Liên tiếp các vụ ngộ độc tập thể: Cẩn trọng lựa chọn và sử dụng thực phẩm
Trong vài tuần qua, trên cả nước xảy ra nhiều vụ ngộ độc tập thể, có vụ cả trăm người mắc.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, người dân cần tuân thủ ăn chín, uống sôi, lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ và đảm bảo các nguyên tắc chế biến để tránh nguy cơ ngộ độc.
Ảnh minh họa.
Nhiều vụ ngộ độc tập thể
Vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra mới đây nhất với gần 100 du khách sau khi ăn tiệc tại nhà hàng H.P trên đường Hoàng Hoa Thám, TP Vũng Tàu tối 15/7. Được biết, bữa tiệc hải sản gồm các món súp trứng cút, mực chiên bột, tôm, gỏi, gà, lẩu cá chẽm… Tất cả du khách này sau khi ăn đều có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn và được cấp cứu tại Bệnh viện Lê Lợi, TP Vũng Tàu. Ngành y tế Bà Rịa – Vũng Tàu đã lấy các mẫu thức ăn tại nhà hàng, nơi có gần 100 du khách ăn uống nghi bị ngộ độc thực phẩm để đưa đi xét nghiệm, điều tra nguyên nhân.
Theo số liệu về tình trạng ngộ độc thực phẩm của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2020, cả nước xảy ra 40 vụ ngộ độc thực phẩm với 1.087 người bị ngộ độc, trong đó có 15 người tử vong. Chỉ tính riêng trong tháng 6, cả nước xảy ra 9 vụ ngộ độc thực phẩm với 393 người bị ngộ độc.
Cũng trong tuần qua, tại Quảng Ninh xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm với 17 người mắc. Các bệnh nhân cho biết, họ cùng ăn một bữa cơm từ khoảng 6 giờ sáng 15/7. Đến gần sáng ngày 16/7, cả 17 người đều đau quặn bụng từng cơn, nôn, đại tiện phân lỏng nhiều lần và được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí.
Video đang HOT
Trước đó, tại Tuyên Quang cũng có 25 bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Tuyên Quang trong tình trạng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy sau khi dùng bữa cơm trưa tại phân xưởng một công ty. Cơ quan chức năng đã kiểm tra mẫu thức ăn, điều tra nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.
Tại Hà Nội, tuy từ đầu mùa Hè đến nay chưa xảy ra vụ ngộ độc tập thể nào nhưng rải rác một số ca ngộ độc được chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Điển hình nhất là trường hợp một phụ nữ ở quận Đống Đa, nhập viện trong tình trạng đau bụng, buồn nôn, mất nước do tiêu chảy, tụt huyết áp và suy thận. Trước đó, người này đã ăn một quả đào mua của người bán hàng rong ngoài đường.
Biểu hiện và cách phòng ngừa
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), ngộ độc thực phẩm do ba nguyên nhân chính. Đó là thực phẩm nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, virus) hoặc độc tố của vi sinh vật (độc tố vi khuẩn); thực phẩm bị nhiễm hóa chất và bản thân thực phẩm có độc (như nấm độc, cá nóc…). Ngoài ra, nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm còn do khâu bảo quản và chế biến thực phẩm như: Chế biến thức ăn qua nhiều khâu thủ công, nấu thức ăn giàu đạm không chín kỹ, để nhiễm bẩn giữa các thực phẩm với nhau…
Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra sau khi người bệnh ăn phải các món ăn độc hại, không đảm bảo, không được chế biến kỹ… Người bị ngộ độc thường có biểu hiện đau bụng và tiêu chảy nhiều lần. Tùy mức độ nghiêm trọng khác nhau, người bệnh có thể đi ngoài ra máu, đặc biệt trong các trường hợp ngộ độc do vi khuẩn Shigella, Salmonella, Campylobacter hoặc vi khuẩn E.coli. Kèm theo tiêu chảy nhiều lần còn có những dấu hiệu như đầy hơi, chướng bụng hay bụng sôi ùng ục.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên khuyến cáo, đối với người bệnh có các triệu chứng nôn mửa sau khi ăn thực phẩm nhiễm độc, cần tìm cách để người bị ngộ độc nôn hết thức ăn trong bụng ra. Đối với người bệnh tiêu chảy, có thể sử dụng dung dịch oresol hòa tan để tránh tình trạng đi ngoài nhiều gây mất nước trong cơ thể. Những người có biểu hiện ngộ độc nhẹ như đau bụng, đi ngoài có thể uống men tiêu hóa để cải thiện tình hình, giảm các cơn đau. Nếu bệnh nhân có các triệu chứng khác lạ, như co giật, rối loạn ý thức hay suy hô hấp thì không sử dụng biện pháp gây nôn bởi sẽ ảnh hưởng tới tính mạng. Thay vào đó, cần nhanh chóng chuyển người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị.
Thời tiết nắng nóng như hiện nay là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây tiêu chảy, ngộ độc đường ruột sinh sôi, nảy nở, xâm nhập vào thực phẩm. Chính vì vậy, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên khuyến cáo, người dân nên chủ động lựa chọn, sử dụng, bảo quản thực phẩm đúng cách, tránh nguy cơ gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe.
5 cách cần làm ngay để tăng cường sức đề kháng
Bên cạnh việc tập luyện thể thao, chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh, thì việc bổ sung vitamin C mỗi ngày giúp tăng cường sức đề kháng phòng chống các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể là "phương thuốc" hữu hiệu hiện nay.
Sức đề kháng là gì?
Theo các chuyên gia y tế, sức đề kháng là biểu hiện của hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch là một hệ thống bảo vệ vật chủ gồm nhiều cấu trúc và quá trình sinh học của cơ thể nhằm bảo vệ chống lại bệnh tật. Các chuyên gia cho rằng, một hệ miễn dịch tốt, sức đề kháng tốt là "thành trì" bảo vệ sức khỏe khỏi mọi sự tấn công từ các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.
Mỗi bệnh nhân có mức độ bệnh nặng nhẹ khác nhau là do sức đề kháng khác nhau. Nếu sức đề kháng tốt, cơ thể khỏe mạnh thì ít nguy cơ mắc bệnh hơn, trường hợp không may có mắc thì bệnh cũng sẽ diễn biến nhẹ và phục hồi nhanh hơn.
Việc bổ sung các chất tăng cường miễn dịch giúp cơ thể có sức đề kháng tốt. Điều này sẽ gia tăng sự đáp ứng miễn dịch hoặc tác động kích thích các cytokin, interleukin làm cho tế bào miễn dịch tiết ra nhiều kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh.
Làm thế nào để tăng sức đề kháng
Thay đổi lối sống, sinh hoạt lành mạnh như hạn chế rượu, bia, hút thuốc lá, đồng thời tập thể dục đều đặn, nghỉ ngơi hợp lý, tránh mất ngủ,... để nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng.
Luyện tập thể thao mỗi ngày là cách tự nhiên nhất để tăng cường sức đề kháng.
Bổ sung vitamin C bằng một chế độ ăn lành mạnh với nhiều rau, củ (bông cải xanh, ớt chuông, cà rốt...) và trái cây (đu đủ, chuối, cam, bưởi, kiwi...) sẽ giúp bổ sung vitamin C.
Nếu không có thời gian để chuẩn bị các loại thức uống từ trái cây hay rau củ, bạn có thể sử dụng nước Trà Xanh đóng chai mỗi ngày giúp bổ sung vitamin C, tăng cường sức đề kháng một cách tiện lợi nhất.
Vitamin C có khả năng củng cố hệ thống miễn dịch hiệu quả nhất, giúp thúc đẩy quá trình sản xuất tế bào bạch cầu. Đây là lá chắn để chống lại các nguy cơ nhiễm trùng cho cơ thể. Ngoài ra, vitamin C còn là liều thuốc bổ sung hữu hiệu giúp hỗ trợ chữa trị chứng bệnh cảm.
Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM phát tặng Trà Xanh Không Độ cho những người tham gia hiến máu giúp bổ sung vitamin C, tăng cường sức đề kháng. (Ảnh: Hoàng Hùng)
Trà xanh có chứa hoạt chất chống oxy hóa tự nhiên với hợp chất EGCG, cùng với việc bổ sung vitamin C, dùng ít nhất 2 chai Trà xanh đóng chai giúp bạn tăng cường sức đề kháng cơ thể mỗi ngày.
Kiểm soát căng thẳng: Khi căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra các hormone như cortisol và adrenaline làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Căng thẳng trong một thời gian dài khiến con người dễ mắc các bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Có thể thực hành thiền hoặc tập yoga để giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Sống vui vẻ, hạnh phúc: cuộc sống vui tươi và hạnh phúc hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ, bảo vệ toàn diện cơ thể khỏi các căn bệnh một cách tự nhiên mà không cần dùng đến bất kỳ loại thuốc nào.
Tận hưởng cuộc sống mỗi ngày với thái độ tích cực cũng giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể.
Thực hiện các bước để tránh nhiễm khuẩn: Đeo khẩu trang mỗi khi ra đường hay chỗ đông người; Thường xuyên rửa tay bằng nước sát trùng, ăn chín, uống sôi là cách đơn giản nhất tránh việc nhiễm các vi khuẩn và virus từ ngoài môi trường. Nhờ đó hệ miễn dịch sẽ không phải làm việc vất vả và luôn duy trì sức mạnh.
Đông Hường
Những điều các mẹ bầu phải thuộc nằm lòng khi sinh con trong mùa dịch COVID-19 Làm thế nào để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé khi sinh con trong mùa dịch COVID-19, đó là điều lo lắng phổ biến của các mẹ khi đang mang thai và cận kề ngày sinh. Dưới đây là những lời khuyên dành cho các mẹ sắp sinh cũng như mới sinh xong: Tuyệt đối tuân thủ các biện...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Những loại rau củ lành mạnh bạn nên ăn hàng ngày

Bệnh viện tuyến huyện Hà Tĩnh mổ lấy thai dây rốn quấn cổ 5 vòng hiếm gặp

Dấu hiệu ung thư gan bạn không nên bỏ qua

Sỏi tiết niệu hiểm họa thầm lặng có thể gây suy thận và tử vong

Tuyệt chiêu thải độc, phục hồi gan sau khi uống rượu bia

Nhiều người mất con vì gen bệnh di truyền ẩn

Suýt chết sau mũi tiêm ở phòng khám tư

Thách thức kiểm soát đường huyết cho người bệnh tiểu đường trong mùa hè

Đột phá mới trong nghiên cứu vắc xin ngừa các chủng cúm nguy hiểm

Ăn 1 nắm rau này quý như 'nhân sâm người nghèo', mọc đầy bờ rào mà ít ai hay

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn

5 bài thuốc chữa bệnh quý từ loài cỏ dại ven đường
Có thể bạn quan tâm

3 lợi ích của tập luyện trong thời kỳ mãn kinh
Kiến thức giới tính
20:19:25 10/05/2025
Nữ nghệ sĩ sở hữu biệt thự 4 tầng, rộng 1000m2 ở Thủ Đức, 54 tuổi đẹp nuột nà như 20 nhưng lẻ bóng
Sao việt
20:12:39 10/05/2025
Ba mẫu ô tô cũ gần 20 năm tuổi, giá rẻ nhưng vẫn đẹp dáng
Ôtô
20:02:57 10/05/2025
Tương lai của Bruno được định đoạt
Sao thể thao
19:55:55 10/05/2025
Doãn Hải My ẩn ý "người thứ 3", nghi trục trặc với Văn Hậu, lộ diện mạo sốc?
Netizen
19:50:45 10/05/2025
Cảnh tượng chưa từng thấy sau vụ tai nạn giao thông giữa ngã tư
Tin nổi bật
19:49:15 10/05/2025
Điều quan trọng cần lưu ý trước khi mua máy chơi game Switch 2
Đồ 2-tek
19:48:49 10/05/2025
Google buộc các ứng dụng Android phải nâng cấp
Thế giới số
19:40:56 10/05/2025
Mỹ nhân Kim Bo Ra ly hôn sau gần 1 năm cưới
Sao châu á
19:24:33 10/05/2025
Chật vật khi làm mẹ đơn thân cùng món nợ khổng lồ từ chồng cũ
Góc tâm tình
18:41:50 10/05/2025