Liên tiếp trẻ ở TP.HCM nhập viện vì sốc sốt xuất huyết nặng
Vài tuần gần đây, số ca nhập viện vì sốc sốt xuất huyết Dengue nặng đang tăng. Bác sĩ cảnh báo bệnh sốt xuất huyết bắt đầu vào mùa.
Số ca bệnh nhi nhập viện do sốc sốt xuất huyết đang tăng. Ảnh: Nguyễn Thuận
Trao đổi với Tri Thức – Znews ngày 12/11, TS.BS Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng khoa Sốt xuất huyết, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết thời điểm này, trung bình mỗi ngày, khoa tiếp nhận 5 trường hợp điều trị nội trú bệnh sốt xuất huyết. Hiện khoa điều trị cho 60 bệnh nhi, đa số là người ở TP.HCM. So với một tháng trước, số lượng bệnh nhân nhập viện và điều trị gia tăng. Nhiều trẻ nhập viện khi đã có dấu hiệu nặng như sốc, suy đa cơ quan.
Những trường hợp bị sốt xuất huyết nhập viện trễ thường là do phụ huynh chủ quan hoặc ở bước thăm khám ban đầu, các triệu chứng biểu hiện không rõ ràng, dẫn đến bị chẩn đoán nhầm với bệnh tay chân miệng, sốt siêu vi, sốt phát ban.
Điển hình là nam bệnh nhi T.Đ. (14 tuổ.i, ngụ quận 12) nhập viện trong tình trạng sốc sốt xuất huyết, khó thở. Bác sĩ chẩn đoán trẻ bị sốc xuất huyết nặng, đông má.u, phải xử trí truyền cao phân tử. Hiện, tình trạng của trẻ dần cải thiện, tỉnh táo.
Anh Trịnh Văn Sinh, 40 tuổ.i, ba của bệnh nhi, cho biết cách nhập viện 4 ngày, trẻ có biểu hiện sốt cao không dứt. Anh Sinh nghĩ con bị sốt thông thường nên mua thuố.c hạ sốt ở tiệm thuố.c tây cho con uống nhưng không đỡ.
Đến tối ngày thứ 4, trẻ có biểu hiện khó thở, phát ban khắp người, gia đình đưa trẻ đến Bệnh viện Nhi đồng 1 cấp cứu.
Video đang HOT
Trước đó, bệnh nhi Đ. chưa từng bị sốt xuất huyết. Gia đình đang có dự định đưa em đi tiêm vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết, thì em mắc bệnh.
Bác sĩ Tuấn thăm khám cho bệnh nhi bị sốc sốt xuất huyết nặng đang được điều trị tại khoa. Ảnh: Nguyễn Thuận.
Bác sĩ Tuấn cho hay bệnh nhi bị sốt xuất huyết thường có các triệu chứng sốt kéo dài, sốt cao đột ngột, mệt mỏi, lừ đừ, đau nhức mình mẩy, đau đầu, đau xung quanh hốc mắt, thái dương, đau cơ, đau khớp, chán ăn… rất dễ nhầm với các bệnh lý thông thường.
Ở những ngày sau của bệnh, trẻ có thêm các biểu hiện nổi ban xuất huyết dưới da, chả.y má.u mũi, chả.y má.u chân răng. Giai đoạn nặng của bệnh này thường ở ngày thứ 3 hoặc ngày thứ 7. Lúc này, bệnh nhi mệt nhiều, lừ đừ, đau bụng, ói nhiều, tay chân mát lạnh.
“Đây có thể là dấu hiệu cho thấy người bệnh bị sốc sốt xuất huyết”, bác sĩ Tuấn nói.
Nếu không được điều trị kịp thời, sốt xuất huyết có thể dẫn đến suy đa tạng như gan, cơ tim, hệ thần kinh… người bệnh có khả năng không qua khỏi.
Theo bác sĩ Tuấn, sốt xuất huyết là bệnh quanh năm, đặc biệt là mùa mưa. Do đó, thời điểm này ca bệnh vẫn sẽ tiếp tục tăng, đỉnh dịch có thể kéo dài tới sang năm.
Bác sĩ Tuấn khuyến cáo phụ huynh không nên chủ quan, khi trẻ sốt cao từ 2 ngày trở lên cần đưa đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.
Hà Nội thêm gần 300 ca mắc sốt xuất huyết trong 1 tuần
Bước vào cao điểm của dịch bệnh sốt xuất huyết hàng năm, ngành y tế Thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân chủ động tiêm vaccine phòng bệnh (nếu có).
Cán bộ y tế TTYT huyện Ứng Hòa tư vấn, hướng dẫn người dân cách phòng bệnh sau mưa lũ tại xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa. (Ảnh: Sở Y tế Hà Nội)
Từ ngày 13/9 đến ngày 19/9, Hà Nội ghi nhận thêm 285 ca mắc sốt xuất huyết. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, các bệnh nhân sốt xuất huyết phân bố tại 30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều ca mắc như: Đan Phượng (46 ca); Thạch Thất (29); Hà Đông (22); Cầu Giấy (20); Chương Mỹ (17); Thanh Oai và Đống Đa mỗi nơi 14 ca; Thanh Xuân (13); Bắc Từ Liêm (11); Phúc Thọ và Hoàng Mai mỗi nơi 10 ca. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, toàn thành phố ghi nhận 3.251 ca mắc sốt xuất huyết, không có ca t.ử von.g, giảm 74,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong tuần ghi nhận 23 ổ dịch sốt xuất huyết tại 19 quận, huyện, thị xã gồm Bắc Từ Liêm 3 ổ dịch; Phúc Thọ, Thanh Oai mỗi nơi 2 ổ dịch; còn lại mỗi nơi ghi nhận 1 ổ dịch tại Cầu Giấy, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đống Đa, Hoài Đức, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Quốc Oai, Sơn Tây, Tây Hồ, Thạch Thất, Thanh Trì, Thanh Xuân và Thường Tín. Cộng dồn năm 2024 ghi nhận 165 ổ dịch, còn 32 ổ dịch đang hoạt động.
CDC Hà Nội nhận định, hiện tại đã bắt đầu giai đoạn cao điểm của dịch bệnh sốt xuất huyết hàng năm tại Hà Nội (tháng 9 đến tháng 11) với điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường, kết hợp mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi phát sinh muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết. Kết quả giám sát tại một số ổ dịch vẫn ghi nhận chỉ số côn trùng cao vượt ngưỡng nguy cơ, dự báo số ca mắc sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
Về bệnh tay chân miệng, trong tuần qua thành phố ghi nhận 45 trường hợp mắc, giảm 7 trường hợp so với tuần trước. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 2.006 trường hợp. Trong tuần không ghi nhận ổ dịch; cộng dồn năm 2024 là 41 ổ dịch đã kết thúc hoạt động.
Bệnh sởi ghi nhận 2 ca mắc trong tuần, cộng dồn từ đầu năm đến nay là 6 ca mắc. Ca mắc sởi trong tuần là bệnh nhân nữ (15 tháng tuổ.i, địa chỉ quận Đống Đa), tiề.n sử chưa tiêm vaccine phòng bệnh sởi, khởi phát bệnh ngày 8/9 với triệu chứng sốt, ho. Ngày 11/9 xuất hiện ban từ mặt sau lan ra toàn thân, nhập Bệnh viện Nhi Trung ương, xét nghiệm sởi dương tính.
Trường hợp thứ 2 là bệnh nhân nam (7 tuổ.i, địa chỉ quận Hoàng Mai), tiề.n sử tiêm vaccine chưa đầy đủ, khởi phát bệnh ngày 30/8 với triệu chứng sốt cao, sau đó phát ban ở mặt, thân mình và chân. Ngày 9/9 đi khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương, xét nghiệm sởi dương tính.
"Bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành phố như TP HCM, Nghệ An, Thanh Hóa. Tại Hà Nội đã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc sởi trên địa bàn. Vì vậy dự báo trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận thêm các trường hợp mắc sởi, đặc biệt là vào 3 tháng cuối năm", CDC Hà Nội thông tin.
Bệnh ho gà ghi nhận 4 ca mắc trong tuần, bệnh liên cầu lợn ghi nhận 1 trường hợp mắc tại huyện Đan Phượng. Một số dịch bệnh khác như viêm não Nhật Bản, não mô cầu, rubella không ghi nhận trong tuần.
Trong tuần này, CDC Hà Nội tiếp tục thực hiện giám sát khu vực ổ dịch sốt xuất huyết đang hoạt động tại xã Quất Động (huyện Thường Tín), xã Phùng Xá (huyện Thạch Thất), phường Khương Đình (quận Thanh Xuân), phường Thượng Cát (quận Bắc Từ Liêm), xã Tân Hội (huyện Đan Phượng), phường Nhật Tân (quận Tây Hồ), phường Hàng Bột (quận Đống Đa), xã Mỹ Hưng (huyện Thanh Oai), xã Hợp Đồng (huyện Chương Mỹ).
CDC Thành phố cũng yêu cầu Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã tổ chức xử lý kịp thời, hiệu quả các ca bệnh, ổ dịch sốt xuất huyết, đặc biệt là tại các khu vực ổ dịch có nhiều bệnh nhân. Tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường tại các khu vực có nguy cơ cao và các khu vực bị ảnh hưởng do ngập lụt.
Bên cạnh đó, phối hợp với ban ngành, đoàn thể hỗ trợ, hướng dẫn người dân thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nhà cửa ngay sau khi nước rút (nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó); tổ chức phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các khu vực có nguy cơ cao sau khi đã thực hiện vệ sinh môi trường.
Với các bệnh có vaccine, ngành y tế khuyến cáo người dân chủ động tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn.
TP HCM: Phát hiện 60 ca nghi sốt phát ban sởi trong 1 tuần Theo HCDC, số ca sốt phát ban nghi sởi tích lũy từ đầu năm đến tuần 31 trên địa TP là 284 ca, trong đó có 116 ca được xác định trong phòng thí nghiệm. Ngày 10-8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết trong tuần 31 (từ ngày 29-7 đến 4-8), theo ghi nhận, tại TP phát hiện...