Liên quan giữa ‘hội chứng tim tan vỡ’ và bệnh ung thư
Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã khám phá mối liên quan giữa hội chứng tim tan vỡ và nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trên thế giới, là bệnh ung thư.
Ảnh minh họa
Trong nghiên cứu, được đăng trên tạp chí the Journal of The American Heart Association, cho thấy 1 trong 6 người bị hội chứng này mắc bệnh ung thư sẽ giảm tỉ lệ sống của họ trong 5 năm sau khi bệnh phát triển.
Hội chứng tim tan vỡ là gì?
Hội chứng tim tan vỡ được gọi là hội chứng Takotsubo (TTS). Đây là một tình trạng phát sinh tạm thời khi tâm thất trái (phần chính của tim giúp bơm máy đi khắp cơ thể) đột nhiên phì đại, suy yếu và không bơm máu đúng cách, trong khi phần còn lại của tim hoặc duy trì chức năng bình thường, hoặc co bóp mạnh hơn.
Những tên gọi khác của TTS bao gồm bệnh lý cơ tim do căng thẳng, hội chứng phình giãn đỉnh tim thoáng qua và bệnh cơ tim Takotsubo. Bệnh thường gây ra do các tình huống căng thẳng như mất mát người thân hoặc các yếu tố gây căng thẳng về thể chất như bệnh nặng hoặc phẫu thuật. Các yếu tố tiềm ẩn khác gồm có:
Nhận được một chẩn đoán y tế đáng lo ngại.
Tổn thất đáng kể về tài chính.
Mất việc làm.
Xuất hiện trước đám đông.
Video đang HOT
Ly hôn.
Tuy nguyên nhân của TTS không rõ ràng, nhưng các nhà khoa học cho rằng đó là cách tim phản ứng với sự gia tăng đột ngột các hormone gây căng thẳng như adrenalin, có thể gây mất chức năng tạm thời. Và sự co thắt tạm thời của các động mạch cung cấp cho tim có thể là một trong số những nguyên nhân. Trong trường hợp hiếm, một số thuốc chữa bệnh có thể làm tăng TTS bằng cách gây gia tăng các hormone gây căng thẳng.
Sự khác nhau giữa TTS và đau tim
Nhìn chung, một cơn đau tim xảy ra khi một động mạch vành gần như hoặc bị tắc nghẽn hoàn toàn do sự hình thành cục máu đông trong thành động mạch. Một người mắc TTS thường có biểu hiện giống như một cơn đau tim, kèm theo các triệu chứng thông thường như đau ngực đột ngột, khó thở và nhịp tim tăng nhanh hay không đều. Tuy triệu chứng của TTS có thể giống với đau tim, nhưng các cơ tim không bị tổn thương và động mạch vành không bị tắc nghẽn, dù lượng máu chảy qua các động mạch có thể bị hạn chế.
Hội chứng TTS và bệnh ung thư
Từ lâu, TTS được xem là có liên quan đến chấn thương về thể chất hoặc tâm lý, nhưng nghiên cứu mới được thực hiện ở 26 trung tâm y khoa cho thấy những nguyên nhân kể trên có thể không phải là tác nhân duy nhất, và đưa ra nhiều bằng chứng thuyết phục nhất từ trước đến nay về mối liên quan giữa hội chứng này và bệnh ung thư.
Phát biểu tại Hội nghị Tim mạch Hoa Kỳ, tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Christian Templin của bệnh viện Zurich, Thụy Sĩ, chia sẻ: “Những bệnh nhân TTS sẽ được hưởng lợi, nếu được sàng lọc ung thư để tăng cơ hội sống sót. Nghiên cứu của chúng tôi cũng nâng cao nhận thức đối với các bác sĩ chuyên khoa ung thư và huyết học rằng TTS cần được xem xét ở những bệnh nhân được chẩn đoán hoặc điều trị ung thư bị đau ngực, khó thở hoặc có những bất thường trên điện tâm đồ”.
Có thể ngăn ngừa hội chứng TTS?
Trong một số ít trường hợp, một đợt lặp lại của TTS xuất hiện kèm theo một đợt ban đầu và không có cách nào để ngăn chặn điều này xảy ra. Các bác sĩ khuyên nên tiếp tục điều trị bằng thuốc để ngăn chặn những tác động tiềm ẩn mà hormone gây căng thẳng có thể gây ra cho tim. Việc kiểm soát căng thẳng trong cuộc sống cũng có thể giúp ngăn ngừa TTS phát sinh, mặc dù vẫn chưa có bằng chứng nào chứng minh điều này.
Trường Thi
Theo VNE
Bỗng dưng điếc sau khi bị... giật hụi
Nhiều trường hợp sau cú sốc sang chấn tâm lý như mất người thân, buồn phiền chuyện tình cảm, làm ăn thua lỗ, bị giật hụi... bỗng dưng tỉnh dậy với triệu chứng điếc đột ngột.
Theo thống kê tại Bệnh viện (BV) Tai Mũi Họng TP.HCM, hằng tháng BV tiếp nhận trung bình 100 ca bị điếc đột ngột. Hầu hết các trường hợp đều không tìm ra nguyên nhân.
Trung bình 100 ca/tháng
Điều trị triệu chứng điếc tai bên phải tại khoa Tai - Tai thần kinh BV Tai Mũi Họng TP.HCM, chị BHH (26 tuổi, ngụ Đắk Lắk) cho biết cách ngày nhập viện một tháng, chị tỉnh dậy với triệu chứng ù tai bên phải và không nghe thấy gì. Đi khám tại một phòng khám tư, chị được cho thuốc uống nhưng nửa tháng sau, tình trạng không cải thiện nên vào TP.HCM thăm khám.
Tại đây, chị được chẩn đoán bệnh điếc đột ngột, đo thính lực đồ cho thấy tai phải bị mất thính lực nghiêm trọng. Chị H. chia sẻ: Trước khi xảy ra điếc đột ngột một thời gian ngắn, chị đã trải qua một cú sốc tâm lý khi mang thai sinh đôi và bị xảy lúc thai mới bảy tuần tuổi.
Không bị sốc tâm lý nặng nề như chị H. nhưng ông NVT (47 tuổi, ngụ Long An), được chẩn đoán điếc đột ngột hai tai và đang điều trị tại BV, cũng có thời gian sống căng thẳng kéo dài khi vợ bỏ đi hơn 10 năm nay. Một mình ông phải bươn chải nuôi ba người con. Hằng ngày ông T. ngoài làm thợ hồ còn đi rửa chén thuê để đắp đổi cuộc sống qua ngày.
BS Dương Thanh Hồng đang thăm khám cho người bị điếc đột ngột. Ảnh: HL
Căng thẳng là yếu tố thuận lợi gây bệnh
Theo BS CKII Dương Thanh Hồng, Trưởng khoa Tai - Tai thần kinh, BV Tai Mũi Họng TP.HCM, điếc đột ngột là hiện tượng mất sức nghe ở một hoặc hai tai xảy ra một cách đột ngột. Người bệnh thường phát hiện ra tình trạng này vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy. "Điếc hai tai được ví như một tiếng sét giữa trời quang vì tối hôm trước người bệnh còn nghe bình thường" - BS Hồng cho biết.
Cũng theo BS Hồng, bệnh điếc đột ngột có ở hầu hết các chủng tộc, thống kê bệnh có tỉ lệ 1/400.000 dân. Ngoài một số nguyên nhân như bệnh nhân có tiền căn bị chấn thương, người mắc bệnh lý mạch máu như cao huyết áp, tiểu đường, nhiễm trùng, đặc biệt nhiễm virus hoặc mắc bệnh lý miễn dịch gây tổn thương hệ thống ốc tai thì hầu hết các trường hợp đều không tìm ra chính xác nguyên nhân gây điếc đột ngột.
Theo các nghiên cứu, có một số yếu tố thuận lợi làm cho bệnh nhân dễ mắc bệnh điếc đột ngột hơn. Chẳng hạn, tuổi càng cao, đặc biệt là sau các sang chấn tâm lý, căng thẳng trong học tập, làm việc, tình cảm...
Đối với các trường hợp điếc đột ngột không rõ nguyên nhân, việc điều trị rất khó khăn và hiện dựa vào phác đồ điều trị chung của thế giới theo Hiệp hội Tai mũi họng và Đầu mặt cổ Hoa Kỳ. Theo đó, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc kháng viêm corticoid nhằm làm giảm viêm nhiễm ốc tai, phục hồi sức nghe hoặc điều trị bằng thuốc giãn mạch, an thần chống stress cho bệnh nhân.
Các bệnh nhân điếc đột ngột không rõ nguyên nhân đều được khám tai và tai hoàn toàn bình thường, chỉ khi đo thính lực mới xác định được bệnh.
"Các bệnh nhân đến khám tại BV đều được khai thác các yếu tố có thể dẫn đến bệnh. Chúng tôi ghi nhận nhiều bệnh nhân sau khi trải qua các sang chấn tâm lý, căng thẳng công việc kéo dài, đau buồn sau khi mất người thân, thậm chí có các trường hợp bị điếc đột ngột sau khi bị giật hụi, làm ăn kinh doanh thua lỗ... Mặc dù cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học chỉ ra sang chấn tâm lý là nguyên nhân gây ra bệnh nhưng chúng tôi ghi nhận đây là yếu tố thuận lợi. Đây là yếu tố cần quan tâm khi chẩn đoán bệnh. Các bệnh nhân đều được hướng dẫn phương pháp thư giãn, dùng các thuốc an thần kết hợp và cần thiết giới thiệu bệnh nhân đến BV chuyên khoa tâm thần để chữa trị" - BS Hồng cho biết.
Điều trị càng muộn, nguy cơ điếc vĩnh viễn càng cao
Tỉ lệ chữa khỏi trung bình của bệnh điếc đột ngột trên thế giới là 75% nhưng phụ thuộc rất lớn vào việc bệnh nhân đến BV sớm hay không. Điều đáng tiếc là có nhiều bệnh nhân khi phát hiện triệu chứng bệnh đã tìm đến các phương thuốc "tứ phương" khiến bệnh càng trầm trọng và làm mất cơ hội lấy lại thính lực. Bệnh điếc đột ngột tỉ lệ chữa khỏi thành công trong tuần lễ đầu tiên rất cao, lên đến 80% nhưng sau đó tỉ lệ thành công sẽ giảm dần, sau hai tuần chỉ còn 70%, sang tuần thứ ba thường còn 50% và sau một tháng chỉ còn khoảng 15%.
BS CKII DƯƠNG THANH HỒNG, Trưởng khoa Tai - Tai thần kinh,
BV Tai Mũi Họng TP.HCM
Tuổi nào cũng có thể bị điếc đột ngột
Tất cả độ tuổi đều có thể mắc bệnh điếc đột ngột, ở BV từng ghi nhận các bé độ tuổi 3-4 đã mắc bệnh. Điếc đột ngột ở trẻ em khó chẩn đoán do bé chưa biết diễn tả với người lớn để đưa đi khám.
HOÀNG LAN
Theo PLO
Ung thu tuyến giáp có chữa được không? Ung thư tuyến giáp là bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới, chiếm 90% trong số những trường hợp mắc ung thư ở tuyến nội tiết. Nếu kịp thời phát hiện, bệnh có thể chữa trị Tỷ lệ chữa trị khỏi bệnh ung thư tuyến giáp là rất cao (Ảnh minh họa) Ung thư tuyến giáp chiếm 1% trong tất cả các...