Liên quân Anh-Mỹ hạ cờ, chuẩn bị rút quân chính thức khỏi Afghanistan
Reuters đưa tin, ngày 26/10, đơn vị lính thủy đánh bộ cuối cùng của Mỹ và các binh sỹ chiến đấu còn lại của Anh ở Afghanistan đã chính thức chấm dứt các hoạt động trong bối cảnh họ chuẩn bị rời khỏi quốc gia Trung Á này, đồng thời chuyển giao quyền kiểm soát một căn cứ quân sự lớn cho quân đội Afghanistan.
Binh sỹ Mỹ thuộc Lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế (ISAF) do NATO dẫn đầu tại Afghanistan điều tra tại hiện trường một vụ tấn công. (Nguồn: THX/TTXVN)
Cờ của Mỹ và Anh đã được kéo xuống tại các trụ sở khu vực của quân đội quốc tế, 13 năm sau khi lật đổ chế độ Hồi giáo cực đoan Taliban và phát động cuộc chiến tranh kéo dài nhất của Mỹ ở nước ngoài.
Trại Leatherneck – thuộc tỉnh miền Nam chiến lược Helmand – là căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ được chuyển giao cho Afghanistan trong bối cảnh liên quân chấm dứt sứ mệnh chiến đấu tại nước này.
Video đang HOT
Trong khi đó, các lực lượng của Anh cũng đồng thời chuyển giao quyền kiểm soát Trại Bastion nằm ở khu vực lân cận cho chính quyền nước sở tại.
Tuy nhiên, thời điểm rút quân hiện chưa được công bố vì những lý do an ninh.
Theo Vietnam
Ukraine xác nhận Nga đã rút quân khỏi biên giới
Chính phủ Ukraine xác nhận các binh sỹ Nga đã rời khỏi khu vực biên giới nước này, chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử Tổng thống được xem là có tính quyết định tới tương lai của Ukraine.
Binh sỹ Nga đã rút khỏi khu vực gần biên giới Ukraine
Trước đó, Mát xcơva đã thông báo việc sẽ rút các lực lượng của mình, trong một động thái có khả năng sẽ khiến những người biểu tình thân Nga tại khu vực phía Đông Ukraine xuống tinh thần.
Các nhà lãnh đạo Nga được phương Tây hậu thuẫn trong hôm qua (20/5) cũng nhận thêm cú hích tinh thần nữa, khi người giàu nhất Ukraine Rinat Akhmetov đã lên án những người ly khai có vũ trang đang nắm quyền kiểm soát hàng chục thành phố tại khu trung tâm công nghiệp phía Đông, gọi họ là "những tên kẻ cướp" có thể gây "họa diệt chủng".
Trong hôm qua, cơ quan biên phòng Ukraine cho biết không còn binh sỹ nào trong số khoảng 40.000 binh sỹ Nga còn đóng quân trong bán kính 10km quanh nước này.
Nhưng sau đó, Bộ trưởng ngoại giao Ukraine Andriy Deshchytsia, trong chuyến thăm Berlin, lại nói rằng ông chưa thể xác nhận việc Nga rút quân.
"Tôi hy vọng rằng những tuyên bố của các chính trị gia Nga rằng các binh sỹ sẽ được rút khỏi biên giới Ukraine không chỉ là tuyên bố", ông Deshchytsia nói.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây đã leo thang lên mức cao nhất từ sau Chiến tranh lạnh trong cuộc khủng hoảng Ukraine, đặc biệt là sau khi Nga sáp nhập Crimea hồi tháng 3 và bị cáo cuộc đang hỗ trợ cho những người ly khai.
Liên Hợp Quốc ước tính, khoảng 130 người đã thiệt mạng kể từ khi bạo lực bùng phát tại các vùng Donetsk và Lugansk hồi tháng trước, gần biên giới với Nga. Cơ quan tị nạn của tổ chức này khẳng định khoảng 10.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa.
Trước cuộc bỏ phiếu vào Chủ nhật này, chính phủ Ukraine sẽ tổ chức một vòng "đối thoại quốc gia" vào thứ Sáu, nhằm chấm dứt các cuộc biểu tình của những người chống chính phủ. Đối thoại bàn tròn sẽ diễn ra tại thành phố Mykolayv ở phía Nam.
Gần đây, Mỹ và NATO đã điều binh sỹ tới Ba Lan và 3 quốc gia nhỏ bé tại vùng Baltic để đối phó với khả năng mà họ cho là binh sỹ Nga không chỉ tràn vào Ukraine, mà còn tiến sâu hơn vào châu Âu để giành lại các quốc gia vệ tinh thời Liên Xô cũ.
Tư lệnh NATO, tướng Anders Fogh Rasmussen, hôm 19/5 khẳng định một đợt rút quân thực sự của Nga, sau nhiều cam kết trước đó của Tổng thống Vladimir Putin - sẽ là "một sự đóng góp quan trọng cho việc hạ nhiệt khủng hoảng".
Theo Dân Trí
Bí mật ớn lạnh về kho chất độc rợn người ở Iraq Các lính thủy đánh bộ canh gác kho vũ khí hóa học của Saddam Hussein ở Iraq vừa tiết lộ về sự hiện diện của một boongke bí ẩn, gọi là trứng rồng. Những binh sĩ gác kho vũ khí hóa học này cho biết, boongke "trứng rồng" là một nơi mà vô cùng đáng sợ, nơi cất giữ phần lớn số chất...