Liên minh quân sự mạnh nhất thế giới lộ điểm yếu
Kế hoạch thành lập lực lượng phản ứng nhanh của NATO nhằm đối phó với Nga đang được cho là khó thực thi hơn rất nhiều so với những gì NATO tưởng bởi tình trạng thiếu các thiết bị quan trọng có tính sống còn cũng như những tranh cãi xung quanh vấn đề ngân sách. Đây là vài trong số nhiều điểm yếu tồn tại trong liên minh quân sự mạnh nhất thế giới. Có vẻ như NATO đang ở thế “lực bất tòng tâm” trước Nga.
Ảnh minh họa
Các nhà lãnh đạo NATO tham dự cuộc họp ở Wales hồi tháng 9 đã nhất trí về việc thành lập một lực lượng phản ứng nhanh “mũi nhọn” với quân số lên tới 5.000 lính bộ binh cùng với sự hậu thuẫn của lực lượng không quân, hải quân và đặc nhiệm chỉ để đối phó với Nga. Đây được xem là phần trọng tâm trong kế hoạch phản ứng với Nga sau vụ nước này sáp nhập bán đảo Crimea. Kế hoạch của NATO là nhằm trấn an các nước đồng minh Đông Âu đang lo ngại về hành động của Nga trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Giới lãnh đạo NATO hướng tới mục tiêu thành lập một lực lượng có khả năng tăng cường nhanh chóng cho khu vực Đông Âu – bao gồm các nước cựu Xô viết trước đây nhưng hiện tại là thành viên của NATO, trong trường hợp xảy ra bất kỳ vấn đề gì. Một số đơn vị sẽ luôn sẵn sàng được triển khai chỉ trong vòng 2 ngày so với 5 ngày mà lực lượng phản ứng hiện tại của NATO có thể đáp ứng.
Theo tuyên bố được đưa ra hôm 5/9, Tổng thư ký NATO khi đó là ông Anders Fogh Rasmussen cho biết, lực lượng phản ứng nhanh được thành lập sẽ phát đi một thông điệp mạnh mẽ đối với những “kẻ xâm lược tiềm năng”, cụ thể cái tên được nhắc đến ở đây là Nga.
Tuy nhiên, muốn là một chuyện và thực hiện lại là một chuyện khác. Kế hoạch của NATO được chứng minh là không hề dễ dàng.
“Chúng tôi phát hiện ra rằng việc tạo lập một lực lượng có năng lực như vậy khó hơn rất nhiều những gì mà liên minh chúng tôi tưởng khi đưa ra quyết định ở Wales”, Đại sứ Anh tại NATO – ông Adam Thomson đã thừa nhận như vậy với cánh phóng viên.
Một lý do là quy mô đang giảm dần của các lực lượng vũ trang NATO làm giảm khả năng triển khai các thiết bị trên khắp Châu Âu kể từ thời Chiến tranh Lạnh. “Chúng tôi đến nay đã không còn sở hữu những năng lực mà liên minh từng phát triển cho phòng thủ tập thể trong suốt thời Chiến tranh Lạnh”, ông Thomson nói.
Các ngoại trưởng NATO sẽ có cuộc họp trong tuần này để đánh giá những tiến bộ mà liên minh này đạt được kể từ hội nghị thượng đỉnh lần trước. Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương mong đợi Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên sẽ thông qua về quy mô và cấu trúc của lực lượng phản ứng nhanh “mũi nhọn” vào tháng Hai tới.
Tuy nhiên, các nhà ngoại giao không nghĩ rằng, lực lượng phản ứng nhanh mà họ đang nỗ lực thành lập có thể đi vào hoạt động toàn diện cho đến năm 2016. Năm tới, NATO sẽ phấn đấu tăng cường sức mạnh của lực lượng phản ứng nhanh hiện tại như một nấc thang để tiến tới việc xây dựng một lực lượng “mũi nhọn” mới.
Video đang HOT
Một nhà ngoại giao NATO giấu tên cho biết, liên minh này đang tranh cãi nhau về lực lượng mũi nhọn, chủ yếu tập trung vào câu hỏi “ai sẽ chi tiền cho lực lượng đó và ai sẽ cung cấp binh lính cũng như thiết bị quân sự “?
Các đồng minh Châu Âu được cho là sẽ đóng vai trò dẫn đầu trong lực lượng “mũi nhọn”. Tuy nhiên, do những thiếu hụt về năng lực và tình trạng này ngày một tệ hại vì nhiều năm cắt giảm chi tiêu quốc phòng, người Châu Âu có thể sẽ phải dựa vào Mỹ cường quốc quân sự thống trị trong NATO, để giúp họ vận chuyển các thiết bị, vũ khí hạng nặng bằng đường hàng không.
Mặc dù thừa nhận khó khăn nhưng NATO vẫn hy vọng có thể lập được một lực lượng phản ứng nhanh tạm thời vào năm sau để đối phó với các thách thức an ninh mới ở Châu Âu và các nơi khác, Tổng thư ký NATO hồi đầu tuần cho biết. Theo lời ông Jens Stoltenberg, lực lượng này sẽ chỉ là một bước đi tạm thời trước khi NATO có thể thành lập được một lực lượng toàn diện vào năm 2016.
Tổng thư ký NATO Stoltenberg cho biết, Đức, Na uy và Hà Lan đã nhất trí đóng góp quân cho lực lượng phản ứng nhanh ban đầu.
Chưa đầy 100 binh lính NATO sẽ đóng quân tại các nước Baltic, Ba Lan, Rumani và Bulgari để tổ chức một lực lượng phản ứng nhanh. Lực lượng “mũi nhọn” sẽ được luân phiên giữa các nước khác nhau theo từng năm với những nước được vũ trang mạnh nhất như Anh, Pháp và Đứng đóng vai trò dẫn dắt.
Các nhà ngoại giao NATO cho biết, những đồng minh khác của họ cũng phải tham gia để tránh trút quá nhiều gánh nặng lên chỉ một vài nước.
NATO đẩy mạnh tăng cường hiện diện quân sự áp sát Nga
Kiev cùng với Mỹ và NATO liên tục đổ lỗi, cáo buộc Nga đã gây ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Vì thế, NATO trong thời gian qua liên tiếp tăng cường sự hiện diện quân sự ở những nước xung quanh Nga.
Moscow tin rằng, NATO đang cố tình tìm cái cớ ở Ukraine để đưa lực lượng quân sự đến bao vây Nga.
Việc NATO tăng cường sự hiện diện ở Đông Âu là mang tính thù địch và gây bất ổn cho các nước Baltic – nơi từng là khu vực an toàn nhất Châu Âu, một nhà ngoại giao cấp cao của Nga đã chỉ trích như vậy.
Bằng cách triển khai vũ khí nhiều hơn đến Đông Âu, một số có sức mạnh hủy diệt cao, liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương làm làm phương hại đến an ninh khu vực, Thứ trưởng Ngoại giao Nga cho biết.
Theo NTD
Mỹ, EU chuẩn bị vòng trừng phạt kinh tế mới nhằm vào Nga
Các quốc gia phương Tây hôm nay dự kiến sẽ công bố một gói các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine, giới chức Anh và Mỹ cho biết. Cùng ngày, cuộc đàm phán hòa bình cho Ukraine sẽ khởi động tại thủ đô Minsk của Belarus.
Giới chức Mỹ, châu Âu, Ukraine trong một cuộc thảo luận tại xứ Wales, Anh ngày 4/9.
Gói trừng phạt mới có thể nhắm vào ngày công nghiệp quốc phòng, các ngân hàng quốc doanh và các cố vấn của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Phó cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Ben Rhodes xác nhận tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở xứ Wales rằng Mỹ đã hoàn tất các lệnh trừng phạt mới.
Một quan chức chính phủ Anh cho biết Liên minh châu Âu - cùng với Mỹ - sẽ công bố các biện pháp trừng phạt vào hôm nay, trong đó có các hạn chế đối với lĩnh vực ngân hàng, năng lượng và quốc phòng của Nga.
Theo quan chức trên, những nhân vật thân cận với ông Putin sẽ bị đưa vào danh sách cấm vận đi lại.
Tổng thống Pháp Francois Hollande và các lãnh đạo châu Âu sẽ công bố các lệnh trừng phạt, và "biến chúng thành hành động nếu không có sự tiến triển nào về Ukraine, nhưng tất cả sẽ phụ thuộc trong những giờ tới".
Đàm phán hòa bình Ukraine khởi động tại Belarus
Cũng trong ngày hôm nay, các cuộc đàm phán hòa bình với sự tham gia của Ukraine, Nga, lực lượng ly khai thân Nga, Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu dự kiến sẽ bắt đầu tại Belarus.
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và các lãnh đạo ly khai cho hay một lệnh ngừng bắn có thể sẽ đạt được vào ngày 5/9.
Ông Poroshenko, người đang có mặt tại hội nghị thượng đỉnh NATO, nói rằng việc thực thi một kế hoạch hòa bình có thể bắt đầu hôm nay, một hi vọng mà Tổng thống Putin đã bày tỏ trước đó.
Theo nhà lãnh đạo Ukraine, lệnh ngừng bắn phụ thuộc vào các đàm phán hòa bình tại Minsk, Belarus.
Ông Poroshenko cho hay ông "lạc quan thận trọng" về kết quả cuộc đàm phán.
Còn các lãnh đạo ly khai ở miền đông Ukraine nói họ sẽ yêu cầu một lệnh ngừng bắn vào lúc 11 giờ giờ GMT ngày 5/9 nếu kế hoạch hòa bình được nhất trí.
Trước đó, vào ngày 3/9, Tổng thống Putin đã công bố một kế hoạch hòa bình gồm 7 điểm cho Ukraine.
Tại hội nghị thượng đỉnh ở xứ Wales, NATO tuyên bố khối này "sát cánh với Ukraine" trong khi nước này đối mặt với sự ảnh hưởng "gây mất ổn định" của Nga.
Phương Tây cáo buộc Nga điều vũ khí và binh sĩ để hỗ trợ lược lượng ly khai ở đông Ukraine nhưng Mátxcơva bác bỏ.
NATO đã kêu gọi Nga "rút các binh sĩ" khỏi Ukaine và chấm dứt "sáp nhập trái phép" Cremia.
Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho hay không ai muốn một cuộc xung đột với Nga và phương án tốt nhất là một giải pháp chính trị.
Khoảng 2.600 người đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh giữa binh sĩ chính phủ Ukraine và lực lượng ly khai. Quân đội Ukraine cho biết 837 binh sĩ đã thiệt mạng kể từ khi cuộc xung đột bùng phát hồi tháng 4.
An Bình
Theo Dantri/RT, BBC
"Khủng hoảng Ukraine đang vượt ngoài tầm kiểm soát" Cuộc khủng hoảng tại miền Đông Ukraine đang "vượt ngoài tầm kiểm soát", và cần phải được hạ nhiệt để tránh một cuộc đối đầu quân sự giữa Ukraine và Nga, ngoại trưởng Đức cảnh báo. Trong khi đó, NATO tỏ ý sẽ cân nhắc kết nạp Ukraine. Tuyên bố trên được ông Frank-Walter Steinmeier đưa ra trong chuyến công du tại Milan,...