Liên tiếp xảy ra 2 vụ nổ bình chữa cháy mini trong xe ô tô
Khi xe đang đỗ trong sân, đột nhiên phát ra tiếng nổ rất lớn. Qua kiểm tra, chủ xe phát hiện là do chiếc bình chữa cháy mini phát nổ.
Theo ông Thuận, sự việc xảy ra vào chiều 16/1, khi chiếc xe ô tô 4 chỗ của ông (hiệu Proton do Malaysia sản xuất) đang đậu ngoài sân thì bỗng phát ra tiếng nổ. Sau khi ra kiểm tra, ông phát hiện chiếc bình chữa cháy mini để trong xe ô tô đã nổ làm biến dạng, hỏng cửa xe, nứt thùng loa bên trong xe. Rất may lúc đó trong xe không có người nên không có hậu quả đáng tiếc.
Vết hỏng trên ô tô khi bình chữa cháy phát nổ
Ngay sau đó, ông Thuận nhờ lực lượng công an địa phương đến lập biên bản ghi nhận sự việc, đồng thời bày tỏ kiến nghị ngành chức năng nên bỏ quy định bắt buộc có bình chữa cháy trong xe vì lo ngại tình trạng tương tự xảy ra.
Ông Thuận cho biết, nắm được Thông tư của Bộ Công an về việc trang bị bình chữa cháy, ông đã nhờ người bạn lên TP Hồ Chí Minh mua chiếc bình cứu hỏa mini đem về để trong xe. Khoảng 2 tháng sau thì xảy ra sự cố trên.
Theo ông Thuận, trên thân bình ghi toàn tiếng Anh, dù mới mua nhưng đã có nhiều vết gỉ, xây xước. Sau khi bình phát nổ ông có nhờ người bạn xem mã vạch trên thân bình mới biết bình xuất xứ từ Trung Quốc, có thời hạn sử dụng đến tháng 11/2017.
Video đang HOT
Chiếc bình cứu hỏa mini biến dạng sau phát nổ
Ông Thuận phán đoán, có thể do nhiệt độ phía trong xe cao nên gây ra vụ nổ.
Sau sự việc xảy ra, ông Thuận đã nhờ lực lượng công an lập biên bản sự việc.
Theo ghi nhận, trước đó, ngày 14/1, tại tỉnh Bến Tre cũng xảy ra 1 vụ nổ bình chữa cháy trên xe ô tô. Ông Trần Sĩ Nhân (ngụ xã Phú Long, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) kể, chiếc xe tải loại 3,5 tấn của ông được cơ quan chức năng hướng dẫn trang bị bình chữa cháy loại lớn hơn so với bình mini của xe ô tô 4 – 9 chỗ ngồi. Hôm đó ông tháo chiếc bình ra để vệ sinh xe thì chiếc bình bỗng phát nổ và bay lên làm thủng cả nóc nhà.
Hai vụ nổ bình chữa cháy liên tiếp xảy ra khiến người dân đang rất hoang mang, lo lắng.
Theo Khỏe & Đẹp
Đi ô tô phải có găng tay, khẩu trang: "Đeo xong thì đã cháy mất xe"
"Khi xe cháy, nếu tìm và đeo khẩu trang, đi găng tay rồi đi lấy bình cứu hỏa thì có thể không còn kịp nữa", KS Lê Văn Tạch hài hước.
Xe 10 chỗ trở lên phải trang bị găng tay chữa cháy, khẩu trang lọc độc.
Dư luận mấy ngày qua quan tâm nhiều đến Thông tư 57/2015 của Bộ Công an, (có hiệu lực từ 6/1/2016), trong đó có quy định ô tô từ bốn chỗ ngồi trở lên phải trang bị bình chữa cháy. Tuy nhiên, theo thông tư này, ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên còn phải trang bị nhiều trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy khác.
Cụ thể, theo Phụ lục 1 quy định về danh mục, định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, ban hành kèm theo Thông tư 57/2015 (có hiệu lực từ ngày 6-1), ô tô từ bốn chỗ ngồi đến chín chỗ ngồi chỉ phải trang bị một bình chữa cháy.
Xe 10 chỗ trở lên phải trang bị 1 đôi găng tay chữa cháy.
Tuy nhiên, ô tô từ 10 chỗ ngồi đến 15 chỗ ngồi, ngoài việc phải trang bị bình chữa cháy theo quy định thì còn phải trang bị một bộ dụng cụ phá dỡ chuyên dùng (kìm cộng lực, búa, xà beng); một chiếc đèn pin chuyên dụng; một đôi găng tay chữa cháy; một khẩu trang lọc độc.
Số găng tay chữa cháy và khẩu trang lọc độc được yêu cầu gấp đôi đối với ô tô từ 16 chỗ ngồi trở lên.
Nội dung thông tư 57 của bộ Công An.
Trong khi đó, theo khoản 2 Điều 41 Nghị định 167/2013 thì: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy không đầy đủ hoặc không đồng bộ theo quy định; không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho phương tiện giao thông cơ giới theo quy định.
"Nếu xe cháy, lo mà chạy càng xa càng tốt"
Dư luận hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác trước thông tư 57 của bộ CA. Một chuyên gia nhiều năm họat động trong lĩnh vực ô tô, ông Lê Văn Tạch, chuyên viên phòng logistics, Công ty ôtô Toyota Việt Nam (TMV) lên tiếng về vấn đề này.
Ông Lê Văn Tạch, chuyên viên phòng logistics, Công ty ôtô Toyota Việt Nam (TMV) trao đổi với PV.
"Do đặc thù xe ôtô khi cháy thường có sự rò rỉ nhiên liệu hay chập điện nên thời gian từ khi xuất hiện ngọn lửa cho đến khi bùng cháy thành ngọn lửa lớn thường rất ngắn. Nếu lái xe tìm đeo khẩu trang và đi găng tay rồi đi lấy bình cứu hỏa thì có thể không còn kịp nữa.
Còn khi ngọn lửa lớn bùng lên và lan rộng thì bình cứu hỏa nhỏ cũng chẳng thể phát huy tác dụng. Khi ấy, lái xe nên tránh xa để an toàn tính mạng vì trên xe có một số bộ phận có thể nổ khi hỏa hoạn như bình nhiên liệu, bình ngưng của điều hòa..."
Cù Hiền
Theo_Người Đưa Tin
Xe dưới 16 chỗ thiếu bình cứu hỏa vẫn được đăng kiểm Theo đại diện Cục Đăng kiểm, xe ô tô dưới 16 chỗ thiếu bình cứu hỏa vẫn được đăng kiểm. Đại diện Cục Đăng kiểm vừa khẳng định, trang bị bình chữa cháy trên xe ô tô không phải là điều kiện để đăng kiểm. Theo đó, Cục Đăng kiểm chỉ yêu cầu các trạm đăng kiểm nhắc nhở người dân về việc...