Liên minh công nghệ xây dựng tiêu chuẩn chung đối phó ‘deepfake’
Các gã khổng lồ công nghệ phần mềm và phần cứng đang bắt tay nhau xây dựng tiêu chuẩn rộng rãi về tính xác thực.
Liên minh này bao gồm công ty sản xuất phần mềm, vi xử lý, máy ảnh và truyền thông xã hội, với mục đích tạo ra các tiêu chuẩn đảm bảo hình ảnh và video chia sẻ trực tuyến là xác thực, trong bối cảnh các hành vi giả mạo ngày càng tinh vi đang đe dọa tới công chúng.
Theo đó, nhà phát triển ứng dụng Photoshop, Adobe, cùng Microsoft, Intel và Twitter là một phần của nỗ lực nói trên, cùng với đó là hãng sản xuất camera Sony, Nikon và Softbank Group – chủ sở hữu hãng thiết kế chip Arm.
Được biết đến với tên gọi Liên minh chứng minh và xác thực nội dung (C2PA), các công ty đang xây dựng một tiêu chuẩn mở có thể hoạt động với bất kỳ phần mềm nào để phát hiện các hành vi giả mạo nội dung.
“Bạn sẽ thấy nhiều tính năng này xuất hiện trên thị trường trong năm nay”, Andy Parsons, giám đốc cấp cao về sáng kiến xác thực nội dung của Adobe cho biết. “Và tôi nghĩ rằng trong 2 năm tới, chúng ta sẽ được chứng kiến nhiều loại sinh thái khép kín hơn nữa”.
Nhu cầu đảm bảo tính xác thực của hình ảnh và video có thể tin cậy được đã tăng lên cùng với sự gia tăng của “ deepfake”, hình thức thao túng nâng cao sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), có thể tạo ra các sản phẩm giả mạo con người. Gần đây nhất là một đoạn video giả mạo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy kêu gọi quân đội đầu hàng lan truyền trên mạng xã hội.
Video đang HOT
Liên minh C2PA hướng tới các nền tảng mạng xã hội, chẳng hạn như YouTube, áp dụng tiêu chuẩn chung càng rộng rãi càng tốt.
“Chìa khóa thành công trong đảm bảo nguồn gốc kỹ thuật số nói chung, là việc có thể áp dụng rộng rãi trên tất cả các nền tảng để người dùng có thể yên tâm rằng, khi nội dung được đăng tải với tính xác thực, nó sẽ được duy trì xuyên suốt trong cả chuỗi chia sẻ cũng như xuất bản”, Parsons nói.
Với tiêu chuẩn kỹ thuật mà liên minh đang nghiên cứu, dữ liệu liên quan đến nguồn gốc, hoặc “xuất xứ” của một hình ảnh hay video được “liên kết mã hoá” với nội dung và sẽ hiển thị thông tin cho biết nội dung này đã bị chỉnh sửa hay giả mạo.
Các phương pháp phát hiện “deepfake” truyền thống đòi hỏi phải có sự so sánh tỉ mỉ với hình ảnh chân thực. Mặc dù lịch sử chỉnh sửa và các siêu dữ liệu (metadata) có thể được lưu trữ, việc giả mạo vẫn có thể xảy ra bằng các phần mềm đặc biệt theo những cách khó có thể phát hiện.
Meta, công ty mẹ của Facebook, cũng như các công ty truyền thông xã hội khác đang tìm cách loại bỏ những nội dung giả mạo khỏi nền tảng của họ, nhưng không dễ gì thoát khỏi những kẻ thao túng nội dung này.
Trong khi đó, Adobe đang là công ty dẫn đầu trong lĩnh vực xác thực nội dung, khi tích hợp công nghệ vào phần phần mềm chỉnh sửa ảnh của hãng, cho phép theo dõi dữ liệu xuất xứ đồng thời bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.
“Công ty mới chỉ làm việc này được khoảng 2,5 năm. Do đó, đây mới chỉ là giai đoạn đầu của chu kỳ. Chúng tôi còn một chặng đường dài phía trước để đảm bảo các nền tảng khác đều có thể áp dụng tiêu chuẩn này”, Parsons chia sẻ.
Các gã khổng lồ công nghệ đang bước vào giai đoạn 'hoàng hôn'?
Nhiều nhà chiến lược gần đây cảnh báo về vô số thách thức, áp lực mà các công ty công nghệ lớn của Mỹ và Trung Quốc đang phải đối mặt.
Viktor Shvets, người đứng đầu về chiến lược toàn cầu tại ngân hàng đầu tư Macquarie Capital, cho biết trên CNBC hôm 10.2 rằng, các nền tảng công nghệ tiêu dùng lớn như Facebook và Amazon đang trong giai đoạn "hoàng hôn". Ông Shvets cũng nêu tên các hãng công nghệ lớn khác như Apple và nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba. Cả hai ông lớn công nghệ này đều bị giám sát chặt chẽ về quy định trong những năm gần đây.
Các chuyên gia cảnh báo giới đầu tư nên thận trọng nếu muốn rót tiền vào những gã khổng lồ internet của Mỹ và Trung Quốc
"Bạn phải hết sức thận trọng khi tiếp cận các công ty như Meta hoặc Alphabet, vì như tôi đã nói, theo quan điểm của tôi, họ đang đi xuống. Họ đang phải đối mặt với một số vấn đề. Cho nên, hãy hết sức cẩn thận về những nền tảng kỹ thuật số lớn này. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều cơ hội và khả năng sinh lời ở phần còn lại của ngành công nghệ", ông Shvets nói.
Năm ngoái, chính quyền Bắc Kinh đã kiểm soát chặt chẽ hơn các công ty công nghệ trong nước, đưa ra luật nhắm vào nhiều lĩnh vực, từ chống độc quyền đến bảo vệ dữ liệu. Cổ phiếu của Tencent, Alibaba và Didi bị bán tháo vào năm ngoái vì vướng vào rắc rối về các quy định. Tại Mỹ, Tổng thống Joe Biden đã ký một lệnh hành pháp mới nhằm ngăn chặn hành vi chống cạnh tranh của Big Tech, cũng như trong các lĩnh vực khác.
Đặt cược vào thế hệ công nghệ tiếp theo
Theo ông Shvets, thế giới đang chuyển từ công nghệ thế hệ thứ hai sang thế hệ thứ ba. Câu hỏi được đặt ra là: những công ty công nghệ nào sẽ sống sót sau quá trình chuyển đổi lớn đó?
"Một điều chúng tôi đã học được trong những lần chuyển đổi, đó là chỉ có một hoặc hai công ty thực sự vượt qua được. Ví dụ Microsoft thực sự là công ty công nghệ lớn duy nhất chuyển từ thế hệ thứ nhất sang thế hệ thứ hai, hầu như không có ai khác làm được điều này. Bạn nghĩ nền tảng kỹ thuật số lớn nào trong số những công ty lớn hiện nay có cơ hội, hoặc khả năng, hoặc năng lực thực sự là lớn nhất để vượt qua? Ngay bây giờ, mọi thứ không rõ ràng. Bạn có nên đặt cược vào Meta, bạn có nên đặt cược vào Google, bạn có nên đặt cược vào Alibaba không? Không có câu trả lời rõ ràng".
Ông Shvets không nói rõ quá trình chuyển đổi công nghệ thế hệ thứ ba sẽ kéo theo những gì, nhưng những lời bàn tán xung quanh Web 3.0, hay còn gọi thế hệ tiếp theo của internet, đã bắt đầu nổi lên mạnh mẽ vào cuối năm ngoái. Siêu vũ trụ ảo "metaverse" đề cập rộng rãi đến một thế giới ảo nơi con người tương tác thông qua hình đại diện ba chiều. Trong không gian đó, người dùng có thể tham gia vào các hoạt động ảo như chơi game, hòa nhạc hoặc thể thao trực tiếp, được điều khiển thông qua kính thực tế ảo (VR) hoặc thiết bị thực tế tăng cường (AR). Meta, Apple, Microsoft và Google đang chuẩn bị phát hành sản phẩm phần cứng và dịch vụ phần mềm mới cho metaverse.
Cuối năm ngoái, Facebook đổi tên thành Meta, phản ánh tham vọng ngày càng tăng của công ty trong việc nắm bắt tương lai của internet trong thế giới ảo. Tuy nhiên, cổ phiếu của Meta đã lao dốc vào đầu tháng 2.2022, ghi nhận mức giảm lớn nhất trong một ngày, sau khi công ty dự báo tăng trưởng doanh thu yếu hơn dự kiến trong quý tới. Meta báo cáo mảng Reality Labs của họ đạt doanh thu 877 triệu USD trong quý 4/2021, với khoản lỗ hoạt động là 3,3 tỉ USD.
Thị trường "cạnh tranh khốc liệt" ở Trung Quốc
Roderick Snell, Giám đốc đầu tư tại công ty quản lý đầu tư Baillie Gifford, cho biết các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc không chỉ chịu áp lực pháp lý to lớn, mà còn đang phải đối mặt với rất nhiều sự cạnh tranh mạnh mẽ.
"Tôi vẫn nghĩ vấn đề lớn nhất đối với Alibaba, Tencent ở Trung Quốc luôn là sự cạnh tranh khốc liệt nhất trong các thị trường mới nổi. 40% thị phần quảng cáo trên mạng xã hội của Tencent đã thuộc về những người chơi khác trong ba hoặc bốn năm qua", ông Snell nói với CNBC hôm 9.2.
Lập trình viên tài năng tự sát khiến giới công nghệ Trung Quốc rúng động Một lập trình viên game tài năng đã bất ngờ tự sát ở tuổi 30, khiến giới công nghệ và cộng đồng mạng Trung Quốc phải rúng động. Mao Tinh Vân, một lập trình viên thiên tài và được xem là một trong những niềm hy vọng lớn của ngành lập trình game Trung Quốc, đã bất ngờ qua đời ở tuổi 30....