Liên tiếp nhận tín nhiệm “rác”, kinh tế Nga rất xấu?
Khó khăn dồn dập khiến nền kinh tế Nga năm 2015 có thể suy giảm tới 5,5%, trong bối cảnh thoái vốn đầu tư khỏi Nga đã lên tới 151,5tỷ USD.
Nga liên tiếp bị hạ chỉ số tín nhiệm xuống sát mức “rác”
Sau Fitch và S&P (Standard & Poor’s), tiếp tục đến lượt Moody’s hạ điểm tín nhiệm của Nga. Hãng đánh giá chỉ số tín nhiệm đầu tư này hôm 16-1 đã cắt giảm một bậc điểm tín nhiệm của Nga, đồng thời cảnh báo có thể hạ định hạng tín nhiệm của nước này về ngưỡng “rác” (junk) trong thời gian tới.
Theo hãng tin Bloomberg, Moody’s hạ điểm tín nhiệm của Nga từ Baa2 xuống Baa3, chỉ còn cao hơn 1 bậc so với ngưỡng “rác”. Mức điểm này ngang bằng với điểm tín nhiệm mà hai tổ chức chuyên đánh giá tín nhiệm đầu tư, có uy tín khác là S&P và Fitch dành cho Nga.
Ngoài hạ xếp hạng tín nhiệm trái phiếu Chính phủ Liên bang Nga xuống một bậc, từ “Baa2″ xuống “Baa3″, Moody’s cũng hạ chỉ số đánh giá tín dụng ngắn hạn của Nga từ “P-2″ xuống “P-3″, ngang hàng với Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đó, vào tháng 10, Moody’s đã hạ chỉ số của Nga xuống “Baa2″.
Giải thích lý do hạ xếp hạng tín nhiệm của Nga, Moody”s cho biết, đà lao dốc của giá dầu và sự khủng hoảng của đồng ruble đã khiến kinh tế Nga lao đao trong vài tháng qua; đồng thời kéo giảm triển vọng tăng trưởng của nước này xuống mức “tiêu cực”, đồng thời cảnh báo là cả hai tiêu chí xếp hạng này có thể được đưa ra xem xét để hạ cấp tiếp.
Moody’s nhận định cú sốc giá dầu cùng với lệnh cấm vận đang làm xói mòn những nền tảng của nền kinh tế Nga và ngày càng gây áp lực lên cả khu vực kinh tế công cũng như tư nhân. Nếu bị hạ xuống dưới mức xếp hạng đầu tư rủi ro, các tài sản nợ do Nga phát hành có thể bị bán tháo bởi các nhà đầu tư nhạy cảm với xếp hạng.
Sự sụt giảm của giá dầu và sự suy yếu của đồng Ruble đã khiến kinh tế Nga khốn đốn
Động thái này diễn ra đúng một tuần sau khi 2 trong số 3 tổ chức đánh giá chỉ số tín nhiệm đầu tư uy tín nhất thế giới (Big Three) là Fitch hạ xếp hạng của Nga xuống BBB-, còn Standard & Poor”s đã đánh tụt tín nhiệm nước này từ tháng 12 năm ngoái.
Tháng 12-2014, tổ chức đánh giá tín nhiệm Standard & Poor’s tuyên bố có thể hạ định hạng tín nhiệm của Moscow xuống ngưỡng không khuyến khích đầu tư (junk bond) – tức mức “rác”, bởi “sự suy giảm nhanh chóng trong mức độ linh hoạt tiền tệ của Nga và ảnh hưởng của nền kinh tế suy yếu đối với hệ thống tài chính của nước này”.
Hồi tuần trước, Fitch vừa hạ tín nhiệm của Nga xuống sát mức thấp nhất của bậc đầu tư, do giá dầu lao dốc và xung đột Ukraine khiến nước này lâm vào khủng hoảng tiền tệ tồi tệ nhất 17 năm. Tín nhiệm của Nga bị hạ một bậc từ BBB xuống BBB-, đồng hạng với Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.
“Triển vọng kinh tế Nga đã suy giảm đáng kể từ giữa năm 2014, sau đợt lao dốc của giá dầu và đồng rouble, cộng với việc nâng lãi suất quá mạnh” – người phát ngôn của Fitch cho biết. Lần cuối tổ chức này hạ xếp hạng của Nga là vào năm 2009.
Trong lần hạ chỉ số tín nhiệm của Nga tháng 12-2014, Standard & Poor’s đã cảnh báo khả năng mức độ tín nhiệm của Nga bị hạ xuống mức “rác” (đồng nghĩa với rủi ro lớn cho các nhà đầu tư), khả năng Nga mất xếp hạng đầu tư lần đầu tiên trong một thập kỷ qua là 50%.
Video đang HOT
Moody’s hạ điểm tín nhiệm của Nga gần sát mức “rác”
Hãng cho biết họ sẽ quyết định việc này vào giữa tháng 1. “Điều người ta quan tâm bây giờ là khi nào Nga sẽ bị hạ xuống mức rác. Tôi cho rằng S&P sẽ thực hiện việc này trong vòng 3 tháng tới”, Win Thin – Giám đốc chiến lược các thị trường mới nổi tại Brown Brothers Harriman & Co cho biết.
Mỹ-phương Tây sập “bẫy vàng” của Nga?
Chỉ số tín nhiệm giảm, kinh tế Nga đang suy sụp
Như vậy, đến thời điểm này, cả ba tổ chức tín nhiệm đầu tư hàng đầu thế giới đã lần lượt cắt giảm điểm tín nhiệm của Nga về sát ngưỡng “rác” đi kèm triển vọng “tiêu cực”. Những đánh giá này có thể sẽ tác động rất lớn đến nhà đầu tư và là rào cản lớn đối với tăng trưởng kinh tế Nga.
Theo nhà quản lý quỹ Ian Hague thuộc Firebird Managemenet LLC, mức xếp hạng rác sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến nợ của các doanh nghiệp Nga. Nhiều doanh nghiệp nhà nước của Nga đang phải chịu lệnh trừng phạt và đã không thể tiếp cận thị trường vốn quốc tế.
“Nhiều doanh nghiệp quốc doanh của Nga hiện đã nằm trong diện bị trừng phạt và không được tiếp cận với thị trường nợ quốc tế. Bởi thế, họ sẽ không thể có được những khoản vay mới để thanh toán những khoản nợ cũ” – ông Ian Hague nhận định.
Giá dầu đã giảm mạnh kể từ giữa năm 2014 và thị trường dầu mỏ toàn cầu vân tiếp tục giảm từ đầu năm 2015 đến này, khiến dầu Brent và dầu WTI của Mỹ xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4-2009, khiến triển vọng đối với bậc xếp hạng nhà phát hành dài hạn của Nga được xếp ở mức tiêu cực.
Rouble Nga đã mất giá gần một nửa năm ngoái
Nước xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới đang trên bờ vực suy thoái, sau khi giá dầu – mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước này, chiếm tới 50% GDP của Nga đã giảm tới hơn 50% từ tháng 6/2014. Cũng trong 6 tháng qua, đồng Ruble mất giá 47% dưới sức ép của giá dầu lao dốc kỷ lục và lệnh trừng phạt của phương Tây.
Trong trung hạn, cú sốc giá dầu nghiêm trọng và có thể sẽ kéo dài. Hơn nữa, các biện pháp trừng phạt lên Nga do khủng hoảng Ukraine của Mỹ cùng các đồng minh đã khóa chặt kênh vay vốn quốc tế của Nga, đang làm suy yếu các yếu tố nền tảng của nền kinh tế Nga, tiếp tục làm xấu đi triển vọng tăng trưởng kinh tế của nước này.
Đồng Ruble mất giá thê thảm khiến Ngân hàng Trung ương Nga tăng lãi suất 6 lần kể từ tháng 3 năm ngoái và chi 88 tỷ USD từ dự trữ ngoại hối để bảo vệ tỷ giá đồng nội tệ. Trong tuần trước, chi phí bảo hiểm cho trái phiếu Nga đã tăng lên mức cao nhất trong 6 năm qua, trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư bán tháo đồng rouble, cổ phiếu và trái phiếu Nga.
Để đối phó với cuộc khủng hoảng tiền tệ, giới chức quản lý kinh tế Nga đã thực hiện hàng loạt biện pháp khẩn cấp như tăng lãi suất mạnh nhất 17 năm, lên kế hoạch bơm 1.000 tỷ rouble cho các ngân hàng và buộc các hãng xuất khẩu đổi doanh thu ngoại tệ ra rouble.
“Quyết định này cho thấy Nga đang mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn với giá dầu giảm và các lệnh trừng phạt ngày càng khắc nghiệt. Chính sách thiếu chắc chắn và khủng hoảng sâu đang ăn mòn lẫn nhau. Rất khó để Nga thoát khỏi tình trạng bị xuống mức “rác”" – ông Nicholas Spiro, Giám đốc điều hành Sovereign Strategy nhận xét trên Bloomberg.
Giá dầu đã sụt giảm tới hơn 50% trong 6 tháng qua
“Nguy cơ này đang tới gần. Và các hãng đánh giá chỉ đang phản ánh thực tế rằng trái phiếu Nga đang giao dịch chẳng khác nào ở mức rác. Nga đang đi theo hướng sai lầm và nếu không thay đổi lập trường chính trị về Ukraine, hoặc giá dầu không bật lên, nguy cơ này là khó tránh khỏi”, Rudolph-Riad Younes – đồng sáng lập quỹ đầu tư R Squared Capital nhận xét.
Thoái vốn đầu từ kỷ lục khiến kinh tế Nga suy giảm mạnh trong năm 2015
Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, việc hạ chỉ số tín nhiệm sẽ chỉ ảnh hưởng đến nợ doanh nghiệp chứ không tác động đến vốn vay hay đầu tư mới bởi “hiện nay tâm lý thị trường vốn đã coi Nga là địa điểm không hấp dẫn để đầu tư” – Ông Vladas Zaborovskis tại Quỹ đầu tư Trái phiếu Đông Âu cho biết.
Tuy nhiên, nếu một vài cơ quan nữa xếp tín dụng chỉ số tín nhiệm Nga vào mức rác – ngưỡng không khuyến khích đầu tư – nhiều nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu Nga có thể mạnh tay bán ra tài sản này, thổi bùng đà tháo vốn khỏi Nga. Các chuyên gia cảnh báo xu hướng này có thể xô đổ thị trường chứng khoán và trái phiếu của Nga.
Bộ trưởng phát triển kinh tế Nga Alexei Ulyukayev cho biết, các công ty Nga, vốn bị phương Tây chặn kênh tiếp cận thị trường tài chính qua các lệnh trừng phạt, càng “khát” nguồn vốn mới. Nhưng nếu Nga tiếp tục bị hạ bậc, điều khoản trong các thỏa thuận vay nợ có thể bị sửa đổi, khiến Nga phải thanh toán nợ sớm hơn.
Ông Dmitry Dudkin, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại công ty UralSib Capital nhận xét là giá dầu càng giảm, kịch bản này càng dễ xảy ra. Còn ông ông Ulyukayev cảnh báo “Nga sẽ phải chịu hậu quả về mặt tài chính. Chúng tôi không thể công bố con số chính xác, nhưng ước tính vào khoảng 20 – 30 tỷ USD”.
Dòng vốn đầu tư vào Nga đang giảm trầm trọng, dòng vốn chảy ra cũng tăng mạnh
Hạ bậc tín nhiệm xuống mức rác sẽ đẩy xếp hạng đầu tư của Nga về mức của năm 2004. Nó có thể làm dấy lên cơn sốt bán tháo ở các quỹ đầu tư bảo thủ, vốn không mua trái phiếu bị xếp dưới hạng khuyến nghị đầu tư – bà Anna Nesterova, giám đốc công ty đầu tư Capital Center dự đoán xu hướng.
Quả thực là điều đó đã bắt đầu xảy ra. Theo số liệu do Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) công bố hôm 16-1, lượng vốn đầu tư ròng tháo chạy khỏi nước này trong năm 2014 là 151,5 tỷ USD, cao chưa từng có từ trước đến nay, và cao hơn nhiều so với mức ước tính sơ bộ được đưa ra trước đây.
Trong bối cảnh giới đầu tư nước ngoài liên tục rút vốn khỏi Nga, dự trữ ngoại hối của nước này dự báo sẽ nhanh chóng cạn kiệt khi nhu cầu ngoại tệ của khối doanh nghiệp và ngân hàng tăng mạnh.
Do đó, Moody”s cũng hạ dự báo tăng trưởng GDP của Nga trong năm 2015 và 2016. Kinh tế Nga có thể sẽ suy giảm 5,5% trong năm 2015 và 3% trong năm 2016. Kết quả là, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thực trong 10 năm tính đến năm 2018 sẽ về 0%.
Tuy nhiên, Moody”s cũng hy vọng rằng, Nga sẽ tháo gỡ được phần nào khó khăn thông qua thặng dư tài khoản vãng lai. Năm 2014, thặng dư tài khoản vãng lai của Nga đạt 56,7 tỷ USD và thặng dư thương mại đạt 185,6 tỷ USD, theo số liệu mới công bố của ngân hàng trung ương Nga trong ngày 16/1.
Tuy nhiên, cơ bản là các chuyên gia kinh tế phương Tây đều thống nhất nhận định là năm 2015 sẽ rất xấu đối với kinh tế Nga.
Thiên Nam
Theo_Báo Đất Việt
Thủ tướng Medvedev cảnh báo Nga có thể rơi vào "suy thoái sâu"
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev nhấn mạnh, chính phủ sẽ tiếp tục nỗ lực theo đuổi những mục tiêu chiến lược cũng như các kế hoạch chi tiêu để tránh nguy cơ đất nước trượt vào "suy thoái sâu".
Phát biểu trong một cuộc họp tại Moscow, ông Dmitry Medvedev tuyên bố, Nga sẽ phải đối mặt với nguy cơ trượt vào "một cuộc suy thoái sâu" do các biện pháp trừng phạt của nước ngoài nếu chính phủ bỏ rơi các kế hoạch chi tiêu.
Thủ tướng Nga cảnh báo, tình hình hiện nay của nước Nga còn tồi tệ hơn thời điểm khủng hoảng năm 2008 bởi "một số nước đang thực sự cản trở sự phát triển của Nga".
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev
Nền kinh tế phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga đang chịu ảnh hưởng lớn vì giá dầu sụt giảm. Nhiều chuyên gia dự báo, nền kinh tế Nga sẽ rơi vào suy thoái trong năm sau.
Một dấu hiệu báo hiệu điều đó là đồng Rúp của Nga đang mất giá mạnh. Đồng Rúp của Nga cùng với đồng Hryvnia của Ukraine là 2 loại tiền tệ bị mất giá nhiều nhất trong năm nay, giảm hơn một nửa giá trị.
Công ty tài chính Standard and Poor's hôm qua xếp Nga vào diện theo dõi tín dụng tiêu cực vì sự suy thoái nhanh chóng của Nga ở "tính linh hoạt tiền tệ và tác động của nền kinh tế suy yếu đối với hệ thống tài chính".
Để ngăn chặn việc bán tháo đồng Rúp, Ngân hàng Trung ương Nga đã nâng lãi suất lên đến 17%. Động thái này làm chậm sự suy giảm của đồng Rúp, song một số chuyên gia quan ngại các doanh nghiệp Nga và các hộ gia đình Nga sẽ bị ảnh hưởng.
Thủ tướng Medvedev khẳng định việc tăng lãi suất chỉ là một biện pháp tạm thời. Lãi xuất sẽ được hạ xuống ngay sau khi đồng Rúp ổn định.
Mỹ và Liên minh châu Âu đã áp đặt một loạt những biện pháp trừng phạt nhắm vào Nga sau khi cáo buộc Moscow can thiệp vào cuộc xung đột tại Ukraine và sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3 năm nay.
Theo NTD
Đồng RUB của Nga tiếp tục giảm đầu phiên giao dịch 17/12 Đồng Rúp (RUB) của Nga tiếp tục lao dốc vào đầu phiên giao dịch ngày 17/12 mặc dù ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất trước đó. Hệ thống tài chính Nga đang trong giai đoạn hỗn loạn khi các nhà đầu tư và người dân mất dần niềm tin vào đồng Rúp. Cụ thể, đồng USD đã tăng 3,91 lên mức...