LienvietPostBank sắp chuyển sàn: Cổ phiếu gần bét bảng, nợ xấu tăng vọt
Cổ phiếu LBP của LienvietPostBank sắp chuyển sàn sang HoSE nhưng liệu động thái này có giúp LPB thoát được kiếp cổ phiếu gần bét bảng và nợ xấu tăng vọt.
Một trong những động thái được chú ý trong “làng” cổ phiếu ngân hàng gần đây chính là loạt cổ phiếu như LPB (Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, mã chứng khoán LPB), ACB (Ngân hàng TMCP Á Châu) và SHB (Ngân hàng TMCP Sài Gòn) đồng loạt ngỏ ý muốn chuyển sàn sang Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE).
Đáng chú ý nhất là LPB của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienvietPostBank) do lợi nhuận sụt giảm, nợ xấu tăng vọt và cổ phiếu có thị giá suýt bét bảng.
Lợi nhuận giảm sút, nợ xấu tăng vọt
Trong quý II/2020, bất chấp đại dịch COVID-19, vẫn có rất nhiều ngân hàng công bố báo cáo tài chính với các chỉ tiêu lạc quan, lợi nhuận tăng vọt. Tuy nhiên, LienvietPostBank lại không nằm trong danh sách may mắn đó.
LPB sắp chuyển sàn song nhà đầu tư có thể chùn tay trước các chỉ số tài chính của ngân hàng này. (Ảnh: LBP)
Video đang HOT
Theo báo cáo tài chính quý II/2020, lợi nhuận sau thuế của LienvietPostBank chỉ đạt 321 tỷ đồng, giảm 166 tỷ đồng, tương đương 34% so với cùng kỳ 2019. Lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 806 tỷ đồng, giảm 92 tỷ đồng, tương đương 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Có hai nguyên nhân khiến lợi nhuận của LienvietPostBank lao dốc. Thứ nhất doanh thu từ lãi tăng nhưng chi phí cho lãi quá lớn. Thứ hai, LienvietPostBank phải chi quá nhiều cho dự phòng rủi ro tín dụng. Trong khi đó, chất lượng nợ LPB lại đi lùi.
Cụ thể, trong quý II, thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự đạt 4.250 tỷ đồng, tăng so với 4.071 tỷ đồng; lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 8.550 tỷ đồng, tăng so với con số 7.825 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Thế nhưng, thu nhập lãi thuần quý II/2020 tại LienvietPostBank chỉ đạt 1.464 tỷ đồng, giảm so với 1.563 tỷ đồng; lũy kế 6 tháng đầu năm 2020 đạt 2.902 tỷ đồng, giảm đáng kể so với con số 2.965 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Dành thêm nhiều chi phí để tăng trưởng tín dụng nhưng chất lượng tín dụng tại LienvietPostBank sụt giảm.
Cụ thể, tại thời điểm 30/6/2020, chỉ tiêu cho vay khách hàng tại LienvietPostBank đạt 152.325 tỷ đồng, tăng 11.802 tỷ đồng, tương đương 8,4% so với thời điểm đầu năm. Thế nhưng, nợ xấu tại LienvietPostBank lại lên tới 2.505 tỷ đồng, chiếm 1,64% tổng dư nợ tín dụng. Trong khi đó, những con số này hồi đầu năm chỉ là 2.030 tỷ đồng và 1,44%.
Đáng chú ý, nợ có khả năng mất vốn lên tới 1.738 tỷ đồng, tăng 312 tỷ đồng, tương đương 22% so với hồi đầu năm. Có thể thấy, nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh gấp 13 lần so với tổng tín dụng. Nợ xấu tăng mạnh khiến LienvietPostBank phải chi 216 tỷ đồng cho dự phòng rủi ro tín dụng. Con số này tăng mạnh so với 189 tỷ đồng của 6 tháng đầu năm 2019.
Lương nhân viên èo uột, cổ phiếu suýt dưới mệnh giá
Tại thời điểm cuối tháng 6/2020, LienvietPostBank có 9.384 người. Với quỹ lương và phụ cấp 762 tỷ đồng, mỗi nhân sự LienvietPostBank được trả 81,2 triệu đồng/người/6 tháng, tương đương 13,53 triệu đồng/người/tháng.
Với con số 13,53 triệu đồng/tháng, có lẽ LienvietPostBank nằm trong nhóm các ngân hàng trả lương thấp nhất Việt Nam. Nhưng nếu so với bản thân LienvietPostBank, có lẽ nhân viên có thể vui hơn vì mức lương này đã tăng mạnh so với quý I/2020 và quý II/2019. Trong 2 quý này, mức thu nhập bình quân tại LienvietPostBank là những con số rất thấp, chỉ 9,7 triệu đồng/người/tháng và 12,5 triệu đồng/người/tháng.
Lợi nhuận lao dốc, nợ xấu tăng cao, lương nhân viên èo uột nên cổ phiếu LPB không nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư. Bất chấp thông tin LPB sẽ chuyển địa điểm giao dịch từ UpCOM lên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, LPB vẫn không hề “ nóng” lên. LPB vẫn nằm trong nhóm các cổ phiếu ngân hàng có thị giá thấp nhất trên sàn chứng khoán.
Cụ thể, đóng cửa phiên giao dịch 27/8, LPB dừng ở mức 9.200 đồng/cổ phiếu, thấp hơn mệnh giá. Trên sàn chứng khoán, LPB chỉ cao hơn NVB (8.200 đồng/cổ phiếu) của Ngân hàng TMCP Quốc Dân. Trong Top 3 ngân hàng có thị giá bét bảng, LPB đứng trên NVB và đứng sau KLB của Ngân hàng TMCP Kiên Long. KLB chốt phiên 26/8 ở mức 10.000 đồng/cổ phiếu.
Đáng chú ý, KLB có hoạt động kinh doanh yếu hơn LPB rất nhiều. Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm của KLB chỉ là 82,2 tỷ đồng, giảm 36,6 tỷ đồng, tương đương 31% so với 6 tháng đầu năm 2019.
Có thể thấy, cổ đông LienvietPostBank kém xa cổ phiếu của những ngân hàng ăn nên làm ra và thua luôn cả những ngân hàng hoạt động kinh doanh bê bết hơn.
LienVietPostBank đặt kế hoạch giảm lợi nhuận gần 20% trong năm nay, trình cổ đông miễn nhiệm thành viên HĐQT
Ngân hàng này cũng đặt chỉ tiêu huy động vốn khá dè dặt trong năm nay, chỉ ở mức 1,2%, đồng thời có kế hoạch chuyển cổ phiếu từ UpCOM lên niêm yết trên HoSE.
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank - LPB) sẽ tổ chức đại hội cổ đông vào ngày 25/6 tại Tp. Hồ Chí Minh.
Theo các tờ trình gửi tới cổ đông trước thềm đại hội, năm 2019 ngân hàng đều đạt các chỉ tiêu kinh doanh do đại hội cổ đông giao, duy có vốn chủ sở hữu là không tăng được như dự kiến - chỉ đạt 96% kế hoạch.
Tại thời điểm cuối năm 2019 ngân hàng có tổng tài sản hơn 202 nghìn tỷ đồng; vốn điều lệ 8.881 tỷ; tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng là hơn 166 nghìn tỷ và dư nợ tín dụng trên 140 nghìn tỷ đồng. Trong năm qua ngân hàng này đạt lợi nhuận trước thuế 2.039 tỷ đồng - cao nhất kể từ khi thành lập ngân hàng vào năm 2008. LienVietPostBank cũng có 9.184 nhân sự, tăng 13% so với cuối năm 2018, chủ yếu tăng ở đội ngũ bán hàng.
Kế hoạch trong năm 2020, ngân hàng dự kiến lợi nhuận giảm gần 17% so với 2019, xuống mức 1.700 tỷ đồng. Huy động vốn chỉ tăng nhẹ ở mức 1,2% từ 166,1 nghìn tỷ lên 168 nghìn tỷ trong khi tăng trưởng tín dụng ở mức hơn 10%. LienVietPostBank cũng dự tính trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 10% để tăng vốn điều lệ.
Ngoài ra ngân hàng còn tính chuyển cổ phiếu từ sàn UpCOM sang niêm yết trên HoSE. Hiện cổ phiếu LPB ở mức chưa đến 9.000 đồng/cổ phiếu. Hồi tháng 4 có lúc giá cổ phiếu LPB chưa đến 6.000 đồng - thấp nhất trong số các cổ phiếu đã giao dịch trên sàn.
Ngoài các kế hoạch kinh doanh, tại đại hội cổ đông 2020 LienVietPostBank cũng sẽ trình cổ đông về việc miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2018 - 2023. Ngân hàng không công bố tờ trình trên website, tuy nhiên nhiều khả năng là việc miễn nhiệm đối với ông Nguyễn Đình Thắng. Ông Thắng đã thôi làm chủ tịch Hôi đồng quản trị của LienVietPostBank từ ngày 12/12/2019, và theo quy định việc thôi nhiệm này sẽ phải được đại hội đồng cổ đông thông qua. Hiện chủ tịch ngân hàng này là ông Huỳnh Ngọc Huy.
Nợ xấu LienVietPostBank tăng hơn 20% năm 2019 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank; LPB) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2019, ghi nhận khoản nợ xấu tăng mạnh. Cụ thể, theo báo cáo, lợi nhuận trước thuế cả năm 2019 đạt trên 2.000 tỷ đồng, tăng 68% so với năm trước đó. Nếu xét trong vòng 3 năm trở lại đây, tăng trưởng...