từ những ngọn đèn hoa làm cho lòng người trở nên ấm cúng.
Thượng tọa Thích Thanh Quyết - Trưởng ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh- dù rất bận rộn cho buổi đại lễ vào sáng sớm hôm sau, nhưng cũng dành cho phóng viên vài câu trả lời ngắn. "Khi đúc xong bức tượng Phật hoàng ở độ cao trên 900m so với mặt nước biển mà không xảy ra một sự cố đáng tiếc nào, kể cả về mặt kỹ thuật, chất lượng và an toàn lao động, rồi ngày mai khi đã hoàn thành đại lễ tưởng niệm và khánh thành bức tượng, chúng tôi mới thực sự viên mãn".
Trong tâm trí của con dân nước Việt, Trần Nhân Tông không chỉ là vị hoàng đế anh hùng đã tạo nên kỳ tích 2 lần chiến thắng quân Nguyên, mà ngài còn là vị tổ sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm, mang tư tưởng hòa nhập đạo với đời, thấm nhuần tính nhân văn sâu sắc, một tư tưởng riêng của Phật giáo Việt Nam.
Với khách hành hương, cái tâm nguyện tôn kính đối với vị Phật hoàng ấy thể hiện qua mỗi bước chân vượt núi; đôi mắt toả rạng niềm vui khi hướng về ánh đèn sáng rực trên đỉnh An Kỳ Sinh - nơi đặt tượng ngài...
Tôi ngủ lại ở chùa Hoa Yên để chờ được hoà vào dòng người tới chiêm bái tượng Phật hoàng vào sáng sớm hôm sau. Dù đã đặt báo thức lúc 4 giờ, nhưng tôi đã bị tỉnh giấc từ 3 giờ sáng bởi tiếng người cười nói, tiếng bước chân dồn dập.
Hoá ra, rất nhiều người đã khởi hành vượt núi tới đỉnh An Kỳ Sinh từ rất sớm. Họ sợ đi muộn sẽ không còn chỗ đứng, chỗ ngồi thuận tiện để chiêm ngưỡng bức tượng đồng nguyên khối Phật hoàng Trần Nhân Tông lớn nhất Việt Nam.
Quả thật, khi tôi có mặt tại quảng trường tượng Phật hoàng Trân Nhân Tông vào lúc 4 giờ 30 phút, dòng người đã đổ về đây chật ních các ngả. Hàng nghìn ánh mắt ngước nhìn về phía bức tượng, chờ đón lớp vải đỏ được kéo xuống sau khi làm xong lễ hô thần nhập tượng vào lúc 6 giờ.
5 giờ 45 phút. Khung cảnh u tịch của núi rừng được đánh thức bởi những câu kinh nguyện và thần chú trầm hùng của 9 vị hoà thượng dưới chân tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Sau đó 30 phút, tấm vải đỏ được kéo xuống, bức tượng vị vua anh hùng - người sáng lập thiền phái Trúc lâm Yên Tử Việt Nam - sáng rực trên đỉnh An Kỳ Sinh khi mặt trời còn chưa tỏ.
Bảo tượng với những con số
Dự án xây dựng tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Đệ nhất tam tổ Trúc Lâm Yên Tử - được triển khai từ tháng 11.2009, do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Quảng Ninh làm chủ đầu tư, với nguồn vốn được huy động từ nguồn xã hội hóa.
Công trình được dựng trên khu đất rộng 2.200m, cao hơn 920m so với mực nước biển, bao gồm các hạng mục như: Khu vực đặt tượng, sân hành lễ, không gian tượng An Kỳ Sinh, sân tập kết và các hạng mục khác. Tổng kinh phí xây dựng tượng Phật hoàng là 72 tỉ đồng.
Bức tượng được đúc bằng đồng nguyên khối, nặng 138 tấn này không chỉ khơi dậy hình bóng của vị quân vương thao lựơc, kiên cường với tấm lòng nhân từ cao cả của bậc Thánh nhân, từ lâu đã trở thành niềm kiêu hãnh của đất nước, của dân tộc, của Phật giáo Việt Nam.
Ngoài 2 kỷ lục được xác lập là bức tượng Phật được đúc nguyên khối lớn nhất, nằm ở độ cao cao nhất, công trình tượng Phật hoàng Trần Nhân tông còn được đánh giá là thi công với hệ thống kỹ thuật tiên tiến nhất Việt Nam.
Vì là đúc liền khối tại chỗ nên phải thực hiện làm bệ trước; tiếp đến làm một giàn giáo 6 tầng, mỗi tầng cách nhau 3 mét. Mỗi tầng của giàn giáo đều có các lù, lò để thi công, đúc từng tầng một, xong tầng nào thì bịt lò tầng ấy lại. Quá trình đúc như thế được thực hiện tất cả các hạng mục từ đài sen đến thân và đầu tượng. Tổng số chiều cao của tượng là 15m với trọng lượng 138 tấn đồng nguyên khối.
"Với công trình bảo tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông, đến thời điểm này, đây là lần đầu tiên tại Việt Nam thực hiện công nghệ đúc nổi (khuôn nằm trên mặt đất) với khối lượng đồng lớn, khuôn cao, đường kính lớn, đặt ngay trên bệ bêtông. Và, đây là lần đầu tiên đúc trên vị trí núi đá cao, địa hình hiểm trở, không có địa bàn thi công, quanh năm mây mù, ẩm ướt... " - thượng tọa Thích Thanh Quyết chia sẻ.
9 giờ 30 phút, dòng người nghìn nghịt kéo về núi An Kỳ Sinh dự lễ khánh thành tượng và đại lễ tưởng niệm 705 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn.
Theo thống kê của Ban quản lý Khu di tích Yên Tử, thời điểm hiện tại đã có khoảng trên 2 vạn người về dự đại lễ. Con số trên chắc chắn sẽ gấp nhiều lần vào những ngày tiếp theo, bởi đó là dịp để mọi người bày tỏ lòng thành kính đối với vị vua tài ba, đức độ, một anh hùng dân tộc với tấm lòng yêu nước thương dân ẩn trong cốt cách thanh cao của một nhà tu hành đạt đạo.
Theo LAODONG
Các hộ dân nhà gỗ ngoài đê sẽ về Cầu Diễn Sở Xây dựng Hà Nội vừa chấp thuận bố trí quỹ nhà tái định cư tại nhà C lô NOCT, thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm, để thực hiện dự án di chuyển các hộ dân ra khỏi nhà gỗ số 13 tại phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm. Tuy nhiên, nếu sau 12 tháng kể từ ngày có văn bản chấp...