Liên tiếp các vụ bệnh nhân bị cắt thận, cưa chân kiện bác sĩ, bệnh viện
Hàng loạt vụ bệnh nhân kiện bác sĩ (BS), bệnh viện (BV) với mức bồi thường lớn xảy ra trong thời gian gần đây đã khiến cho dư luận quan tâm. Tuy nhiên, để nhận được tiền bồi thường cũng không dễ khi cả người kiện, luật sư cũng “tù mù” về kiến thức y khoa…
Bệnh nhân Hứa Cẩm Tú bị cắt nhầm 2 quả thận vẫn phải mỏi mòn đi kiện. Ảnh: H.D
Kiện vì bị cắt mất thận, cưa chân…
Mới đây nhất- ngày 17.7, ông Nguyễn Văn Hạnh (52 tuổi, trú tại Cai Lậy, Tiền Giang) đã gửi đơn đến Sở Y tế tỉnh này để yêu cầu BV Đa khoa huyện Cái Bè bồi thường cho ông 204 triệu đồng. Vụ việc xảy ra ba tuần trước đó, khi ông Hạnh bị tai nạn giao thông được đưa vào cấp cứu tại BV huyện và bị chẩn đoán gãy mâm chày. Các BS đã chỉ định nẹp máng bột từ đùi xuống. Tuy nhiên, sau đó chân sưng to, đau nhức dữ dội, gia đình đã chuyển ông vào BV Đa khoa tỉnh. Các BS ở BV tỉnh đã xác nhận ông không chỉ gãy mâm chày mà còn chấn thương gót chân trái và chuyển lên BV Chợ Rẫy TPHCM. Tại đây, các BS đã tiến hành cắt bỏ chân vì đã hoại tử.
Lãnh đạo BV huyện Cái Bè cho rằng, bệnh nhân sau khi về nhà đã tháo bỏ máng bột và không quay lại tái khám theo yêu cầu của BS. Đến khi vào BV tỉnh thì nơi đây lại tiếp tục đặt lại máng bột như BV huyện và nằm lại điều trị một ngày, sau đó mới chuyển lên BV Chợ Rẫy; vì thế, trách nhiệm trong vụ này chưa hẳn thuộc về BV Cái Bè. Lý do ông Hạnh đòi BV huyện bồi thường 204 triệu là do: Cả hai vợ chồng ông không có đất sản xuất phải đi làm thuê, con còn đi học. Việc ông bị cưa chân thì không thể đi làm được nên BV Cái Bè phải có trách nhiệm bồi thường chi phí điều trị và thiệt hại do mất thu nhập.
Tương tự như trường hợp của ông Hạnh, bệnh nhân Hứa Cẩm Tú (38 tuổi, trú tại Thới Lai, Cần Thơ) vừa có đơn khởi kiện BV Đa khoa TP.Cần Thơ và yêu cầu bồi thường thiệt hại 350 triệu đồng do bị êkíp mổ của BV cắt nhầm 2 quả thận của mình.
Trước đó, bệnh nhân được chỉ định mổ nội soi thận trái ứ nước. Tuy nhiên, sau ca phẫu thuật, bệnh nhân bị phù nề nên gia đình đưa đi siêu âm lại, đã phát hiện chị Tú bị cắt mất 2 quả thận. BS phẫu thuật chính đã thừa nhận việc cắt 2 quả thận và nguyên nhân được BV đưa ra là chị Tú bị thận móng ngựa.
Đến tháng 7.2012, chị Tú được BV Đa khoa TƯ Huế ghép thận thành công. Theo gia đình bệnh nhân này, suốt tám tháng điều trị tại BV TƯ Huế, mỗi tháng BV Đa khoa TP.Cần Thơ hỗ trợ 6 triệu đồng. Nhưng từ ngày 5.9.2012, BV chỉ hỗ trợ 3.000.000 đồng/tháng. Đến ngày 24.5 vừa qua, BV thông báo ngừng chu cấp tiền cho chị Tú, chỉ hỗ trợ về y tế. Sau đó, thấy không ổn, BV đã đưa tiền trợ cấp trong tháng 6 là 3 triệu đồng.
Video đang HOT
Theo đơn khởi kiện, gia đình yêu cầu BV Cần Thơ bồi thường các khoản thiệt hại bao gồm: Chi phí chữa bệnh hợp lý, thu nhập thực tế bị mất từ chăn nuôi, thu nhập bị mất của anh Trí, khoản tiền bù đắp về tinh thần, trợ cấp cho 3 đứa con… hơn 350 triệu đồng. Ngoài ra, chị Tú cũng yêu cầu, nếu sức khỏe chị có biến chứng phải điều trị thì BV phải trả chi phí điều trị, ăn uống, đi lại…
Được biết gia đình chị Tú thuộc diện hộ nghèo, ba đứa con trong độ tuổi đi học. Sau khi chị bị cắt mất hai quả thận, sức khoẻ yếu nên không thể làm việc để có thu nhập. Người chồng nghỉ làm để chăm sóc cho vợ bệnh và ba con nên kinh tế rất khó khăn.
Kiện khó thắng
Tuy nhiên, để kiện BV đòi được số tiền mà các nạn nhân đưa ra là chuyện không phải dễ. Lâu nay, tại nhiều BV, việc các BS chẩn đoán sai; phẫu thuật, điều trị để xảy ra tai biến, gây tử vong cho người bệnh… nhưng cuối cùng chỉ được BV “rút kinh nghiệm”… hoặc đóng cửa bảo nhau và cuối cùng hậu quả nặng nề lại đẩy cho gia đình nạn nhân gánh chịu. Đơn cử, vụ nạn nhân Phạm Phú Chung – 19 tuổi ở Đà Nẵng – bị tử vong do BS tắc trách; vụ em Nguyễn Thị Bích Hiền – 19 tuổi, ở tổ 1, thôn An Hòa, xã Tam An, huyện Phú Ninh – cũng bị tử vong do BS BV Đa khoa Quảng Nam chẩn đoán sai bệnh… Các trường hợp sai sót trên đều để lại hậu quả nặng nề, tuy nhiên, chưa thấy BV nào “dũng cảm” đứng ra nhận trách nhiệm…
Bệnh nhân sau phẫu thuật bị mù mắt tại BV Mắt TPHCM.
BS Nguyễn Hoàng Bắc – BV Đại học Y-Dược TPHCM – cho rằng, ngành y cũng như các ngành nghề khác, có đúng có sai, có thành công và thất bại. Việc điều trị- đặc biệt là phẫu thuật cho bệnh nhân- cũng vậy. Không phải cứ mổ là bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn mà y khoa luôn có những tỉ lệ rủi ro, tai biến…
Biết là vậy, nếu tai biến, rủi ro do khách quan thì lại là khía cạnh khác. Còn ở đây, nhiều lúc sự việc xảy ra “sai mười mươi” nhưng BV cứ dây dưa hoặc im lặng và để thời gian xoá dần sự việc. Chẳng hạn vụ nạn nhân Phạm Thị Thanh Xuân (26 tuổi, trú tại phường Hiệp Thành, quận 12, TPHCM) bị đau bụng vào BV Đa khoa Phú Thọ thăm khám. BV chẩn đoán bị “u nang buồng trứng bên phải bán xoắn” và chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, BS đã cắt buồng trứng bên trái mà không thông báo cho bệnh nhân biết. Suốt hơn ba năm xảy ra sự việc, nhưng bệnh nhân vẫn chưa tìm được lẽ công bằng.
Luật sư Võ Vương Quân – Đoàn luật sư TPHCM – cho rằng, để kiện BS và BV không dễ chút nào, vì nhiều trường hợp không có giám định pháp y. Thông thường, cả nạn nhân và luật sư vì không có kiến thức y khoa nên đành phải chờ hội đồng chuyên môn của BV họp. BV vừa làm sai, lại vừa thành lập hội đồng để xem xét mình có sai hay không liệu có khách quan? Nếu gia đình không đồng ý với kết quả trên, có thể khiếu nại lên sở y tế. Hội đồng chuyên môn do sở thành lập cũng căn cứ vào bệnh án do BV cung cấp. Nếu BV cố tình “ làm đẹp” bệnh án thì cũng khó có thể phát hiện được…
Theo luật sư Quân, nếu để sự việc trôi qua hằng tuần, hằng tháng, thậm chí một năm sau mới khiếu nại thì vụ việc có thể diễn tiến theo hướng khác, khi đó xác định ai đúng, ai sai rất khó. Đây cũng là nguyên nhân khiến những vụ kiện liên quan đến y tế vừa phức tạp, vừa không thể giải quyết dứt điểm.
Theo Lao Động
Cần tăng tiền đền bù cho người dân
Đó là kiến nghị của đa số đại biểu các tỉnh, thành phố phía nam tại hội thảo đóng góp sửa đổi luật Đất đai, Nghị định 69 do Bộ Tài nguyên - Môi trường tổ chức ngày 1.3 ở TP.HCM.
Dễ xảy ra tiêu cực
Theo đại diện Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Đồng Nai, thực tế thời gian qua giá đất nông nghiệp của người dân nhận bồi thường chưa sát giá thị trường như quy định. Trong khi đó, số tiền hỗ trợ thêm từ 1,5 - 5 lần giá đất nông nghiệp rất lớn nhưng lại không đến được tay nông dân.
Vị này dẫn ra ví dụ, tại nhiều nơi ở Đồng Nai đất nông nghiệp đã vào tay những nhà đầu tư ở TP.HCM. Nên khi triển khai bồi thường, toàn bộ số tiền hỗ trợ trên vào tay các nhà đầu tư chứ không phải nông dân. Có trường hợp một chủ doanh nghiệp mua 8 ha đất nông nghiệp, khi bị thu hồi được bồi thường 8 tỉ đồng. Mặc dù là doanh nghiệp nhưng cán bộ xã vẫn xác nhận chủ doanh nghiệp này là nông dân để được hỗ trợ thêm 4 tỉ đồng. Sau khi xác minh, tỉnh đã thu hồi tiền hỗ trợ. "Chính sách hỗ trợ hiện nay rất dễ xảy ra tiêu cực trong việc xác định các khoản hỗ trợ", vị này cho hay.
Theo ông Hoàng Cường, Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, quy định hỗ trợ bằng tiền từ 1,5 - 5 lần giá đất nông nghiệp là chưa cụ thể nên nhiều nơi áp dụng khác nhau, khiến hầu hết các khiếu kiện là liên quan đến khoản hỗ trợ này. Ông Cường cho rằng, nên quy định cụ thể mức hỗ trợ đất nông nghiệp ở đô thị là 5 lần, ở nông thôn là 2,5 lần để tránh phát sinh tiêu cực và địa phương dễ thực hiện.
Ngoài ra, đối với quy định bồi thường nhà hiện đang áp dụng theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng, từ 2,1 - 2,6 triệu đồng/m2 trong khi giá thành xây dựng nhà cấp 4 hiện nay đã 4-5 triệu đồng/m2. Vì vậy, cần ban hành cơ chế thẩm định giá nhà để làm căn cứ bồi thường nhằm tránh thiệt thòi cho người dân.
Hầu hết các đại biểu cho rằng nên giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất các địa phương triển khai thu hồi, một giá, một chính sách, sau đó nhà nước đấu giá, lợi nhuận thu về phục vụ cho xã hội hoặc chia lại cho người dân bị thu hồi đất. Không nên có hai chính sách bồi thường giữa dự án công và dự án tư. Cần tăng tiền đền bù cho người dân thì mới có thể đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.
Chính sách đất đai mới sẽ hướng đến việc tăng tiền đền bù, hỗ trợ người dân bị thu hồi đất nông nghiệp - Ảnh: Diệp Đức Minh
Đất vườn, ao được hỗ trợ thêm 1,5 - 5 lần
Theo Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đất đai Lê Thanh Khuyến, dự thảo sửa đổi luật Đất đai lần này có nhiều điểm mới, như thay vì chỉ có 2 điều quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất như luật Đất đai năm 2003 thì lần này có đến 19 điều. Đặc biệt, khi thực hiện dự án, chủ đầu tư phải bố trí tái định cư trước cho người dân. "Luật đã quy định rõ các nguyên tắc bồi thường, các khoản được bồi thường như: bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất, thiệt hại về tài sản gắn liền với đất, thiệt hại về sản xuất, kinh doanh khi nhà nước thu hồi đất. Trường hợp diện tích đất vườn, ao bị thu hồi vượt quá 5 lần hạn mức giao đất ở tại địa phương thì phần diện tích vượt quá cũng được hỗ trợ bằng tiền từ 1,5-5 lần giá đất nông nghiệp", ông Khuyến cho hay.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển cho biết thời gian qua, rất nhiều các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo kiểu giấy tay, khi xác định bồi thường rất khó. Quy định mới buộc phải nộp tiền sử dụng đất, sang tên mới đền bù. Việc hỗ trợ sẽ tùy đối tượng, chứ không thể cào bằng như nhau.
Ông Hiển cũng thừa nhận việc quản lý nhà nước về giá đất, chính sách về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn nhiều bất cập. Bảng giá đất công bố của các địa phương chỉ bằng 30-60% so với giá thị trường. Chính vì vậy, khi được áp dụng để tính toán nghĩa vụ tài chính về sử dụng đất đai đã gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, nếu dùng mức giá này để tính toán giá bồi thường, người bị thu hồi đất lại không đồng ý, phát sinh khiếu kiện và ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng. Để hạn chế tình trạng trên, bảng giá đất nay chỉ được dùng để tính thuế, phí. Khi tiến hành bồi thường sẽ phải căn cứ vào từng loại đất đang sử dụng. "Đất đai phải điều chỉnh từng bước chứ không thể đột biến được, nếu không xã hội sẽ bất ổn ngay", ông Hiển cho hay.
Đối với nhà đầu tư không phải cứ xin dự án là được mà họ phải có năng lực tài chính, phải ký quỹ, có dự án đã triển khai không vi phạm pháp luật. Các dự án phát triển kinh tế xã hội, có thu hồi đất hay không phải do HĐND quyết định chứ không phải là UBND. Một số loại đất lúa, đất rừng phải qua Thủ tướng tránh tình trạng một số tỉnh cắt đất tràn lan ở những khu vực nhạy cảm cho nước ngoài thuê.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển
Theo TNO
Tàu hoang nghìn tấn được bảo hiểm hàng chục tỷ đồng Chủ tàu Hai Dong 27 cho biết, ngoài hai gói bảo hiểm trách nhiệm dân sự và lô hàng, phần bảo hiểm thân vỏ tàu có giá 35 tỷ đồng. Mức bồi thường chính xác còn phải chờ kết quả giám định. Trao đổi với VnExpress.net chiều 30/1 , ông Phạm Viết Thuật, Phó giám đốc công ty TNHH Hải Đông, cho biết,...