Liên minh châu Âu hỗ trợ Việt Nam đối phó với tình trạng xói mòn bờ biển
Trước nguy cơ bờ biển Việt Nam bị xói mòn trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, Liên minh châu Âu EU đã hỗ trợ Việt Nam trong việc nghiên cứu, thảo luận về nguyên nhân cũng như đưa ra cái giải pháp và chương trình đầu tư nhằm ngăn chặn tình trạng này.
Một đoạn bờ biển của Việt Nam bị sạt lở phải gia cố bằng kè mềm. (Ảnh minh họa: Công Bính)
Ngày 26/1, Phái đoàn liên minh châu Âu EU tại Việt Nam đã tổ chức buổi hội thảo chuyên đề thảo luận kết quả của hai nghiên cứu khoa học về tình trạng xói mòn bờ biển tại hai khu vực ven biển: U Minh (Cà Mau) và Gò Công (Tiền Giang) thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.
Đây là nghiên cứu được tiến hành dưới sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu và do Cơ quan Phát triển Pháp tại Việt Nam tổ chức theo cam kết tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu 2015 (COP 21).
Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu, chuyên gia khoa học đầu ngành, các quan chức trung ương và địa phương, đại diện các tổ chức quốc tế và đối tác đầu tư đã cùng bàn bạc về kết quả nghiên cứu thủy động lực học, thủy triều, dòng trầm tích tại phòng thí nghiệm và hiện trường. Từ đó, các bên đã thảo luận về cơ chế gây nên xói mòn và các biện pháp và định hướng cụ thể nhằm đối phó với tình trạng trên.
Video đang HOT
Phát biểu tại buổi hội thảo, Trưởng Bộ phận Hợp tác Alejandro Montalban cho biết: “Nghiên cứu là một phần cam kết của EU tại COP 21, Paris, trong hỗ trợ Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy xói mòn là thảm họa do con người gây ra, tác động của hiện tượng này sẽ trở nên trầm trọng dưới ảnh hưởng của tình trạng nước biển dâng”.
Ông Alejandro Montalban nói thêm, dựa trên các kết quả nghiên cứu, một chương trình đầu tư sẽ được vạch ra, gồm các biện pháp thích ứng cứng và mềm, trong đó có thể bao gồm xây dựng đê, phục hồi rừng ngập mặn và nâng cao năng lực để tăng cường phát triển bền vững và quản lý môi trường.
Cơ quan Phát triển Pháp tại Việt Nam AFD, Liên minh châu Âu, các tỉnh và chính quyền trung ương đã tiến hành xem xét và đánh giá triển vọng đầu tư cho các biện pháp được các chuyên gia nêu ra trong hội thảo.
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu và các thảm họa có liên quan. Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong nhóm những vùng đồng bằng trên thế giới chịu tác động mạnh nhất của hiện tượng nước biển dâng. Theo các cam kết quốc tế về Biến đổi Khí hậu và Mục tiêu Phát triển Bền vững, Liên minh châu Âu đang tích cực trợ giúp Việt Nam giảm thiểu ảnh hưởng thông qua cải cách ngành năng lượng, và thích ứng thông qua tài trợ các nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu cũng như các biện pháp thích ứng phù hợp.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Báo Nga: Liên minh châu Âu sắp thành lập liên minh quân sự riêng
Liên minh châu Âu EU đã tiến thêm một bước nữa trong lộ trình xây dựng liên minh quân sự riêng bằng việc thông qua hiệp ước quốc phòng chung PESCO, RT nhận định.
Lực lượng Hải quân châu Âu (Ảnh: Politico)
Hiệp ước quốc phòng có tên "Cơ chế hợp tác thường xuyên" (PESCO) được ký kết sơ bộ tại Brussels, Bỉ hôm 13/11 với sự tham gia của 23 trong tổng số 28 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU). Chủ tịch phụ trách chính sách đối ngoại EU Federica Mogherini đã ủng hộ quyết định này và cho rằng hiệp ước đã đánh dấu "thời khắc lịch sử". EU sẽ chi 6,5 tỉ USD ngân sách quốc phòng và bắt đầu khởi động PESCO vào tháng 12.
Hiệp ước này bắt đầu được đưa vào bàn bạc từ năm ngoái sau quyết định rút khỏi EU của Anh và những chỉ trích từ Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng các thành viên châu Âu thuộc khối Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không thực hiện đầy đủ cam kết chi tiêu quốc phòng.
Hai nền kinh tế lớn trong khối EU, Pháp và Đức, đã vận động các thành viên trong khối thông qua hiệp ước nhằm thiết lập lực lượng quân sự chung. Năm thành viên EU đứng ngoài thỏa thuận này bao gồm Anh, Đan Mạch, Ireland, Bồ Đào Nha và Malta, trong khi Áo, một quốc gia không phải là thành viên NATO đã đồng thuận vào phút chót.
PESCO được giới thiệu như giải pháp dành cho nền quốc phòng châu Âu, nhằm loại bỏ dư thừa, tinh giản các thương vụ quốc phòng, tăng cường mạng lưới vận chuyển rộng khắp khu vực. Ngoài ra các dự án thuộc PESCO còn nhằm mục đích xây dựng chương trình đào tạo chung của lực lượng quân đội.
NATO hoàn toàn tán đồng việc thông qua hiệp ước PESCO. Khối liên minh này cho rằng PESCO sẽ giúp tăng cường năng lực tác chiến và phòng thủ cho quân đội các nước thành viên châu Âu của NATO.
RT trích nhận định của chuyên gia địa chính trị Konstantin Sokolov cho rằng trong tình huống hiện tại khi lực lượng cảnh sát nội địa dần trở nên thiếu tin cậy do họ có thể bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ khi đang làm nhiệm vụ, thì lực lượng quốc tế luôn tuân theo mệnh lệnh và ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xung quanh.
Đức Hoàng
Theo RT
EU, Pháp giúp Việt Nam tìm biện pháp chống xói mòn bờ biển Liên minh châu Âu và Pháp đã hỗ trợ nguyên cứu về nguyên nhân và các biện pháp bảo vệ bờ biển tại Việt Nam, trong bối cảnh Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu và các thảm họa liên quan. Các đại biểu tham gia hội thảo về chống xói mòn bờ...