Liên minh châu Âu có lãnh đạo mới cứng rắn với Nga
Đó là cựu Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, người vừa nhậm chức vị trí Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC).
Ông Tusk nói châu Âu phải mạnh mẽ trên bình diện quốc tế
Buổi lễ nhậm chức của ông Donald Tusk diễn ra hôm 1-12 tại trụ sở của Hội đồng châu Âu ở Brussels (Bỉ). Ông Tusk tiếp quản vị trí này từ ông Herman Van Rompuy, người tại nhiệm 5 năm.
Trong bài phát biểu của mình, tân Chủ tịch EC nói châu Âu phải mạnh mẽ trên bình diện quốc tế và ủng hộ các nước láng giềng cùng chia sẻ giá trị của khối.
Với cương vị chủ tịch, ông Tusk sẽ chủ trì các hội nghị thượng đỉnh của EU và đại diện khối trong hoạt động đối ngoại. Ông nổi tiếng có lập trường cứng rắn với Nga, nước đang bất đồng với EU về tình hình ở Ukraine.
Ngay sau khi nhậm chức, ông Tusk điện đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama. Tuyên bố báo chí của EU cho biết, hai nhà lãnh đạo chia sẻ lo ngại về cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Video đang HOT
Theo_An ninh thủ đô
EU ra tối hậu thư trừng phạt Nga
Liên minh châu Âu (EU) cho Nga một tuần để thay đổi tình hình ở Ukraine nếu không sẽ đối mặt với lệnh trừng phạt mới.
Binh sỹ Ukraine tại miền đông.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy cho biết EU đang khẩn trương phối hợp để đưa ra các biện pháp trừng phạt thêm với Nga.
Giới lãnh đạo phương Tây cho rằng có bằng chứng rõ ràng về việc quân đội chính quy Nga đang hoạt động bên trong Ukraine và họ được trang bị vũ khí hạng nặng.
Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh của EU ở Brussels, ông Rompuy cho biết EU "sẵn sàng đưa ra các biện pháp mạnh thêm trước diễn tiến của tình hình ở Ukraine".
"Mọi người đều hiểu chúng ta phải hành động nhanh", ông nói. Mặc dù không cho biết các trừng phạt mới sẽ là gì, nhưng ông Rompuy hé lộ đề xuất trừng phạt sẽ sẵn sàng trong vòng một tuần.
EU và Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đóng băng tài sản, cấm đi lại đối với nhiều quan chức cấp cao của Nga và các lãnh đạo ly khai ở miền đông Ukraine.
Các lệnh trừng phạt của phương Tây cũng giới hạn các khoản vay đối với các ngân hàng nhà nước Nga, cấm xuất khẩu công nghệ quân sự và cấm một số hàng xuất khẩu trong ngành dầu lửa sang Nga.
Ukraine ở điểm "không thể quay đầu"
Trước đó, Tổng thống Ukraine Poroshenko cho biết từ Brussels rằng nước ông đã ở "gần điểm không thể quay đầu- tức là một cuộc chiến rộng khắp" với Nga.
Ông Poroshenko cho biết ông sẽ thảo luận khả năng ngừng bắn trong một cuộc họp ở Belarus vào thứ hai tới của Nhóm liên lạc, bao gồm Ukraine, Nga, Belarus và Tổ chức an ninh và hợp tác ở châu Âu (OSCE).
"Nga đang trong cuộc chiến với châu Âu"
Trong khi đó, Tổng Tổng Lithuania Dalia Grybauskaite cho rằng Nga "thực sự đang trong cuộc chiến với châu Âu".
"Chúng ta cần phải ủng hộ Ukraine, gửi thiết bị quân sự để giúp Ukraine bảo vệ chính mình. Hôm nay Ukraine đang chiến đấu thay cho toàn châu Âu", bà nói.
Còn Thủ tướng Anh Cameron cho rằng EU đang đối mặt với "tình trạng hoàn toàn không thể chấp nhận được, khi lính Nga ở trên đất Ukraine."
Nga phủ nhận các cáo buộc của phương Tây về việc lực lượng của nước này đã vượt biên trái phép vào Ukraine để hỗ trợ cho phe ly khai tại đây.
Phe ly khai đang giành được lợi thế trước quân chính phủ trong những ngày gần đây ở vùng Donetsk và Luhansk tại miền đông.
Theo Dantri
EU sẽ bắt đầu áp lệnh trừng phạt Nga từ 17/3 Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã khẳng định, Liên minh châu Âu (EU) sẽ bắt đầu thực hiện các lệnh trừng phạt lên Nga từ thứ Hai tuần tới (tức 17/3). Hôm 11/3, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius cũng đưa ra phát biểu liên quan tới kế hoạch trừng phạt của EU đối với Nga. "Có thể EU sẽ tính...