Liên minh châu Âu vẫn muốn có mối quan hệ mật thiết với Anh
Reuters đưa tin, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk ngày 4/10 cho biết Liên minh châu Âu (EU) muốn xây dựng một mối quan hệ tương lai về thương mại, an ninh và các vấn đề quốc tế với Anh càng gần gũi càng tốt nhưng sẽ không từ bỏ những giá trị và lợi ích cơ bản vì Brexit.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Phát biểu trong một cuộc họp báo tại Brussels với Thủ tướng Ireland Leo Varadkar, ông Tusk khẳng định: “Chúng tôi rất tiếc Anh đã quyết định rời khỏi khối và chúng tôi hy vọng có mối quan hệ hữu hảo nhất trong tương lai. Nhưng không ai có thể hy vọng rằng vì Brexit mà EU sẽ từ bỏ những giá trị cơ bản và những lợi ích then chốt”./.
Theo vietnamplus
Video đang HOT
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk. (Nguồn: AFP/TTXVN)
22 quốc gia trục xuất hơn 130 nhà ngoại giao Nga vì vụ cựu điệp viên
Ít nhất 22 quốc gia, trong đó có 16 nước thành viên EU đã tuyên bố trục xuất nhà ngoại giao Nga để đáp trả vụ cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái nghi bị đầu độc tại Anh. Đây được coi là vụ trục xuất tập thể lớn nhất trong lịch sử.
Các nhà ngoại giao Nga và người thân rời Anh hồi tuần trước theo lệnh trục xuất của nước này. (Ảnh: Reuters)
Các quốc gia công bố lệnh trục xuất nhà ngoại giao Nga gồm có Mỹ, Canada, Ukraine, Na Uy, Albania, Australia và 16 quốc gia thành viên EU gồm Croatia, Séc, Đức, Pháp, Đan Mạch, Phần Lan, Estonia, Hungary, Italy, Latvia, Lithuania, Hà Lan, Ba Lan, Romania, Tây Ban Nha và Thụy Điển.
Trong đó, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga. Đây có thể coi là động thái cứng rắn nhất của Tổng thống Trump với Nga kể từ khi ông nhậm chức hồi đầu năm ngoái. Trong số 60 nhà ngoại giao Nga bị trục xuất, Washington nghi ngờ 48 người là đặc vụ làm việc tại đại sứ quán Nga ở Washington, 12 người làm việc tại Liên Hợp Quốc.
Tổng cộng, ít nhất 22 quốc gia đã công bố lệnh trục xuất hơn 130 nhà ngoại giao Nga.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho biết, các quốc gia thành viên EU có thể cân nhắc các biện pháp trừng phạt hơn nữa với Nga. Bình luận về quyết định của Mỹ và châu Âu, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson nói rằng đây là biện pháp đáp trả đặc biệt của Anh và các đồng minh, và đây là đợt trục xuất lớn nhất từ trước đến nay của phương Tây nhằm vào "giới tình báo Nga".
Quyết định trục xuất của Mỹ và các quốc gia châu Âu được đưa ra không lâu sau khi Anh trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga để đáp trả vụ cựu đại tá tình báo Nga Sergei Skripal nghi bị đầu độc tại London hôm 4/3 bằng chất độc thần kinh. Các nước châu Âu cũng ủng hộ quan điểm của Anh và tuyên bố sẵn sàng áp lệnh trừng phạt để gây sức ép với Nga.
Nga đã bác bỏ cáo buộc này của phương Tây, đồng thời tuyên bố sẽ đáp trả tương xứng.
Trong thông báo phát đi hôm qua, Bộ Ngoại giao Nga cho biết: "Moscow sẽ đáp trả vụ trục xuất tập thể nhà ngoại giao Nga ở các nước châu Âu và sẽ có biện pháp đáp trả tương xứng với từng trường hợp trong vài ngày tới.
Thông cáo cho biết thêm, Moscow đã chuẩn bị sẵn cho tình huống phương Tây sẽ trục xuất nhà ngoại giao Nga.
Minh Phương
Theo Dantri
EU liệu có "mở cửa" trước trước sức ép của Thổ Nhĩ Kỳ? Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không đưa ra lựa chọn nào khác ngoài việc trở thành "một thành viên đầy đủ" của Liên minh Châu Âu. Trước sức ép của Thổ Nhĩ Kỳ, Liên minh Châu Âu đã quyết định tổ chức một Hội nghị cấp cao giữa lãnh đạo các thể chế Liên minh Châu Âu với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip...