Liên tục họp bàn đối phó COVID-19, các cơ quan Mỹ thành ổ dịch
Khi các nhà lập pháp Mỹ họp bàn phương pháp đối phó với cuộc khủng hoảng COVID-19, chính các cơ quan nhà nước cũng trở thành nguồn lây nhiễm dịch bệnh.
Nhiều cơ quan lập pháp Mỹ tổ chức cuộc họp cuối năm theo hình thức trực tuyến. Nhưng từ Montana đến Pennsylvania, các bang do đảng Cộng hòa kiểm soát dự định tổ chức các cuộc họp trực tiếp mà không bắt buộc người tham gia đeo khẩu trang.
Các quan chức y tế Mỹ cho biết động thái này gây nguy hiểm cho sức khỏe của chính các nghị sỹ, nhân viên, nhà vận động hành lang, công chúng và các nhà báo có mặt tại buổi họp.
Theo dữ liệu của hãng tin AP , hiện nước Mỹ có hơn 250 nhà lập pháp mắc COVID-19, trong đó có ít nhất 7 người dã chết.
Hiện nước Mỹ có hơn 250 nghị sỹ mắc COVID-19. (Ảnh: AP)
Video đang HOT
Hôm 5/1, cơ quan lập pháp bang Montana tổ chức một cuộc họp mà không có các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh. Đa số đảng viên Cộng hòa từ chối các yêu cầu của đảng Dân chủ về việc họp trực tuyến hoặc hoãn lịch đến khi vaccine COVID-19 được phổ biến rộng rãi hơn. Yêu cầu về việc bắt buộc đeo khẩu trang và xét nghiệm COVID-19 cho những người tham dự cũng bị từ chối.
” Nếu buổi họp được tổ chức không có các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, rất có thể virus sẽ lây lan và khiến chúng ta mắc bệnh nghiêm trọng… “, Drenda Niemann, nhân viên y tế quận Lewis và Clark, cho biết.
Thay vì đưa ra các nguyên tắc phòng chống COVID-19 trước phiên họp, đảng Cộng hòa lại quyết định xem xét và cập nhật chính sách tại các cuộc họp trực tiếp. Chủ tịch Thượng viện bang Montana – đảng viên đảng Cộng hòa – Jason Ellsworth cho biết việc họp tập trung không chỉ giúp các quan chức ” đối phó với tình hình trôi chảy hơn ” mà còn khiến họ có được ” tự do cá nhân và trách nhiệm “.
Các nhà lập pháp tại New Hampshire dự định tổ chức phiên họp đầu tiên vào ngày 7/1 tại đại học New Hampshire, bất chấp việc ông Dick Hinch – Chủ tịch Hạ viện New Hampshire – chết vì COVID-19 vào ngày 9/12. Ông Hinch mất chỉ một tuần sau khi tuyên thệ nhậm chức tại một sự kiện tổ chức ngoài trời.
Các cơ quan lập pháp ở Alaska, North Dakota và Washington đều yêu cầu quan chức đeo khẩu trang, nhưng Pennsylvania lại không có quy định này. Ngay cả các hãng tin tức tới đưa tin về các sự kiện của chính phủ Mỹ cũng phải cân nhắc đến sự an toàn của phóng viên.
Các tỉ phú Australia trở nên giàu có hơn 50% trong đại dịch COVID-19
Các số liệu mới cho thấy tổng tài sản của các tỉ phú Australia đã tăng trên 50% trong năm qua, làm dấy lên lo ngại cuộc suy thoái do đại dịch COVID-19 gây ra đã làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo tại nước này.
Tổng giá trị tài sản của các tỉ phú Australia trong tuần này được đánh giá cao hơn 52,4% so với cùng thời điểm tháng 12 năm ngoái. Ảnh: Rex Features
Theo trang The Guardian (Anh), tổng giá trị tài sản ròng của các tỉ phú Australia đã giảm vào tháng 3, khi các biện pháp phòng dịch COVID-19 được áp đặt - trước khi phục hồi mạnh mẽ và tăng liên tiếp trong cả năm, theo bảng xếp hạng của Bloomberg Billionaires Index.
Cụ thể, tổng giá trị tài sản của các tỉ phú Australia trong tuần này được ghi nhận tăng 52,4% so với cùng thời điểm tháng 12 năm ngoái. Trong khi đó, các tỉ phú ở Mỹ và Anh chỉ ghi nhận mức tăng khoảng 25% so với cùng kỳ.
Chính trị gia Andrew Leigh cho biết các số liệu này "nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc giải quyết bất bình đẳng giàu nghèo, khi tình trạng này đang gia tăng đáng kể so với thế hệ trước".
"Sự gia tăng này rất đáng chú ý. Bất kỳ ai cũng sẽ phấn kích nếu họ được hưởng khối tài sản tăng 20% và họ sẽ phấn khích gấp đôi nếu tài sản của họ tăng 50%. Đó là câu chuyện điển hình của các tỉ phú Australia", ông nói.
Ngược lại, các gia đình tại Australia đã gặp khó khăn từ trước khi đại dịch COVID-19 tấn công. Mức tăng lương ít ỏi, sở hữu nhà ở mức thấp nhất trong 6 thâp kỷ, và nợ hộ gia đình tăng vọt, đang trở thành gánh nặng đối với nhiều người.
"Thực tế là đối với những người đang gặp khó khăn, đây là một năm tồi tệ và năm 2021 sẽ là một năm khó khăn. Các cuộc suy thoái thường làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng và điều này dường như còn làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Người lao động được trả lương cao có thể dễ dàng làm việc tại nhà hơn người lao động được trả lương thấp", ông nói. "Trong khi những người Australia giàu có có thể rải tiền ở thị trường cổ phiếu, trên 1 triệu người nghèo khó đã phải rút tiền ra khỏi quỹ hưu trí của họ".
Doanh nhân Solomon Lew, người sở hữu đế chế bán lẻ Premier Investments. Ảnh: Power Retail
Một trong những tỉ phú tại Australia, doanh nhân Solomon Lew, người sở hữu đế chế bán lẻ Premier Investments, đã thu được khoản tiền cổ tức đáng kể sau khi nhận được khoản trợ cấp tiền lương cho người lao động từ những người đóng thuế.
Trước đây có thông tin cho rằng ông Lew sẽ "bỏ túi" 24,25 triệu USD tiền cổ tức sau khi Premier Investments nhận được gần 70 triệu USD tiền trợ cấp lương cho người lao động trong cuộc khủng hoảng COVID-19. Tuy nhiên, hồi tháng 9, ông Lew khẳng định rằng cổ tức của Premier không liên quan gì đến trợ cấp của người lao động.
Bộ trưởng Tài chính Australia, ông Josh Frydenberg, cho biết bộ đã thông qua các quy định chính của luật pháp trong năm qua "để giảm bớt hậu quả của đại dịch COVID-19, tạo công ăn việc làm cho người dân và thúc đẩy sự phục hồi kinh tế nhanh hơn dự kiến" .
Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ 28/12, ông Frydenberg nói rằng trợ cấp lao động là "một chiếc dây cứu sinh kinh tế của hàng triệu người Australia". Ông trích dẫn phân tích của Ngân hàng Dự trữ Australia được công bố vào tháng 11 chỉ ra rằng khoản tiền đã cứu đỗi được ít nhất 700.000 việc làm.
Nghị sĩ Mỹ nỗ lực phút chót chặn dự luật về Hong Kong vì sợ Trung Quốc tuồn gián điệp Một nỗ lực vào phút cuối của các nhà lập pháp Mỹ nhằm thúc đẩy thông qua luật cung cấp cho người Hong Kong quy chế tị nạn đặc biệt đã bị cản trở, sau sự phản đối của Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Ted Cruz. Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Ted Cruz. Thượng nghị sĩ Cruz, ở Texas, gọi đạo...