Liên quan dự án nghìn tỷ đồng, Phó chủ tịch thường trực Hà Nội bị đề nghị kiểm điểm
Thanh tra TP Hà Nội kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo kiểm điểm ông Nguyễn Văn Sửu do liên quan đến sai phạm ở dự án nghìn tỷ đồng tại quận Nam Từ Liêm.
Trong kết luận vi phạm ở Dự án Tổ hợp dịch vụ công cộng, văn phòng và nhà ở tại phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Thanh tra TP Hà Nội kiến nghị UBND TP yêu cầu chủ đầu tư kiểm điểm trách nhiệm, khắc phục ngay các sai phạm, nộp hơn 31 tỷ đồng phạt chậm nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước;
UBND thành phố chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) giai đoạn 2009-2010 kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân để xảy ra tồn tại trên. Giám đốc Sở KHĐT thời kỳ đó, ông Nguyễn Văn Sửu, hiện là Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội.
Thanh tra cũng kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo UBND quận Nam Từ Liêm, UBND phường Tây Mỗ kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân giai đoạn 2010-2014 để xảy ra sai phạm đã nêu; chỉ đạo Cục Thuế Hà Nội kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật đối với việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, tiếp tục đôn đốc, có biện pháp thu hồi số tiền phạt chậm nộp tiền sử dụng đất đối với chủ đầu tư.
Thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì việc kiểm tra, đối chiếu thực tế với quy hoạch, đề xuất biện pháp xử lý đối với khu đất VP1, VP2, báo cáo UBND Thành phố.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu . (Ảnh: Duy Tiến)
Theo kết luận thanh tra, Công ty Coma 6 triển khai đầu tư xây dựng dự án từ ngày 20/12/2010 khi chưa có Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô (phê duyệt ngày 26/7/2011). Thời điểm chủ đầu tư gửi thông báo khởi công và triển khai thi công xây dựng công trình thì Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, quy hoạch phân khu đô thị đều chưa được phê duyệt.
Tuy nhiên, do năng lực, trình độ quản lý còn hạn chế nên của Đội trật tự xây dựng xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm trước đây không cập nhật được dự án để phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Trong khi đó, thời gian thực hiện dự án được UBND Thành phố chấp thuận từ quý I/2010 đến quý I/2013.
Như vậy Coma 6 tổ chức thi công xây dựng trước thời điểm thành lập quận Nam Từ Liêm (1/4/2014).
“ UBND huyện Từ Liêm, Đội thanh tra trật tự xây dựng huyện Từ Liêm, UBND xã Tây Mỗ đã buông lỏng quản lý, để chủ đầu tư khởi công xây dựng khi chưa được phép mà không kiểm tra, kiến nghị xử lý là chưa thực hiện đúng chỉ đạo của UBND thành phố tại Giấy chứng nhận đầu tư. Trach nhiêm thuôc về chu đâu tư, Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm, Đội trưởng đội thanh tra trật tự xây dựng huyện Từ Liêm, Chủ tịch UBND xã Tây Mỗ thời điểm năm 2010-2014“, kết luận thanh tra nêu.
Bên cạnh đó, việc Công ty Coma 6 ký hợp đồng chuyển nhượng dự án số 98/COMA6-THC/HĐKT với Công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà THC để chuyển nhượng phần công trình tòa nhà văn phòng, dịch vụ, thương mại VP1 khi chưa được UBND Thành phố đồng ý là chưa thực hiện đúng Luật Kinh doanh Bất động sản.
Một sai phạm khác là Coma 6 đưa công trình xây dựng chung cư tại dự án vào sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, vi phạm Nghị định số 139/2017
Thanh tra cũng kết luận chủ đầu tư không đủ năng lực về tài chính. Theo báo cáo tài chính năm 2008 (chưa đươc kiêm toan), nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty Coma 6 đến ngày 31/12/2008 là hơn 24 tỷ đồng, không đảm bảo 20% tổng mức đầu tư của dự án (282 tỷ đồng).
Dự án Dream Town do Công ty CP Cơ khí Xây dựng Đại Mỗ làm chủ đầu tư. (Ảnh: KT)
Khi lập hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2010, tổng mức đầu tư của dự án là 1.186,45 tỷ đồng. Nguồn vốn chủ sở hữu của Coma 6 là 13.637.302.457 đồng (theo Báo cáo tài chính được kiểm toán năm 2009), bằng 1,1% tổng mức đầu tư, như vậy là không đủ năng lực tài chính theo quy định tại Nghị định số 90/2006/NĐ-CP.
Chất vấn UBND quận Ba Đình về trật tự xây dựng tại dự án 8B Lê Trực
ĐĂNG KHOA (vtc.vn)
Hà Nội: Sẽ giảm hàng nghìn biên chế trong năm 2020?
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu vừa ký tờ trình về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp TP Hà Nội năm 2020. Theo đó, Hà Nội sẽ giảm hàng nghìn biên chế công chức, viên chức trong năm 2020.
Ảnh minh họa. Nguồn internet
4 quận phải giảm 3% biên chế công chức
Theo tờ trình, Hà Nội sẽ thực hiện tinh giản biên chế đến năm 2021 tối thiểu 10%.
Về biên chế công chức năm 2020 sẽ thực hiện giảm 2%, đúng theo số biên chế Bộ Nội vụ giao.
Theo UBND TP Hà Nội, sẽ phân bổ cho các sở, ngành, quận, huyện, thị xã trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, đề án vị trí việc làm và khối lượng công việc được giao, dựa trên nguyên tắc:
Cơ bản giảm đều tỷ lệ 2% đối với tất cả các cơ quan, riêng 4 quận trung tâm cũ là Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa thực hiện tỷ lệ giảm cao hơn là 3% do là các quận đã ổn định, biên chế lớn.
Giữ nguyên biên chế đối với các đơn vị có số giao thấp, số có mặt đủ cơ cấu theo vị trí việc làm, không thể giao thấp hơn; các quận có tốc độ đô thị hóa cao.
Rà soát, xác định biên chế theo nhóm đơn vị khối quận huyện trên cơ sở quy mô, tính chất công việc, số đơn vị hành chính.
Giảm 1.000 biên chế viên chức
Cùng với giảm biên chế công chức, Hà Nội cũng sẽ thực hiện giảm 1.000 biên chế viên chức.
Đối với các đơn vị thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế: Trước mắt giữ nguyên biên chế được giao năm 2019. Số đề nghị tăng 3.048 biên chế giáo dục, y tế theo định mức theo Thông báo số 9028-CV/VPTW ngày 11/3/2019 về Kết luận của Bộ Chính trị bổ sung biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế để đảm bảo "có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp", "có bệnh nhân thì phải có nhân viên y tế"; hiện đã được Bộ Nội vụ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ, sẽ giao bổ sung khi được Thủ tướng Chính phủ đồng ý.
Đối với các đơn vị sự nghiệp ngoài giáo dục, y tế, thực hiện giảm 2% biên chế viên chức giao năm 2015 theo chủ trương tinh giản biên chế.
Hà Nội cũng sẽ tập trung chuyển các đơn vị sự nghiệp sang tự chủ để giảm biên chế hưởng lương ngân sách (theo Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 19/02/2018 của UBND TP về nâng mức tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2021).
Đáng lưu ý, đối với 2.692 biên chế viên chức Bộ Nội vụ cho phép chưa giảm năm nay, giảm bù cho năm sau (theo quy định mỗi năm phải giảm 3.692 biên chế viên chức), để TP cân đối biên chế thực hiện Công văn số 5378/2019 của Bộ Nội vụ về việc tuyển dụng đặc cách đối với giáo viên đã có hợp đồng lao động và đóng BHXH từ 2015 trở về trước.
Tạm thời đưa vào quỹ dự phòng biên chế và sẽ báo cáo Thường trực HĐND TP cho phép phân bổ trong năm cho các đơn vị trên cơ sở định mức và kết quả thực tế tuyển dụng đối với các giáo viên thuộc đối tượng xét tuyển đặc cách còn tiếp tục phải giải quyết.
Đối với chỉ tiêu định mức trong cơ quan hành chính, UBND TP Hà Nội cho biết: Giảm toàn bộ 242 chỉ tiêu định mức đang giao tại Thanh tra Sở Xây dựng và 30 Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc UBND cấp huyện theo đúng Nghị quyết số 05/NQ-HĐND của HĐND TP (yêu cầu chấm dứt trong năm 2019).
Đối với chỉ tiêu định mức trong đơn vị sự nghiệp, cơ bản giữ ổn định, riêng định mức cô nuôi thay đổi theo nhu cầu số trẻ hàng năm.
Với lao động hợp đồng 68, trước mắt giữ nguyên chỉ tiêu trong cơ quan hành chính, còn trong đơn vị sự nghiệp sẽ giảm 405 chỉ tiêu phải giảm hàng năm theo thẩm định của Bộ Nội vụ.
Kế hoạch sử dụng biên chế năm 2020
Trong năm 2020, UBND TP báo cáo HĐND TP xem xét về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp của TP như sau:
Biên chế hành chính: 9.479 biên chế, trong đó công chức: 8.042 biên chế (giảm 185 biên chế so với năm 2019); lao động hợp đồng 68 sẽ là 1.437 chỉ tiêu (giữ nguyên so với năm 2019); lao động định mức: 0 chỉ tiêu (giảm 242 chỉ tiêu so với năm 2019).
Đối với biên chế sự nghiệp sẽ có 142.564 biên chế.
Trong đó, biên chế viên chức là 122.765 biên chế (dự phòng: 2.793 biên chế), giảm 1.000 biên chế so với năm 2019, gồm:
Giảm 3.721 biên chế hưởng lương ngân sách do chuyển 19 đơn vị sự nghiệp chuyển sang tự chủ chi thường xuyên.
Giảm 51 biên chế tại đơn vị sự nghiệp khác (theo tỷ lệ giảm 2%).
Tăng 2.692 biên chế để bố trí cho giáo viên thuộc đối tượng xét tuyển đặc cách theo Công văn số 5378/2019 của Bộ Nội vụ và một phần dự phòng phát sinh năm 2020, tạm thời đưa vào Quỹ dự phòng biên chế và sẽ phân bổ cho các trường trên cơ sở định mức và kết quả thực tế tuyển dụng đối với các giáo viên thuộc đối tượng xét tuyển đặc cách còn tiếp tục phải giải quyết.
Tăng 80 biên chế viên chức bổ sung vào dự phòng phát sinh trong năm.
Đối với lao động hợp đồng 68: có 10.869 chỉ tiêu, giảm 405 chỉ tiêu so với năm 2019.
Với lao động hợp đồng theo định mức: 8.930 chỉ tiêu, không thay đổi so với năm 2019.
Hải Hà
Theo Thanhtra
Công nhận huyện NTM Quốc Oai: Hiệu quả sau những bước đi bài bản Sau gần 10 năm nỗ lực triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Quốc Oai (Hà Nội) vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn huyện NTM năm 2018. Phát huy kết quả này, huyện tiếp tục tập trung duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí, phấn đấu mỗi năm có 1 xã đạt chuẩn...