Liên minh 7 nước của Nga ‘cảnh báo’ quân NATO
Trong lúc NATO định đưa quân gìn giữ hòa bình vào Ukraine thì Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể CSTO bao gồm 7 quốc gia do Nga làm chủ tịch cũng nêu sáng kiến tương tự để đưa quân vào Ukraine làm đối trọng với quân NATO.
Lực lượng CSTO
Người đứng đầu của CSTO cho biết lực lượng gìn giữ hòa bình của họ đã sẵn sàng cho bất kỳ hoạt động, bao gồm cả ở Ukraine. Việc triển khai này chỉ cần các nhà lãnh đạo của tất cả các nước thành viên đồng thuận.
CSTO là một khối quân sự thống nhất với thành viên là sáu quốc gia thuộc Liên Xô cũ – Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Nga (trước đó, Azerbaijan và Georgia rời tổ chức năm 1999 và Uzbekistan rời năm 2012). Hiện nay Nga giữ chức chủ tịch luân phiên của tổ chức nên việc tìm tiếng nói chung trong vấn đề Ukraine không phải là thách thức.
“Triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình của CSTO chỉ có thể do Hội đồng Bảo an tập thể – Cơ quan tối cao được hình thành với nguyên thủ quốc gia của các nước thành viên hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận – ra lệnh. Việc sử dụng lực lượng gìn giữ hòa bình áp dụng trên cả lãnh thổ của các thành viên và cũng bên ngoài biên giới của họ”, ông Nikolay Bordyuzha, tuyên bố hôm thứ Sáu.
Video đang HOT
“Lực lượng gìn giữ hòa bình của CSTO được thành lập cách đây vài năm và các đơn vị đã hoàn thành việc đào tạo phối hợp chiến đấu. Binh lính trong các đơn vị được đào tạo tốt và được trang bị với tất cả các loại vũ khí cần thiết”, ông Bordyuzha ghi nhận. Ông nói thêm rằng sự sẵn sàng của các lực lượng thuốc CSTO đã được kiểm tra và chứng minh trong một cuộc tập trận chung gần đây tại Kyrgyzstan.
Các nhà phân tích cho rằng đây là lời cảnh báo rõ ràng của Nga trong trường hợp NATO triển khai quân ở Ukraine. Nếu Tây Âu có khối quân sự NATO thì Nga có khối quân sự CSTO làm đối trọng. NATO có thể triển khai quân mà khỏi cần nghe Liên hợp quốc thì CSTO cũng có thể thực hiện điều tương tự.
Trang RT của Nga cũng cho biết NATO dường như đang hướng tới việc tạo ra một lực lượng viễn chinh gồm 10.000 quân từ 7 quốc gia thành viên khác nhau để đối phó các căng thẳng với Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine
Theo Financial Times, “đội quân Thập tự chinh thế kỷ 21 sẽ được dẫn đầu bởi Anh và chính Anh cũng là nước có sáng kiến trong việc hội quân này. Ngoài ra “đội quân Thập tự chinh thế kỷ 21 còn có sự tham gia đóng góp quân từ Đan Mạch, Latvia, Estonia, Lithuania, Na Uy và Hà Lan. Canada cũng quan tâm đến việc tham gia nhóm Thập tự chinh, nhưng vẫn chưa có ý định dứt khoát
Mặc dù không có thông báo chính thức nào được đưa ra nhưng Thủ tướng Anh David Cameron dự kiến sẽ tuyên bố hình thành đội quân này tại hội nghị thượng đỉnh NATO sắp tới ở xứ Wales vào 4.9.
Cuộc giao tranh ở miền đông Ukraine đã gia tăng trong tuần qua, gây nhiều thương vong cho chiến sĩ và dân thường. Hôm thứ Năm, Tổng thống Putin đã kêu gọi các lực lượng dân quân tự vệ ở Ukraine mở một hành lang nhân đạo an toàn để quân đội Kiev có thể rời khỏi khu vực chiến đấu và “đoàn tụ với gia đình của họ.”
Chỉ huy của lực lượng mà phương Tây gọi là phe ly khai đã ủng hộ sáng kiến của Tổng thống Putin, với điều kiện là các binh sĩ Kiev phải để lại vũ khí của họ. “Chúng tôi ủng hộ sáng kiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc tạo ra một hành lang nhân đạo cho quân đội Kiev. Chúng tôi đã sẵn sàng đảm bảo sự an toàn để họ ra khỏi vòng vây với một điều kiện – họ phải đi qua hành lang chúng tôi thiết lập mà không có vũ khí”, phe ly khai tuyên bố.
Theo Một Thế Giới
"Còn quá sớm để triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình ở Ukraine"
Quyền Ngoại trưởng Andriy Deschytsia cho biết, thời điểm này còn quá sớm để bàn tính tới chuyện triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình ở Ukraine.
Vị quyền bộ trưởng của Ukraine tin chắc rằng, Nga đang tiến hành "một sự chiếm đóng mờ ám" ở các khu vực miền đông của Ukraine.
"Những gì đang xảy ra ở miền đông Ukraine là một hình thức thức chiếm đóng hết sức mờ ám. Các lực lượng đặc nhiệm Nga đang hoạt động ở Ukraine thực chất mới là nhóm tiếp quản các tòa nhà chính quyền ở khu miền đông", ông Deschytsia nói trong cuộc phỏng vấn độc quyền với hãng thông tấn Interfax.
Quyền Ngoại trưởng Ukraine Andriy Deschytsia.
Ngoài ra, ông còn mô tả các phát biểu của Đại sứ thường trực của Nga tại Liên hợp quốc (LHQ) Vitaly Churkin về việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình ở Ukraine là khiêu khích.
"Chúng tôi xem chúng là hành động khiêu khích. Sau tất cả mọi điều như vậy, họ (tức Nga) đã đơn phương đưa ra quyết định trên. Đó là một trong số những viễn cảnh mà Nga đã thực hiện nhiều lần hòng bào chữa cho cuộc xâm lược của mình", ông thẳng thắn bày tỏ quan điểm.
Nói chung, theo ông Deschytsia, Kiev hiện chưa tính tới vấn đề triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc ở Ukraine. "Kiev chưa xem xét tới việc triển khai lực lượng trên lãnh thổ chúng ta. Điều này sẽ xảy ra chỉ sau cuộc xung đột quân sự mà thôi. Do vậy, không có ý nghĩa gì khi đưa vấn đề này ra bàn luận ở thời điểm hiện tại", ông nói.
Trước đó, ông Vitaly Churkin cho biết, Nga không có cơ sở pháp lý để gửi lực lượng gìn giữ hòa bình của mình đến Ukraine. Nếu thực sự cần thiết, Moscow sẽ hưởng ứng kế hoạch này sau khi nhận được phán quyết từ Hội đồng Bảo an Liêp hợp quốc.
Theo VNE
Lực lượng gìn giữ hòa bình tại Trung Phi bắn nhau Binh sĩ hai nước Burundi và Chad thuộc Phái bộ Gìn giữ hòa bình quốc tế tại Trung Phi (MISCA) đã đấu súng với nhau ở thủ đô Bangui (Trung Phi) vào hôm 22.12. Quân đội Chad đi tuần tại Bangui (Trung Phi) - Ảnh: AFP Trung tá Pontien Hakizimana, chỉ huy lực lượng Burundi thuộc MISCA, kể lại với AFP rằng lính...