Liên tiếp phẫu thuật thành công 2 ca bệnh tim nguy cơ đột tử cao
Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa phẫu thuật cấp cứu thành công 2 ca bệnh tim nguy cơ đột tử cao.
Ngày 10-1, BSCK2 Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc chuyên môn, Giám đốc Trung tâm tim mạch Bênh viên Đa khoa Trung ương (BVĐKTƯ) Cần Thơ cho biết, ê kip phẫu thuật tim của BV vừa phẫu thuật cấp cứu thành công 2 bệnh nhân bị ngất, nguy cơ đột tử cao do hẹp khít van động mạch chủ.
Bệnh nhân Hiếu đang điều trị tại BVĐKTƯ Cần Thơ.
Bênh nhân thứ nhất là anh Nguyễn Trung Hiếu (SN 1974, ngụ Vĩnh Long) vào viện trong tình trạng khó thở nhiều, đau ngực, ngất. Bệnh nhân được chẩn đoán hẹp khít van động mạch chủ diện tích mở van 0,5cm2, phình động mạch chủ ngực lên với đường kính 50mm trên nền van động mạch chủ hai mảnh.
Sau khi hội chẩn, ê kip phẫu thuật gồm: BSCK2 Lâm Việt Triều, Trưởng Khoa phâu thuật tim, Ths-BS Nguyễn Công Cửu, BSCK1 Nguyễn Văn Vĩnh, BSCK2 Nguyễn Khắc Minh Trường, đã tiến hành phẫu thuật thay van động mạch chủ cơ học, thay mạch chủ ngực lên bằng ống ghép mạch máu nhân tạo. Bệnh nhân được rút nội khí quản sau 12 giờ phẫu thuật, hiện ăn uống tốt, đi lại bình thường.
Đặc biệt bệnh nhân thứ hai là ông Nguyễn Văn Tháo (SN 1958, ngụ tỉnh Bạc Liêu), có tiền sử bị ngất nhiêu lần, đã điều trị ở nhiều nơi nhưng tình trang ngất không giảm. Lần này, bệnh nhân đến BVĐKTƯ Cần Thơ cấp cứu trong tình trạng bị ngất, đau ngực trái nhiều.
Qua thăm khám, siêu âm tim phát hiện bệnh nhân bị hẹp rất khít van động mạch chủ, diện tích mở van 0,2cm2, van động mạch chủ vôi hóa rất nhiều. Nhận thấy tình trang bệnh nhân đặc biệt nguy hiểm, có nguy cơ đột tử rất cao, nên sau khi hội chẩn phẫu thuật, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cấp cứu thay van động mạch chủ vào ngày 6-1.
Sau mổ 6 giờ, bệnh nhân được rút nội khí quản. Hiện, bệnh nhân ổn định, tỉnh táo, ăn uống tốt, vận động bình thường, hêt đau ngưc, không con ngât.
Video đang HOT
Các BS phẫu thuật tim cho bệnh nhân.
Theo BSCK2 Lâm Việt Triều, Trưởng Khoa Phâu thuật tim BVĐKTƯ Cần Thơ, hẹp van động mạch chủ là nguyên nhân thường gặp gây tắc nghẽn đường tống máu của thất trái. Bệnh thường gặp ở người trên 60 tuổi và không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Khi xuất hiện triệu chứng thì bệnh đã trở nặng, đe dọa tính mạng. Các triệu chứng điển hình là: đau tức ngực, khó thở, mệt khi gắng sức, khó thở khi ngủ, ngất xỉu…
Các triệu chứng này thường chỉ xuất hiện khi hẹp van động mạch chủ mức độ nặng. Hẹp van động mạch chủ có nhiều biến chứng nguy hiểm khi tiến triển đến giai đoạn nặng nguy hiểm nhất là đột tử. Bệnh nhân hẹp van động mạch chủ khít có triệu chứng có nguy cơ cao bị đột tử. Nguy cơ đột tử ở bệnh nhân hẹp van động mạch chủ khít không có triệu chứng khoảng 1%, nhưng khi có triệu chứng con số này là 8-34%.
Hiện, BVĐKTƯ Cần Thơ đã làm chủ được kỹ thuật phẫu thuật thay van tim, trong đó có sự kết hợp thay động mạch chủ ngực. Phẫu thuật van tim kết hợp phình động mạch chủ ngực là một bệnh lý rất phức tạp trong phẫu thuật tim với nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả như kỹ thuật của phẫu thuật viên và ê kíp, trang thiết bị.
Điều này phản ánh sự tiến bộ nhanh chóng của chuyên ngành phẫu thuật tim mach BVĐKTƯ Cần Thơ, giúp cho bệnh nhân tại ĐBSCL hạn chế chuyển lên tuyến trên, giúp giảm tải cho tuyến trên, giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân.
Văn Đức
Theo CAND
Những nguyên nhân gây phù nề bạn cần biết
Phù nề là tình trạng các dịch thể như nước hay huyết tương tích tụ trong các khoang cơ thể hoặc các mô. Dưới đây là những nguyên nhân gây phù nề.
Ngồi quá lâu: Ở một số người, ngồi quá lâu có thể gây phù nề khi đứng dậy hoặc thay đổi tư thế. Khi ngồi với hai chân đặt trên mặt đất trong thời gian dài, trọng lực khiến máu dồn nhanh về phía chân, gây sưng phù.
Di truyền: Một số người mắc chứng phù mạch di truyền, một dạng phù nề gây sưng kéo dài vài tuần. Nguyên nhân thường là do hàm lượng protein C1 trong máu thấp. Phù mạch ở khí quản, mặt và ống tiêu hóa có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Hội chứng thận hư: Ở người mắc hội chứng thận hư, máu không lưu giữ đủ protein để điều hòa lưu thông; thay vào đó, nước tiểu đào thải protein ra khỏi cơ thể. Lưu thông máu bất thường có thể gây phù nề ở mắt và chân.
Suy tim: Suy tim là khi tim quá yếu để bơm máu đi khắp cơ thể. Lưu thông máu bị ngừng trệ ở các chi, và huyết áp cao ở các tĩnh mạch làm máu tràn vào các mô quanh mạch máu. Máu tràn vào các túi khí, gây phù phổi.
Phẫu thuật: Phẫu thuật có thể gây phù nề ở một số người. Sau một số loại phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật tim, sự mất cân bằng hormone khiến các tĩnh mạch không đủ khả năng giữ các dịch tĩnh mạch, khiến dịch này tràn vào các mô quanh tim và phổi.
Phù nề khi điều trị tăng đường huyết: Tăng đường huyết là một đặc tính của bệnh tiểu đường. Khi điều trị tình trạng này, nhiều bác sĩ sử dụng các biện pháp mạnh để chống lại tác động của đường huyết cao. Tuy vậy, phương pháp này đôi khi có thể gây phù não, thậm chí tử vong.
Hạ natri máu: Hàm lượng natri trong máu thấp có thể gây mất cân bằng dịch thể. Nếu lượng nước vào cơ thể cao hơn lượng natri, sự mất cân bằng này có thể gây phù nề. Khi điều trị hạ natri máu, bác sĩ thường phân tán dịch thể và các chất điện giải từ từ để tránh gây phù não.
Hóa trị ung thư: Phù nề có thể xuất hiện trong quá trình hóa trị ung thư. Một nhóm thuốc có tên là taxane được sử dụng trong hoá trị có thể làm tăng lượng chất lỏng trong mạch máu và làm tăng dịch ngoại bào. Phù nề thường xuất hiện ở cánh tay và cẳng chân.
Hội chứng suy hô hấp cấp: Hội chứng suy hô hấp cấp diễn ra khi các mao mạch ở hệ hô hấp có tính thẩm thấu cao, cho phép quá nhiều dịch lỏng tràn vào các mô lân cận. Điều này làm dịch lỏng tràn vào các túi khí trong phổi./.
T.H./VOV.VN (biên dịch)
Theo Facty
30 phút điều trị thành công cho bệnh nhân tiểu máu 6 tháng Ngày 19-12, BSCKII Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương (BVĐKTƯ) Cần Thơ cho biết, các BS của BV vừa điều trị thành công cho một bệnh nhân bị tiểu máu 6 tháng do giả phình mạch thận sau chấn thương mà không cần phẫu thuật. Theo đó, bệnh nhân Nguyễn Thị A. (SN 1961, ngụ TP Cần...