Liên tục bị Mỹ dồn ép, TQ vội quay sang nhờ cậy châu Á?
Hội nghị thượng đỉnh sắp diễn ra ở Singapore được coi là thời cơ để Trung Quốc tìm kiếm thêm đồng minh châu Á, đối phó chiến tranh thương mại mà chính quyền Mỹ phát động.
Trung Quốc tham gia tập trận hải quân với các nước Đông Nam Á.
Giáo sư Kai He đến từ Đại học Griffith, Úc, đưa ra nhận định trên tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), trong bối cảnh chiến tranh lạnh Mỹ-Trung hoàn toàn có thể nổ ra bất cứ lúc nào.
Sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, Trung Quốc bị phương tây cấm vận kinh tế. Trung Quốc đã phá vỡ sự cô lập ngoại giao bằng cách cải thiện quan hệ với các nước Đông Nam Á.
Tháng 8.1990, Trung Quốc khôi phục quan hệ với Indonesia và sau đó thiết lập quan hệ Singapore. Trung Quốc khi đó ngừng cấm vận kinh tế Nhật Bản.
Theo giáo sư Kai He, có thể nói rằng chính các nước châu Á đã giúp Trung Quốc thoát khỏi sự trừng phạt của phương Tây cách đây 30 năm.
Ngày nay, Trung Quốc tiếp tục bị Mỹ dồn ép, trong khi phương Tây đã đạt thỏa thuận với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Để tránh rơi vào một cuộc chiến tranh lạnh với Mỹ, Trung Quốc không còn cách nào khác là phải nhờ cậy vào các nước châu Á.
3 hội nghị thượng đỉnh sắp tới mà Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tham dự là thời cơ để Bắc Kinh cụ thể hóa điều này. Một mặt, Trung Quốc tìm cách thuyết phục châu Á rằng căng thẳng Mỹ-Trung sẽ không có lợi cho châu Á.
Video đang HOT
Mặt khác, Trung Quốc muốn chứng minh rằng họ là đối tác tin cậy và là thị trường tiềm năng của châu Á, theo giáo sư Kai He. Nhưng điều đó còn phải phụ thuộc vào hành động, chứ không chỉ những lời nói suông.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump không ngừng gây sức ép Trung Quốc.
Căng thẳng trên Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á được coi là một ví dụ rõ ràng, theo giáo sư Kal He.
Ngược lại, Mỹ có thể tiếp tục sử dụng vấn đề Biển Đông để khiến các quốc gia châu Á dè chừng Trung Quốc. Một thách thức khác Trung Quốc phải đối mặt liên quan đến Sáng kiến Vành đai và Con đường.
Tân Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã hủy bỏ hai dự án với Trung Quốc trị giá 20 tỷ USD. Cái bẫy nợ mà Trung Quốc giăng ra với châu Phi là điều mà các nước châu Á dè chừng. Mỹ cũng có thể dựa vào vấn đề này để đẩy các nước châu Á rời xa Trung Quốc.
Nhưng các nước châu Á cũng có lý do để không ngả hoàn toàn sang Mỹ, theo giáo sư Kal He. Thứ nhất, châu Á không muốn chiến tranh Mỹ-Trung nổ ra. Thứ hai, đa số các nước châu Á coi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất nên vẫn cần đến Trung Quốc để cải thiện cơ sở hạ tầng, tăng cường phát triển kinh tế.
Nhìn chung, Trung Quốc và các nước châu Á có chung nhiều lợi ích kinh tế và chiến lược. Điều quan trọng là Bắc Kinh sẽ làm như thế nào để thu hút các quốc gia này về phía mình, trước sức ép ngày càng lớn từ Mỹ.
Đó là điều mà giới quan sát đặc biệt chú ý trong thời gian tới, theo tác giả Kal He.
Theo Danviet
Đòn chí mạng của Mỹ đặt Iran trong "tình trạng chiến tranh"
Iran đáp lại việc Mỹ áp gói trừng phạt thứ 2 bằng cuộc tập trận phòng không và sự thừa nhận của Tổng thống Hassan Rouhani rằng nước này phải đối mặt với "tình trạng chiến tranh".
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thống Iran Hassan Rouhani. Ảnh: AP.
"Hôm nay, Iran có thể bán dầu và sẽ bán dầu" - Tổng thống Rouhani tuyên bố hôm 5.11 khi các lệnh trừng phạt của Mỹ có hiệu lực.
"Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh kinh tế, đang phải đương đầu với kẻ thù chèn ép. Chúng ta phải chiến thắng" - ông nói.
Việc nối lại các biện pháp trừng phạt kết thúc tất cả các lợi ích kinh tế Washington dành cho Tehran khi thuận hạt nhân năm 2015 được ký kết.
Các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ đặc biệt làm tổn thương ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran, một nguồn tiền tệ quan trọng cho nền kinh tế nước này. Tiền tệ của Iran đã giảm mạnh trong năm qua, khiến giá tất cả các mặt hàng, từ điện thoại di động tới dược phẩm ở Iran đều tăng vọt. Đồng rial hiện có tỉ giá giao dịch mức 145.000rial/1 USD. Một năm trước đây, con số này là 40.500rial/1 USD.
Khủng hoảng kinh tế đã châm ngòi cho cuộc biểu tình chống chính phủ vào cuối năm ngoái, dẫn đến gần 5.000 vụ bắt giữ và ít nhất 25 người thiệt mạng. Các cuộc biểu tình lẻ tẻ vẫn đang tiếp diễn.
Ngoài ra, truyền hình nhà nước Iran cũng công bố những hình ảnh về cuộc diễn tập của các hệ thống phòng không tham gia cuộc diễn tập quân sự kéo dài 2 ngày đang diễn ra ở miền bắc nước này. Cuộc diễn tập sẽ kéo dài tới ngày 6.11.
Tướng Iran Habibillah Sayyari cho biết, cả quân đội quốc gia và lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran đều tham gia vào các bài diễn tập.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Lieberman hoan nghênh việc Mỹ nối lại lệnh trừng phạt trong một chia sẻ trên mạng xã hội Twitter ngày 5.10. Ông nói rằng, đây là "đòn chí mạng" với sự hiện diện quân sự của Iran ở khắp Trung Đông.
Quyết định của chính quyền Donald Trump về khôi phục các biện pháp trừng phạt "là sự thay đổi hoàn toàn mà Trung Đông đang chờ đợi", ông nói.
Theo Reuters, Mỹ cho biết sẽ tạm thời cho phép 8 nhà nhập khẩu tiếp tục mua dầu của Iran khi kích hoạt gói trừng phạt thứ 2 trong năm nay nhằm buộc Tehran phải kiềm chế các hoạt động hạt nhân, tên lửa và gây ảnh hưởng trong khu vực.
Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Thổ Nhĩ Kỳ - tất cả các nhà nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất của Iran - đều trong số 8 nước dự kiến được tạm thời miễn trừ khỏi các biện pháp trừng phạt nhằm đảm bảo giá dầu thô không bị bất ổn.
Việc khôi phục các biện pháp trừng phạt là một phần trong nỗ lực ở tầm rộng lớn hơn của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm buộc Iran kiềm chế các chương trình hạt nhân và tên lửa cũng như giảm việc hỗ trợ các lực lượng ủy nhiệm tại Yemen, Syria, Lebanon và các khu vực khác của Trung Đông.
THANH HÀ
Theo Laodong
Bị cô lập, Qatar muốn tăng sản xuất khí đốt Tập đoàn Qatar Petroleum ngày 27/9 công bố dự định tăng sản lượng khí đốt lên 110 triệu tấn/năm, tăng lần thứ hai kể từ khi diễn ra cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Doha và 4 nước Arập. Sự gia tăng này, có hiệu lực vào đầu năm 2024, "sẽ tiếp tục củng cố vị thế của chúng tôi là nhà sản...