Liên minh châu Âu là ’sản phẩm’ của CIA?
Khả năng Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) đã trở thành cái cớ hợp lý để Mỹ tuyên bố rằng vì sao họ có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của EU.
Ảnh mang tính chất minh họa.
EU là “sản phẩm” của CIA?
Theo một tài liệu mới được Bộ Ngoại giao Mỹ công bố, EU thực ra là “sản phẩm” của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA). Thông tin này đã được tạp chí Anh The Telegraph công bố trong bài viết với tiêu đề: “EU là sản phẩm của CIA”.
Đây có thể là một trong các lý do giải thích vì sao Washington đang nỗ lực để ngăn chặn khả năng Anh sẽ rút khỏi EU khi cuộc trưng cầu dân ý ở Anh về vấn đề này sẽ được tổ chức vào 23/6 tới đây.
Theo tác giả bài báo này là Ambrous Evans-Pritchard, việc Washington không ủng hộ và tích cực phản đối kịch bản Brexit (British Exit – Anh rút khỏi EU) là hoàn toàn có cơ sở vì EU đã và đang là dự án do Mỹ vạch ra.
Video đang HOT
EU hiện đang có 28 quốc gia thành viên, được thành lập năm 1952 bởi 6 quốc gia gồm Bỉ, Đức, Hà Lan, Lucxembourg, Pháp và Italia. Anh gia nhập EU năm 1973 trong đợt mở rộng đầu tiên của EU.
Những tài liệu do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố cho thấy cuối những năm 1940, Washington đã thúc đẩy các quá trình liên kết trong EU và đầu tư rất nhiều tiền vào các quá trình này trong một thời gian dài.
Các nhiệm vụ chính trong quá trình này do các cơ quan đặc vụ Mỹ, cụ thể là CIA đảm nhiệm, và một trong số các ưu tiên là đưa Anh gia nhập EU.
Theo giới phân tích Nga, việc The Telegraph cho công bố tài liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ cho thấy CIA đã “bật đèn xanh” để The Telegraph thực hiện động thái này.
Theo những tuyên bố đưa ra, trong một văn kiện được ghi ngày 26/7/1950 về việc thành lập một cơ quan đầy đủ của EU có lưu chữ ký của Wiliam Donovan, người trong những năm chiến tranh nắm giữ chức vụ người đứng đầu Cơ quan Chiến lược Mỹ , sau đó cơ quan này được cải tổ thành CIA. Donovan cũng đã từng là Chủ tịch Ủy ban Mỹ vì châu Âu thống nhất.
Theo một tài liệu khác, vào năm 1958, ủy ban này đã tài trợ đến 53,5% kinh phí cho hoạt động của cơ quan châu Âu trên. Trong thành phần của ủy ban này khi đó có các nhân vật “máu mặt” như các giám đốc CIA Bedell Smith và Allen Dalles- tác giả của kế hoạch nổi tiếng chống Liên Xô, cũng như các cộng sự khác của Cơ quan Chiến lược.
Ủy ban này đã tiếp xúc với các quốc gia thành lập nên EU, ngăn chặn họ trong việc tìm kiếm các nguồn tài chính cho hoạt động của tổ chức này để họ không còn cách nào khác là phải phụ thuộc vào ủy ban này về mặt tài chính.
Theo The Telegraph, trong điều kiện xảy ra chiến tranh lạnh, người Mỹ đã đạt được những thành công đáng kể trong kế hoạch tái cấu trúc châu Âu về mặt chính trị của mình. Còn EU cũng như NATO đã thực sự trở thành công vụ quan trọng để Mỹ củng cố ảnh hưởng của mình ở lục địa già.
Thủ tướng Anh Cameron và Tổng thống Mỹ Obama.
Mỹ sẽ ngăn chặn Brexit
Hiện nay, EU đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề lớn và cuộc trưng cầu dân ý về việc “đi hay ở” của Anh trong thành phần EU có thể sẽ là “sự khởi đầu” của những vấn đề lớn đối với EU thời gian tới.
Chính Anh là một đối tác tin cậy và bền vững trong việc hiện thực các lợi ích của Mỹ tại châu Âu. Nếu như Anh rút khỏi EU thì kế hoạch tăng cường ảnh hưởng của Mỹ đối với EU nói riêng và châu Âu nói chung, cũng như các lợi ích của Mỹ tại khu vực này sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Chính vì vậy, trong chuyến thăm Anh hồi tháng 4 vừa qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ra sức kêu gọi người Anh lựa chọn việc tiếp tục ở lại trong thành phần EU, thậm chí nếu xét đúng ngôn từ thì ông Obama đã lên tiếng đe dọa Anh.
Theo Obama, nếu Anh rút khỏi EU thì Anh có thể sẽ mất đi khả năng có thể đạt được những thỏa thuận nhất định với Mỹ và quan hệ thương mại Mỹ-Anh sẽ có những tổn thất không nhỏ.
Bên cạnh đó, theo The Telegraph, Tổng thống Mỹ còn lên tiếng chỉ trích Brexit và thừa nhận rằng “Mỹ có những lợi ích của mình trong việc Anh duy trì quy chế thành viên trong EU”. Tuy nhiên, theo nhận định của The Telegraph, những tuyên bố này lại có thể khiến làm gia tăng số lượng người dân ủng hộ phương án Brexit.
Xét từ khía cạnh địa chính trị, bài báo của The Telegraph cho thấy trong bối cảnh tâm lý chống Mỹ và chống toàn cầu hóa đang gia tăng trên phạm vi toàn thế giới, Mỹ đã sẵn sàng “lột mặt nạ” của mình và tự cho phép mình quyền can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác dưới chiêu bài dân chủ như đã từng làm trước đó.
Tuy nhiên, điều đó cũng cho thấy châu Âu dường như đang có những bất mãn nhất định đối với các chính sách của Mỹ. Washington bắt đầu mất dần sự kiểm soát đối với các quá trình đang diễn ra ở châu Âu và một trong số đó là quá trình Brexit.
Về phần mình, EU hoàn toàn không mong muốn rằng nguyên tắc “Tôi tạo ra bạn và tôi có quyền giết bạn” sẽ được áp dụng trong mối quan hệ với Mỹ.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ vpoanalytics.
Đào Cảnh (lược dịch)
Theo Infonet