Liên minh châu Âu khuyên Quốc hội Anh phê chuẩn thỏa thuận Brexit
Ngày 14/3, Ủy ban châu Âu đã cảnh báo rằng, việc Hạ viện Anh bỏ phiếu chống lại Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu) sẽ không ngăn cản được Anh rời EU và các nhà lập pháp nước này nên phê chuẩn thỏa thuận.
Những người ủng hộ Brexit biểu tình ngoài đường phố ngày 13/3 với biểu ngữ: “Không thỏa thuận cũng không có vấn đề gì”
Nước Anh hỗn loạn trong Brexit: Quốc hội bác dự thảo của Thủ tướng May
Một giờ bỏ phiếu gay cấn, các nghị sỹ Anh bác Brexit không thỏa thuận
Thủ tướng Anh: ‘Ủng hộ tôi hoặc không có Brexit’
Một quan chức tại một cơ quan điều hành của EU cho biết, EU đã sẵn sàng cho việc đạt được thỏa thuận “ly hôn” với Thủ tướng Anh Theresa May, mặc dù Hạ viện đã hai lần bác bỏ.
Video đang HOT
Như tin đã đưa, tối 13/3, tức rạng sáng 14/3 giờ Hà Nội, các nghị sỹ Hạ viện đã bỏ phiếu lần 2 từ chối việc rời EU như dự định vào ngày 29/3 nếu họ không phê chuẩn một thỏa thuận. Ở phiên bỏ phiếu lần 1 ngày 12/3, họ đã bác thỏa thuận sửa đổi của Thủ tướng Anh Theresa May.
Vị quan chức EU xin giấu tên nói: ” Chỉ có hai cách để Anh rời EU: Có hoặc không có thỏa thuận. EU đã chuẩn bị sẵn cho cả hai phương án này.”
Sau thất bại tại cuộc bỏ phiếu lần 2 tại Hạ viện Anh, Thủ tướng May đã thuyết phục các nghị sỹ Anh nên chấp thuận thỏa thuận của bà, nếu không quá trình Brexit sẽ bị trì hoãn lâu hơn. Đặc biệt, khi cuộc bầu cử nghị viện châu Âu sẽ diễn ra vào ngày 23/5. Nếu Anh không rời EU trước thời điểm này, Anh sẽ buộc phải tham gia cuộc bầu cử nghị viện.
Bà May cho rằng, đó không phải là kết quả hay ho và thúc giục quốc hội Anh đối mặt với những hậu quả về những quyết định mà họ vừa đưa ra.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, việc Hạ viện Anh bác bỏ thỏa thuận của Thủ tướng Anh lần 2 là một điều đáng tiếc.
Ông Macron cho biết, các nhà đàm phán châu Âu sẽ xem xét đề nghị Anh trì hoãn việc rời EU đã được ấn định vào ngày 29/3 tới.
Tuy nhiên, ông Macron cũng cảnh báo rằng, 27 thành viên còn lại của EU sẽ không thể tự động chấp thuận việc kéo dài thời gian Brexit. Chính phủ Anh phải giải thích cụ thể và hợp lý lý do vì sao trì hoãn quá trình Brexit và phải được tất cả các nước thành viên EU chấp thuận.
Theo TPO
EU khó đồng ý hoãn Brexit trong thời gian dài
Dù cho rằng Brexit hoàn toàn có thể diễn ra đúng hạn chót vào ngày 29/3 tới, nhưng Bộ trưởng Thương mại Anh thừa nhận việc trì hoãn là cần thiết để Anh ra đi một cách êm thấm.
Cờ Anh (phía trước) và cờ EU (phía sau) tại thủ đô London, Anh, ngày 15/1/2019. Ảnh: THX/ TTXVN
Ngày 3/3, Bộ trưởng Thương mại Anh Liam Fox cho rằng Liên minh châu Âu (EU) khó có thể đồng ý để Anh hoãn hạn chót rời khỏi liên minh này trong thời gian dài vì khối đang chuẩn bị cho một số cuộc bỏ phiếu quan trọng trong thời gian tới.
Dù cho rằng việc Anh rời EU (Brexit) hoàn toàn có thể diễn ra đúng hạn chót vào ngày 29/3 tới, nhưng Bộ trưởng Liam Fox thừa nhận việc trì hoãn là cần thiết để Anh ra đi một cách êm thấm. Trước đó, Thủ tướng Anh Theresa May từng tuyên bố nếu trì hoãn thì Brexit cũng sẽ diễn ra muộn nhất là cuối tháng 6.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình BBC, khi được hỏi về phản ứng nếu EU yêu cầu trì hoãn Brexit tới 21 tháng hoặc 2 năm, Bộ trưởng Thương mại Anh cho rằng đó sẽ là một khả năng gây sốc nhưng không thực tế vì EU sẽ không muốn Anh tham gia vào các cuộc bầu cử quan trọng sắp tới.
Trong khi đó, Báo Sunday Independent của Ireland dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết Thủ tướng Leo Varadkar tiết lộ với nội các nước này rằng khả năng rất cao hạn chót Brexit dự kiến diễn ra vào 29/3 tới sẽ bị hoãn tới tháng 6. Báo trên dẫn lời một bộ trưởng trong nội các Ireland cho biết đây là thông tin mà Thủ tướngVaradkar tiết lộ riêng cho nội các nước này. Hiện người phát ngôn của Thủ tướng Ireland chưa đưa ra phản hồi chính thức nào về thông tin trên.
Chỉ còn 26 ngày trước ngày chính thức ra đi, Hạ viện Anh vẫn chưa thể thống nhất một thỏa thuận "ly hôn" với EU. Thỏa thuận được Chính phủ của Thủ tướng May và EU đạt được hồi tháng 11/2018 đã bị Hạ viện nước này bác bỏ với tỷ lệ phản đối cao kỷ lục trong cuộc bỏ phiếu hồi giữa tháng 1 vừa qua.
Nếu những sửa đổi mà Thủ tướng May nỗ lực tìm kiếm không giúp thỏa thuận này được ủng hộ trong cuộc bỏ phiếu lần hai tại Hạ viện dự kiến diễn ra vào ngày 12/3 tới, chính phủ sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu khác vào ngày 13/3 để các nhà lập pháp quyết định liệu có chấp thuận một kịch bản Brexit không thỏa thuận hay không.
Nếu khả năng này tiếp tục bị phủ quyết, Quốc hội sẽ bỏ phiếu vào ngày 14/3 về phương án tìm kiếm sự "gia hạn ngắn và có giới hạn" đối với Điều khoản 50 trong Hiệp ước Lisbon.
Khả năng trên đang rộ lên trên truyền thông Anh. Sky News, ngày 3/3, dẫn lời quan chức Bộ Tư Pháp Anh Rory Stewart cho rằng nhiều khả năng Anh sẽ buộc phải đề nghị hoãn Brexit vì không nhiều ý kiến trong Hạ viện nước này ủng hộ kịch bản Brexit không thỏa thuận.
Kịch bản được cho là sẽ gây tổn thất lớn cho nền kinh tế thứ 5 thế giới vì mọi quan hệ với EU đều bị chấm dứt đột ngột, gây cản trở không nhỏ tới hoạt động thương mại và dịch chuyển giữa Anh với EU./.
Theo Lê Ánh/TTXVN
Vấn đề Brexit: Thủ tướng Anh gia tăng sức ép với EU Thủ tướng Anh Theresa May đang gia tăng áp lực buộc Liên minh châu Âu (EU) phải đưa ra những nhượng bộ trong vấn đề biên giới trên đảo Ireland, hoặc đối mặt với nguy cơ Anh ra đi mà không có thỏa thuận, một kịch bản tổn hại cả tới lợi ích của EU. Thủ tướng Anh Theresa May phát biểu tại...