Liên tiếp tai nạn tàu hỏa: Xử lý trách nhiệm của địa phương và ngành đường sắt!
Sau 2 vụ tai nạn giao thông đường sắt liên tiếp xảy ra vào chiều 4/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu điều tra, làm rõ nguyên nhân và xử lý các tổ chức, cá nhân gây ra vụ tai nạn, đồng thời xác định trách nhiệm và xử lý trách nhiệm của địa phương xảy ra tai nạn cũng như ngành đường sắt.
Công điện khẩn của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình – Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia – phát đi tối 4/2, gửi tới Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Bộ Công an và Chủ tịch Ủy ban nhân dân kiêm Trưởng ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đường sắt đi qua.
Trong dịp nghỉ Tết Nguyên Đán Đinh Dậu đã xảy ra 8 vụ tai nạn giao thông trên đường sắt, làm chết 6 người, làm bị thương 11 người, tăng 60% về số vụ, 100% về số người chết, 175% số người bị thương so với cùng kỳ Tết Nguyên đán Bính Thân. Đặc biệt, trong ngày 4/2, liên tiếp xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông đường sắt.
Nguyên nhân của tình hình này có nguồn gốc trực tiếp từ hành vi vi phạm quy định pháp luật của những người điều khiển phương tiện tham gia giao thông qua đường ngang, lối đi dân sinh. Đồng thời, cũng cần xác định trách nhiệm của UBND một số tỉnh, thành phố có đường sắt đi qua và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chưa quyết liệt, hiệu quả trong chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) tại các đường ngang cũng như trong việc xác định và xử lý trách nhiệm của địa phương, đơn vị có liên quan.
Hiện trường vụ tai nạn đường sắt xảy ra ở Nam Định chiều 4/2 (ảnh: Đức Văn)
Video đang HOT
Để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế nêu trên và nâng cao hiệu quả những giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, kéo giảm tai nạn giao thông tại các đường ngang qua đường sắt, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu các Bộ và địa phương thực hiện một số giải pháp cấp bách.
Bộ GTVT chỉ đạo Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Bộ Công an, tỉnh Nam Định, Hưng Yên, điều tra, làm rõ nguyên nhân và xử lý các tổ chức, cá nhân gây ra vụ tai nạn;
Phối hợp với cơ quan chức năng của các tỉnh, thành phố có đường sắt đi qua đề xuất phương án bảo đảm an toàn tại đường ngang trên toàn tuyến, bao gồm cả việc xây dựng đường gom, lập chắn đường ngang để xóa bỏ toàn bộ lối đi dân sinh hiện hữu, xác định trách nhiệm cụ thể của đơn vị, địa phương; trước mắt, phải đề xuất phương án và phân công rõ ràng trách nhiệm tổ chức cảnh giới an toàn cho toàn bộ đường ngang, bao gồm cả lối đi dân sinh; phối hợp xử lý và kiến nghị cấp thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm của mọi tổ chức cá nhân…
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ phối hợp với Công an tỉnh Nam Định, Hưng Yên điều tra, làm rõ nguyên nhân tai nạn; chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương có đường sắt đi qua tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt đặc biệt là hành vi mở đường ngang trái phép qua đường sắt.
Cùng đó, Phó Thủ tướng Chủ tịch UBND kiêm Trưởng Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có đường sắt đi qua chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 – 2020; có kế hoạch cụ thể việc xóa bỏ các đường ngang dân sinh trái phép qua đường sắt; cương quyết chấm dứt việc để phát sinh đường ngang trái phép, xử lý trách nhiệm người đứng đầu đơn vị, địa phương có liên quan nếu để xảy ra phát sinh đường ngang dân sinh trái phép…
Phó Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân kiêm Trưởng ban An toàn giao thông tỉnh Nam Định, Hưng Yên, Đồng Nai chỉ đạo các cơ quan chức năng quan tâm cứu chữa nạn nhân bị thương và tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ động viên gia đình các nạn nhân tử vong, các nạn nhân bị thương trong 2 vụ tai nạn tại Nam Định, Hưng Yên ngày 4/2/2017 và vụ tai nạn ngày 1/2/2017 tại Đồng Nai; khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm, đặc biệt là làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng không tổ chức cảnh giới an toàn tại lối đi dân sinh và đường ngang qua đường sắt dẫn đến 3 vụ tai nạn nghiêm trọng này.
C.N.Q
Theo Dantri
Tàu hỏa tông xe du lịch 16 chỗ, nhiều người gặp nạn
Khoảng 15h30 ngày 4/2, xe du lịch 16 chỗ biển Yên Bái khi cố vượt qua đường ngang dân sinh tại huyện Vụ Bản (Nam Định) đã bị đoàn tàu Thống Nhất tông trúng.
Xe du lịch móp méo phần đầu. Ảnh: Nguyễn Hà.
Khoảng 15h30, đoàn tàu Thống Nhất chạy hướng Bắc - Nam, khi đến đường ngang dân sinh không rào chắn tại xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, đã tông trúng xe 16 chỗ biển Yên Bái.
Cú đâm khiến xe khách bị đẩy đi xa, nằm kẹp giữa đoàn tàu và hành lang an toàn đường sắt. Đầu xe móp méo.
Công an tỉnh Nam Định cho biết, tài xế ôtô tử vong tại chỗ, 3 người bị thương được đưa đi cấp cứu.
Đoàn tàu Thống Nhất chạy hướng Bắc - Nam đã phải dừng lại giải quyết sự việc. Ảnh: Nguyễn Hà.
Xe 16 chỗ đang trên đường chở hơn chục khách đi du lịch.
Giang Chinh
Theo VNE
Tàu hoả tông ô tô chở gia đình đi chơi Tết, 2 người chết 10h sáng nay, tàu hỏa chạy từ Quy Nhơn vào Sài Gòn, khi đến Biên Hòa (Đồng Nai) đã tông ô tô 16 chỗ chở nhóm người đi chơi Tết khiến 2 người tử vong. Tàu hỏa đã dừng lại sau khi húc văng ôtô 16 chỗ (Ảnh: Phước Tuấn). 10h15, ôtô 16 chỗ chở khoảng 10 người đi chơi Tết, khi băng...