Liên minh châu Âu: Những ưu tiên về chính sách và thách thức trong thời gian tới
Hôm nay, Chủ tịch Ủy ban châu Âu đã tiến hành đọc Thông điệp thường niên về Liên minh châu Âu, nhấn mạnh các ưu tiên cốt lõi trong chính sách của tổ chức này.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu cho biết tình hình khủng hoảng năng lượng đã được ứng phó một cách tích cực
Bà Ursula von der Leyen tuyên bố rằng, Liên Minh Châu Âu đã hoàn thành 90% những mục tiêu đã công bố cách đây 4 năm, kể từ thời điểm lãnh đạo Liên minh châu Âu nhậm chức. Khu vực châu Âu đang tiếp tục xây dựng nền kinh tế có sự cân bằng về phát thải, cam kết đảm bảo sự công bằng và tương đối khi thực thi Thỏa thuận xanh.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh rằng, tình hình khủng hoảng năng lượng đã được ứng ph
Tuy nhiên, Liên minh mhâu Âu vẫn đối mặt với những thách thức lớn, trong đó có việc kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế và quản lý dòng nhập cư. Những vấn đề này được bà Von der Leyen dành nhiều thời gian bàn luận trong thông điệp của mình.
Thông điệp liên bang cũng mạnh mẽ khẳng định, Liên minh mhâu Âu sẽ tiếp tục đứng về phía Ukraine, ủng hộ việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và đồng thời, đẩy mạnh tiến trình mở rộng của tổ chức, để chào đón những quốc gia đang mong muốn và đáp ứng các điều kiện gia nhập.
Video đang HOT
Mùa đông ấm hơn có thể làm giảm một nửa giá khí đốt ở châu Âu
Các kho dự trữ khí đốt tự nhiên của châu Âu đang ở mức cao và có thể được lấp đầy sớm hơn kế hoạch.
Điều này mang lại cho các chính phủ và các ngành công nghiệp niềm tin rằng cuộc khủng hoảng năng lượng năm ngoái sẽ không lặp lại.
Một cơ sở khai thác khí đốt ở Vadu, Romania. Ảnh: AFP/TTXVN
Giá khí đốt tự nhiên tiêu chuẩn hiện chỉ bằng 1/10 so với mức kỷ lục vào mùa hè năm ngoái khi Nga cắt giảm nguồn cung đường ống dẫn tới châu Âu.
Tuy nhiên, biến động vẫn tồn tại do giá cả cũng như nhu cầu trước và trong mùa đông sắp tới sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của Liên minh châu Âu (EU): thời tiết và sản lượng của các nguồn năng lượng tái tạo vốn phụ thuộc thời tiết.
Nhờ thời tiết mùa đông ôn hòa hơn nên mức tiêu thụ của EU giảm. Nhu cầu tiêu thụ trong công nghiệp cũng giảm vì chi phí đắt đỏ. Châu Âu đã vượt qua mùa đông 2022/2023 mà không xảy ra tình trạng thiếu khí đốt hoặc phải phân chia khí đốt.
Trước mùa đông 2023/2024, châu Âu chỉ có thể đặt hy vọng vào một mùa đông khác ôn hòa hơn mà không có nhiều đợt lạnh cóng kéo dài dẫn đến tăng vọt nhu cầu sưởi ấm và phát điện chạy bằng khí đốt.
Trong trường hợp mùa đông năm nay sẽ ấm hơn, giá khí đốt của châu Âu có thể giảm từ mức hiện tại và giảm một nửa xuống còn 16,85 USD cho mỗi megawatt giờ (MWh).
Các nhà phân tích tại Morgan Stanley lưu ý rằng nếu thời tiết ấm áp liên tục và năng lượng tái tạo hoạt động mạnh mẽ, giá khí đốt chuẩn có thể giảm mạnh xuống mức của cuối năm 2020.
Hợp đồng tương lai tháng trước tại trung tâm TTF - tiêu chuẩn cho giao dịch khí đốt của châu Âu - ổn định ở mức 30,60 đô la Mỹ mỗi MWh vào ngày 13/7, trong khi giá hợp đồng tương lai từ tháng 12 đến tháng 2 là khoảng 56 đô la Mỹ mỗi MWh.
Giá 16,85 USD chỉ là một trong những kịch bản của ngân hàng Morgan Stanley đối với khí đốt tự nhiên trên thị trường châu Âu sau tháng 10, khi mùa sưởi ấm bắt đầu.
Ở một kịch bản khác, giá có thể tăng vọt lên 112 USD mỗi MWh nếu mùa đông năm 2023/2024 lạnh hơn bình thường và các nguồn năng lượng tái tạo không thể tạo ra nhiều điện.
Sau tháng 10, Morgan Stanley nhận thấy giá có nhiều khả năng được giao dịch quanh mức 50 USD mỗi MWh.
Tuần này, giá của châu Âu giảm so với mức của tháng 6 do nhu cầu nhìn chung vẫn tiếp tục yếu trong bối cảnh ngành công nghiệp giảm tốc.
Giá đã tăng vọt trong tháng 6 do việc bảo trì một số mỏ khí đốt lớn của Na Uy và các tuyến đường xuất khẩu làm giảm nguồn cung sang châu Âu thông qua các đường ống dẫn từ Na Uy - hiện là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của châu Âu.
Với việc mỏ khí khổng lồ Troll hoạt động trở lại sau quá trình bảo dưỡng, nguồn cung của Na Uy đã tăng lên. Kết hợp với nhu cầu yếu, điều này đã đẩy giá khí đốt châu Âu xuống mức thấp nhất trong một tháng.
Các kho dự trữ cũng tăng lên, tạo thêm niềm tin cho các chính phủ trước mùa đông. Tính đến ngày 12/7, các kho chứa khí đốt trên khắp EU đã đầy 80,3%.
Theo Morgan Stanley, EU đã đặt mục tiêu đạt được 90% kho chứa khí đốt đầy đủ vào ngày 1/11. Họ không chỉ đạt được mục tiêu đó trước thời hạn mà còn có thể lấp đầy các bể chứa tới 100% vào đầu tháng 9.
Rystad Energy cũng tin rằng châu Âu sẽ đạt được mục tiêu sớm hơn kế hoạch.
Nhà phân tích cấp cao Lu Ming Pang cho biết hồi đầu tháng này: "Xét đến nhu cầu trong lịch sử và giả định về các kịch bản nguồn cung khác nhau, các cơ sở lưu trữ thậm chí có thể đầy trước mùa đông năm nay, dẫn đến dòng khí đốt phải được chuyển hướng đi nơi khác".
Các kho dự trữ đầy khí đốt sẽ là tin vui cho người tiêu dùng và chính phủ các nước châu Âu trong mùa đông này. Một số cảng nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) bổ sung mà châu Âu lắp đặt từ mùa thu năm ngoái cùng với dòng cung LNG ổn định cũng đang mang lại một số an ủi rằng mọi thứ không thể tồi tệ như mối lo ngại trước mùa đông 2022/2023.
Thế nhưng, thời tiết mùa đông và sản lượng của các nguồn năng lượng tái tạo vẫn còn nhiều điều khó chắc chắn. Kể từ khi cuộc khủng hoảng năng lượng bắt đầu, châu Âu chưa trải qua một mùa đông thực sự lạnh giá. Điều này khiến cho việc dự đoán giá cả trở nên khó khăn như việc dự đoán nhiệt độ của tháng 12 khi đang ở tháng 7.
Châu Âu đã bắt đầu quen sống thiếu năng lượng Nga? Theo chuyên gia, sự chia tay của châu Âu với các nguồn năng lượng của Nga đã dẫn đến vấn đề cho Moskva. Theo các chuyên gia, nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng của EU là quá trình dài đầy khó khăn. Tuy nhiên, Brussels ít nhất đã đạt được mục tiêu đầu tiên dưới hình thức từ chối...