Liên minh châu Âu bất đồng sâu sắc với Mỹ về vấn đề thương mại
Ngày 30/8, Cao ủy Liên minh châu Âu (EU) phụ trách thương mại Cecilia Malmstrom tuyên bố việc giảm căng thẳng tạm thời về thuế quan giữa Mỹ và EU không làm chấm dứt những bất đồng sâu sắc trong chính sách thương mại giữa hai bên.
Cao ủy Liên minh châu Âu (EU) phụ trách thương mại Cecilia Malmstrom. (Nguồn: AFP)
Phát biểu tại Ủy ban thương mại của Nghị viện châu Âu, bà Malmstrom cho biết đã cùng Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer chỉ đạo một nhóm công tác làm việc để xác định cách thức giảm trừ thuế đối với các mặt hàng công nghiệp, đồng thời nhấn mạnh không phải hai bên đang tiến hành thương lượng mà đây chỉ là một nhóm làm việc chung.
Một số trong những nghị sỹ đã phê bình rất gay gắt Hiệp định tự do thương mại xuyên Đại Tây Dương (TTIP), bị ngừng đàm phán sau khi ông Donald Trump bước nào Nhà Trắng.
Bà Malmstrom cho biết nhóm làm việc này sẽ không khởi động lại TTIP.
Video đang HOT
Đây có thể sẽ là một thỏa thuận thương mại giới hạn hơn, liên quan duy nhất đến vấn đề thuế quan hàng hóa.
Bà Malmstrom cũng tuyên bố rằng EU có thể sẽ sẵn sàng giảm thuế ôtô về 0 nếu Mỹ cũng hành động tương tự, điều này vượt qua cả thỏa thuận tạm thời được ký kết vào tháng Bảy vừa qua nhằm vào các sản phẩm công nghiệp không phải là ôtô.
Tổng thống Mỹ Trump hồi tháng 7 đã đồng ý tránh áp thuế lên mặt hàng xe hơi trong khi hai bên tìm kiếm cách thức cắt giảm các rào cản thương mại khác, một động thái được Chủ tịch Ủy ban châu Âu đánh giá là “một sự nhượng bộ lớn”./.
Theo vietnamplus
Tổng thống Ba Lan phủ quyết dự luật cải cách bầu cử vào Nghị viện châu Âu
Ngày 16/8, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã phủ quyết dự luật gây tranh cãi về cải cách các quy định tham gia tranh cử tại Nghị viện châu Âu (EP), vốn về bản chất sẽ loại các chính đảng nhỏ ở nước này khỏi cuộc chạy đua vào cơ quan lập pháp của Liên minh châu Âu.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda trong một cuộc họp báo ngày 17/5. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Duda cho biết ông đã quyết định không ký ban hành dự luật trên và gửi trả văn kiện tới Quốc hội nước này để xem xét lại.
Ông Duda nêu rõ dự luật này về cơ bản sẽ hạn chế sự tiếp cận của một bộ phận lớn người dân Ba Lan trong EP, cũng như buộc các chính đảng nhỏ ở nước này phải tham gia các liên minh.
Dự luật cải cách quy định tham gia tranh cử tại EP được đảng Luật pháp và Công lý (PiS) bảo thủ cầm quyền ở Ba Lan đề xuất và đã được Quốc hội nước này thông qua hồi tháng trước. Văn kiện này chỉ cần chờ Tổng thống Duda ký ban hành thành luật.
Theo PiS, những quy định bầu cử sửa đổi sẽ đơn giản hóa hệ thống bầu cử phức tạp hiện nay và giúp tăng cường tiếng nói đại diện của những khu vực ít dân cư trong EP. Tuy nhiên, các đảng đối lập cho rằng dự luật của PiS là nhằm gia tăng tỷ lệ các nghị sĩ EP của đảng này trong cuộc bầu cử vào năm tới.
Tại Ba Lan, các nghị sĩ EP được bầu chọn trong các cuộc bầu cử nhân dân trực tiếp.
Theo các Thượng nghị sĩ Ba Lan, nếu dự luật này có hiệu lực, các chính đảng ở nước này cần tối thiểu 16,5% số phiếu bầu để có thể đề cử một nghị sĩ vào EP. Trong khi đó, theo quy định của châu Âu thì chỉ cần 5% số phiếu bầu.
Chỉ có 2 chính đảng ở Ba Lan là PiS và đảng Cương lĩnh Công dân (PO) tự do đối lập là có thể đạt được 16,5% phiếu bầu. Kết quả các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy PiS nhiều khả năng sẽ giành được 40% phiếu bầu trong cuộc bầu cử EP vào năm tới, trong khi PO giành được 26%.
Các cuộc bầu cử EP dự kiến diễn ra vào tháng 5/2019, chỉ vài tháng trước cuộc bầu cử Quốc hội Ba Lan.
Theo TTXVN/Báo Tin tức
Anh, Pháp phản ứng quyết liệt với việc Mỹ áp thuế nhôm, thép Pháp lấy làm tiếc về chính sách mới của Mỹ trong việc áp thuế các sản phẩm nhập khẩu nhôm, thép và sẽ thảo luận với các đối tác EU về phản ứng đáp trả tương xứng, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết hôm 8.3. Pháp sẵn sàng "đáp trả thích đáng" Mỹ áp thuế nhôm, thép nhập khẩu....