Liên tục xảy ra các vụ thảm án: Giải mã ngọn nguồn tội ác
Trong thời gian ngắn, xảy ra liên tiếp những vụ thảm sát gây rúng động dư luận. Sau những bàng hoàng phẫn nộ, nhiều người đặt câu hỏi: Ngọn nguồn tội ác từ đâu ra?
PV đã phỏng vấn Đại tá Đỗ Cảnh Thìn, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Tội phạm học và Điều tra tội phạm, Học viện Cảnh sát Nhân dân (Bộ Công an) để có những cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề này.
Sức ép của đồng tiền?
Thưa ông, sau những vụ án xảy ra, chúng ta thường có những phân tích mổ xẻ nguyên nhân là do đâu. Do gia đình, nhà trường và xã hội, rất nhiều cái mối liên quan, nhưng chúng tôi nghĩ là dù nguyên nhân gì đi nữa thì cái nền tảng đạo đức là điều chúng ta cần làm?
Đại tá Đỗ Cảnh Thìn: Vâng, đạo đức là một cái rất là cơ bản, và nó được xem là căn cốt của con người trong mỗi xã hội, gia đình và mỗi con người.
Dù cuộc sống có mở đến đâu, có thay đổi đến đâu thì đạo đức vẫn là một nền tảng rất quan trọng, và khi mà đạo đức được lên ngôi, thì sẽ đảm bảo được cuộc sống của mỗi gia đình, đảm bảo được sự bình yên của xã hội.
Khi mà đạo đức nó xuống cấp, nó thay đổi thì nó sẽ có rất nhiều hành vi lệch chuẩn và có nhiều hành vi, vi phạm pháp luật, gây ra những bất ổn không chỉ mỗi gia đình, xã hội mà nó gây ngay chính bản thân của con người.
Đại tá Đỗ Cảnh Thìn
Ông có cho rằng là chất lượng cuộc sống đang ngày một nâng lên, nhưng những giá trị đạo đức không được đề cao, điều này đang xảy ra khá phổ biến trong xã hội của chúng ta?
Đại tá Đỗ Cảnh Thìn: Đúng là trong những năm gần đây đời sống của chúng ta đã tăng cao, có nhiều điều cải thiện, nhưng chúng ta phải chấp nhận thực tế là đạo đức của một bộ phận không nhỏ trong nhân dân, cũng như trong các cơ quan, cán bộ công chức nói chung thì đang có những biểu hiện đáng lo ngại.
Điều này nó cũng làm cho không khí xã hôi trở nên khá nặng nề và nó cũng là lực cản đối với sự phát triển, đồng thời cũng làm nhiều điều phiện muộn và gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc, nặng nề cho cuộc sống.
Vụ thảm sát 4 người ở Yên Bái gây rúng động cả bản làng vốn yên bình xưa nay.
Từ những vụ thảm sát, cũng cho thấy mối quan hệ cộng đồng, đã không còn là “tối lửa tắt đèn có nhau” nữa, mà thay vào đó là những hành vi ứng xử phi đạo đức, không chỉ ở những vụ thảm sát. Không ít người đặt câu hỏi: Tại sao người ta lại dễ nổi nóng, dễ mất kiểm soát hành vi chỉ vì mâu thuẫn nhỏ. Vậy thì ở góc độ tâm lý tội phạm, ông cắt nghĩa điều này như thế nào?
Đại tá Đỗ Cảnh Thìn: Chúng ta phải nhận thấy một điều là, trong những năm qua chúng ta bước vào nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, bên cạnh những thành tựu, thì cũng có nhiều những sức ép, đó là sức ép về việc làm, rất nhiều người hiện nay không có việc làm, hoặc là việc làm không đầy đủ, cuộc sống khó khăn.
Rồi nữa là sức ép về giá trị của đồng tiền, nhiều khi người ta chạy theo giá trị của đồng tiền, đồng tiền nó lên ngôi, nó chi phối hành vi của con người.
Video đang HOT
Bên cạnh đó có những tác động của xã hội, như tranh giành, chèn ép, mâu thuẫn nó xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống cho nên trong mỗi con người gây nên cho mình một sức ép.
Cho nên khi xảy ra vấn đề mâu thuẩn người ta thường không làm chủ được. Nhiều khi nó tích tụ lại và khi bật ra nó trở thành hành vi, nhiều khi cái mẫu thuẫn rất nhỏ dẫn đến hành vi phạm tội rất nghiêm trọng.
Bỗng dưng… phạm tội!
Đại tá Đỗ Cảnh Thìn nhấn mạnh: Qua nghiên cứu của chúng tôi trong nhiều năm, cái tỷ lệ mà người phạm tội ma không phải là lưu manh, không phải là đối tượng hình sự, chỉ là người bình thường, trong một ngày bất thường, bỗng trở thành tội phạm chiếm tỉ lệ áp đặt từ 73 đến 75%, số người bị bắt tạm giam bị kết án là những người lao động chưa có tiền án, tiền sự.
Nnhiều khi chỉ vì cái nhìn, câu nói, hay những tranh chấp rất nhỏ cũng xảy ra một vụ thảm án, đấy là một hiện tượng xã hội mà chúng ta phải hết sức lưu ý.
Trong nhiều năm nghiên cứu, thì cho thấy cứ 100 người bị giết, thì có đến 93 đến 95 người bị giết là do mâu thuẫn bộc phát, những mâu thuẩn nhỏ trong cuộc sống chứ không phải là đối tượng lưu manh chuyên nghiệp.
Tuy nhiên,những đối tượng hình sự khi gây án thường gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Và tỷ lệ người bị bắt trong những năm gần đây hầu như đều nằm trong độ tuổi lao động.
Đại tá Đỗ Cảnh Thìn cho rằng nhiều tội phạm thực hiện hành vi do bộc phát.
Đây là thiệt hại rất lớn cho gia đình, cho xã hội và cho chính bản thân của họ, đây là một trong những lí do mà nhiều vụ án xảy ra.
Một vấn đề nữa đó chính là sự phân tầng xã hội, sự phân hóa giàu nghèo bây giờ nó đang diễn ra rất lớn. Đây cũng chính là điều tác động đến tâm lý, nhận thức, đến hành vi của con người.
Một vấn đề mà chúng ta hay nói, đó chính là những kỹ năng sống. Kỹ năng sống của rất nhiều người đặc biệt là giới trẻ hiện nay còn rất nhiều hạn chế, họ không làm chủ được hành vi của mình và khi gặp những tình huống bất lợi họ không có những kĩ năng giải quyết những tình huống đó.
Họ xử lý theo bản năng, theo sự thúc đẩy bên trong, hơn là sự chi phối của nhận thức. Đấy là một hạn chế mà nhà trường, gia đình cần giáo dục các em rèn luyện kĩ năng sống, nhất là cuộc sống bây giờ nó rất đa chiều.
Một vấn đề nữa mà tôi cho rằng, vấn đề học hành của các em bây giờ nó rất là nặng nề, chúng ta không chú ý nhiều đến vấn đề đạo đức mà chúng ta thường chạy theo thành tích học tập, đấy cũng chính là nguyên nhân.
Hiện đại cũng kéo theo đó chính là ảnh hưởng của truyền thông, của mạng xã hội, của internet, nó tác động vào tâm lý, đặc biệt là giới trẻ, tuổi chưa định hình được về nhân cách, tuổi đang thích khám phá, thích thể hiện mình, chạy theo những giá trị ảo thì những tác động ảnh hưởng hằng ngày, hằng giờ, khi các em vào hoàn cảnh bất lợi thì các em phản ứng theo bản năng.
Như vậy là có quá nhiều yếu tố tác động đến hành vi và trong mỗi người đều tiềm ẩn những nguy cơ bộc phát mà chúng ta cần phải lưu tâm. Sau những vụ thảm sát ở những vùng quê thì chúng ta thấy, phải chăng những gắn kết giữa con người chưa được cao thưa ông?
Đại tá Đỗ Cảnh Thìn: Các làng quê trước đây có những vùng rất yên tĩnh và thuần khiết, những kể từ khi chúng ta có những bước dài về hội nhập kinh tế, thì ở những vùng quê xuất hiện rất nhiều những loại tội phạm và tình làng nghĩa xóm thì không còn gắn kết như trước.
Bởi vì, người ta chạy theo những giá trị khác, bây giờ có làng HIV, có làng nghiện, có gái mại dâm, có cờ bạc, khi người ta sống như vậy có quá nhiều tác động xấu như thế, làm cho con người thay đổi về hành vi.
Một số người ở nông thôn hiện nay thiếu việc làm, năng suất lao động thấp, người ta bỏ ra thành phố đi làm, hoặc là tìm những nơi có nhiều tiền hơn, người ta thoát ra khỏi sự ràng buộc về gia đình, dòng tộc, lối sống, hàng xóm.
Họ tìm đến nơi hoàn toàn mới, ở đó họ được tự do hành động không bị kiểm soát hoặc kiểm soát rất lỏng lẻo, cho nên là ở đấy có rất nhiều tệ nạn, có nhiều tiêu cực tác động vào con người.
Chính những môi trường sống đấy, nó tác động vào đạo đức của con người, làm cho mối quan hệ hàng xóm, làng xã đã trở nên suy giảm…
Trong 2 tháng 7 và 8/2015 đã diễn ra liên tiếp 4 vụ thảm án làm chấn động dư luận đó là vụ thảm sát 4 người ở Nghệ An, 6 người ở Bình Phước, 4 người ở Yên Bái, 4 người ở Gia Lai. Nghi phạm của 4 vụ thảm sát đều đã bị bắt giữ và chờ ngày đem ra xét xử. Tuy nhiên, các vụ thảm án khác vẫn liên tục diễn ra trong đó có nhiều yếu tố đạo đức gia đình như con giết cả cha lẫn mẹ, chồng giết vợ rồi tự tử, mẹ vứt 2 con xuống suối…
Theo Sức khỏe cộng đồng
Thêm một thí sinh cầu cứu Bộ Công an vì án treo của bố 20 năm trước
Chưa kịp vui mừng khi nhận được giấy báo trúng tuyển vào Học viện Cảnh sát nhân dân, nam sinh Nguyễn Đức Ngà (huyện Nam Đàn, Nghệ An) như rơi xuống hố sâu tuyệt vọng khi nhận được thông báo: không đủ tiêu chuẩn chính trị để vào ngành. Nguyên do là án tích của bố khi em chưa ra đời.
Gia đình em Nguyễn Đức Ngà gửi lời cầu cứu tới Bộ trưởng Bộ Công an
Em Nguyễn Đức Ngà tuyệt vọng trước thông tin không đủ tiêu chuẩn chính trị để vào học tại Học viện Cảnh sát nhân dân dù em đạt điểm rất cao.
Những ngày gần đây, căn nhà nhỏ của ông bà Nguyễn Đình Hóa (xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, Nghệ An) có khá đông người dân đến chơi. Những tiếng bàn tán, xuýt xoa nuối tiếc trước thông tin emNguyễn Đức Ngàkhông đủ tiêu chuẩn chính trị để vào học Học viện Cảnh sát nhân dân. Những lời bàn tán đó như xát thêm muối vào lòng ông Hóa và bà Ngân. Chỉ vì lỗi lầm của ông từ hơn 20 năm trước, giấc mơ trở thành chiến sỹ công an của con trai ông Hóa có thể phải dừng lại tại đây.
Đáng lẽ ra giờ đây vợ chồng ông đang chuẩn bị hành lý tối nay bắt xe ra Hà Nội để ngày 22/9 tới Nguyễn Đức Ngà làm thủ tục nhập học như giấy báo. Thế nhưng, tất cả đang phải ngừng lại để chờ đợi một phép màu. Ông Hóa thẫn thờ, bà Ngân rơm rớm nước mắt còn Ngà chỉ nằm bẹp trên chiếc ghế bố trước thềm. Thông tin không đủ tiêu chuẩn chính trị để vào ngành như dội một gáo nước lạnh vào bầu nhiệt huyết đang sục sôi, vào thành quả nỗ lực suốt mấy năm qua của Ngà.
Chỉ mấy ngày trước đây thôi, Nguyễn Đức Ngà được tuyên dương trong buổi lễ vinh danh học sinh có điểm thi cao trong kỳ thi tuyển sinh đại học 2015, nhận được bao nhiêu lời chúc mừng, động viên của bạn bè, thầy cô. Nhưng giờ đây, em đang đứng trước nguy cơ phải bỏ lỡ 1 năm học, bỏ dở ước mơ của mình.
Ông Nguyễn Đình Hóa - bố em Ngà giãi bày về sự việc xảy ra từ hơn 20 năm trước đã ảnh hưởng đến tương lai và sự nghiệp của con.
Trong kì thi THPT quốc gia 2015, Nguyễn Đức Ngà đạt được tổng điểm khối A là 28 điểm (Toán 9, Hóa 9,5, Lý 9,5); Khối B em đạt 27 điểm. Với ước mơ trở thành một chiến sỹ công an, Nguyễn Đức Ngà đăng ký xét tuyển vào Học viện Công an nhân dân. Vinh dự hơn, ngay sau khi kỳ thi THPT quốc gia kết thúc, Nguyễn Đức Ngà cũng nhận được quyết định kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 12/9, Ngà nhận được giấy báo nhập học của Học viện Công an nhân dân thông báo em trúng tuyển vào ngành Nghiệp vụ cảnh sát. Theo thời gian ghi trong thông báo thì ngày 22/9 em phải có mặt tại trường để làm thủ tục nhập học.
Giấy báo nhập học của Nguyễn Đức Ngà vào Học viện Cảnh sát nhân dân.
"Hôm trước cháu được UBND tỉnh vinh danh cùng với phần thưởng 10 triệu đồng. Sau khi nhận được giấy báo nhập học của Học viện Cảnh sát, gia đình cũng làm mâm cơm nho nhỏ mời anh em, làng xóm để cháu đi học. Sau đó, tôi đưa cháu lên Công an huyện Nam Đàn để làm các thủ tục cần thiết. Đến ngày 13 hay 14 tháng 9 gì đó, tôi được anh công an huyện mời lên trụ sở. Anh ấy hỏi trước đây tôi có tiền án tiền sự gì chưa.
Quả thật tôi không nhớ. Anh ấy bảo căn cứ vào hồ sơ lưu trữ thì vào năm 1993, tôi bị TAND huyện kết án 9 tháng tù cho hưởng án treo về tội cố ý gây thương tích. Sau mãi tôi mới nhớ ra. Đúng là lúc đó thanh niên, nóng giận nên tôi vướng vào một vụ đánh nhau. Được kết án treo nên tôi không phải đi tù mà ở nhà lao động sản xuất bình thường. Sau đó tôi lấy vợ, sinh con. Tôi hoàn toàn không nhớ đến vụ việc năm xưa nữa nhưng giờ các chú ấy bảo vì tôi có án tích nên cháu không được vào học ở trường cảnh sát. Tôi đau lòng lắm. Chỉ vì tuổi trẻ bồng bột của cha mà ảnh hưởng đến tương lai sự nghiệp của con", ông Hóa giãi bày.
Lá đơn giãi bày và đề xuất nguyện vọng của em Nguyễn Đức Ngà gửi lãnh đạo Bộ Công an và Tổng cục chính trị.
Người đàn ông này luôn miệng nhắc đi nhắc lại rằng ông không nhớ việc mình đã bị kết án. "Nếu mà nhớ tôi đã đi phá án tích (xóa án tích - PV). Nghe nói làm thủ tục phá án tích thì sẽ không ảnh hưởng đến việc cháu được vào học ở trường công an. Tôi chỉ là một anh nông dân, sau khi bị tù treo thì cứ nghĩ mọi việc thế là đã giải quyết xong rồi, đâu ngờ...", ông Hóa cố kìm nén sự xúc động.
Ông đưa cho tôi xem bức thư 4 trang giấy kín đặc chữ. Đó là những dòng tâm sự của Nguyễn Đức Ngà khi nhận được thông tin em không đủ tiêu chuẩn chính trị để vào học tại Học viện Cảnh sát. Từ khi nhận được thông tin, Ngà suy sụp, bỏ cả ăn, nằm lì trên giường. Xót con bao nhiêu, ông Hóa càng giận bản thân mình bấy nhiêu dẫu lỗi lầm của ông đã được giải quyết xong từ khi con chưa ra đời.
"Bây giờ em không biết phải làm thế nào cả. Tất cả các cánh cửa đã khép lại trước mắt. Bao nhiêu cố gắng, nỗ lực của em giờ không còn ý nghĩa gì nữa. Em không biết tương lai mình sẽ đi về đâu?", Ngà tâm sự.
Chính quyền địa phương xác nhận từ sau khi vi phạm, ông Hóa và gia đình luôn chấp hành tốt chủ trương chính sách và pháp luật.
"Vừa rồi đọc trên báo thấy trường hợp của cháu Kiều Nhi trong Quảng Bình cũng có bố từng bị kết án treo. Sau đó, Bộ trưởng Bộ Công an đã xem xét cho cháu được vào học tại Học viện Chính trị Công an Nhân dân. Chúng tôi khẩn cầu các cơ quan chức năng xem xét, chiếu cố để cháu có cơ hội thực hiện ước mơ của mình. Với số điểm đã đạt được, cháu chỉ đăng kí một nguyện vọng duy nhất vào Học viện Cảnh sát Nhân dân chứ không đăng kí nguyện vọng 2 vào các trường khác dù cả khối B cháu cũng đạt đến 27 điểm. Mới hôm lên nhận phần thưởng của UBND tỉnh, được tường thuật trực tiếp trên truyền hình mà giờ phải ở nhà, tôi sợ cháu không chịu đựng được cú sốc và áp lực tâm lý. Có cách nào đó để giúp em nó không, cháu ơi", bà Ngân như cầu khẩn.
Bà Hoàng Thị Ngân - mẹ em Ngà cầu khẩn lãnh đạo Bộ Công an xem xét, chiếu cố cho trường hợp của con.
Chúng tôi đã liên lạc với Đại tá Cao Tiến Mai - Trưởng Công an huyện Nam Đàn để tìm hiểu kỹ hơn về trường hợp của Nguyễn Đức Ngà. Đại tá Mai cho biết sau khi nhận được giấy báo nhập học của Học viện Cảnh sát Nhân dân đối với em Ngà, Công an huyện đã tổ chức xác minh, thẩm tra lí lịch của em Ngà theo quy định của ngành.
"Trong quá trình thẩm tra lí lịch, Công an huyện phát hiện, bố em Ngà là ông Nguyễn Đình Hóa đã từng có tiền án, bị Tòa án huyện Nam Đàn tuyên phạt 9 tháng tù cho hưởng án treo về tội cố ý gây thương tích. Chiếu theo quy định tại Thông tư 53 của Bộ Công an và các hướng dẫn kèm theo thì em Ngà không đủ tiêu chuẩn chính trị. Sau khi có kết quả xác minh thì Công an huyện đã báo cáo lên Công an tỉnh. Hiện việc hoàn thiện các giấy tờ, thủ tục liên quan để em Ngà nhập học đang được dừng lại để chờ ý kiến của Công an tỉnh và Bộ Công an", Đại tá Cao Tiến Mai cho hay.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Con người tiếp tục cảnh giác với bạo lực và tội ác, tự mình bảo vệ lấy mình Hàng ngày mở mạng Internet ra, có biết bao tin tức về bạo lực, bạo hành, nhiều người cảm thấy xã hội ta đang ở tình trạng bất an ghê gớm. LTS: Gần đây các vụ thảm sát liên tục xảy ra từ Bắc vào Nam, tính chất manh động, bạo lực đang có xu hướng trẻ hóa. Trước tình hình đó, ThS....