Liên kết vùng trong bối cảnh mới đứng trước những thuận lợi, khó khăn nào?
Để liên kết phát triển vùng hiệu quả, phải nhìn nhận, đánh giá chính xác những bối cảnh trong nước và quốc tế để có những chính sách, giải pháp phù hợp.
Tính liên kết vùng chịu ảnh hưởng lớn của bối cảnh mới trong nước
Sự phát triển kinh tế – xã hội cùng với những biến động như thiên tai, dịch bệnh… tạo nên bối cảnh mới trong nước đang tác động đến sự phát triển kinh tế biển trong liên kết của tiểu vùng Nam Trung Bộ (gồm tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Phú Yên, tỉnh Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận) giai đoạn 2021-2030.
Tính kết nối trong hệ thống kết cấu hạ tầng giữa các phương thức vận tải chưa cao đang là điểm nghẽn của quá trình phát triển và liên kết vùng tiểu vùng Nam Trung Bộ (Ảnh minh họa)
Chất lượng phát triển nền kinh tế trong nước còn nhiều hạn chế, sức cạnh tranh và hiệu quả còn thấp; nguy cơ tụt hậu về phát triển kinh tế hiện hữu. Các sản phẩm Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị trong sản xuất và phân phối toàn cầu còn nhỏ bé. Tỷ lệ nội địa hoá thấp, xuất khẩu ưu thế thuộc về doanh nghiệp FDI v.v… Hệ thống kết cấu hạ tầng được lựa chọn là khâu đột phá, nhưng tính kết nối giữa các phương thức vận tải chưa cao, vẫn đang là điểm nghẽn của quá trình phát triển.
Quá trình phân tán nguồn lực theo đơn vị địa lý hành chính (tỉnh/thành phố) đã dẫn đến tình trạng thiếu thống nhất trong phân bổ nguồn lực, hình thành cuộc chạy đua xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng (bến cảng, sân bay…), và một số loại sản phẩm với cơ cấu kinh tế tương tự nhau, xuất hiện tình trạng dư cung trong một số lĩnh vực, dẫn đến lãng phí nguồn lực. Thông tin mất cân xứng và minh bạch, khiến cho việc tìm hiểu môi trường kinh doanh trở nên khó khăn, gia tăng chi phí tìm hiểu và gia nhập thị trường làm giảm sức cạnh tranh.
Trong bối cảnh đó, liên kết phát triển vùng trở thành xu hướng và là bước đột phá mạnh mẽ nhằm tạo động lực và thu hút các nguồn lực cho hiện thực hóa các mục tiêu phát triển được xác định trong chiến lược và quy hoạch phát triển ở các địa phương, vùng và cả nước. Liên kết vùng để tái phân công và phối hợp trên quy mô vùng, cả trong đột phá về thể chế, đột phá về phát triển nhân lực và đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng tạo đà chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo sức hấp dẫn mới thu hút nguồn vốn đầu tư cho phát triển là rất cấp thiết.
Luật Quy hoạch được ban hành xây dựng quy hoạch tích hợp, đa ngành phù hợp với kinh tế thị trường; chú trọng nhiều hơn đến khía cạnh không gian trong quản lý phát triển, đặc biệt là tính liên kết về không gian phát triển.
Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ các cuộc xung đột, khủng hoảng khu vực và quốc tế; tác động nặng nề từ đại dịch Covid – 19. Điều đòi hỏi các địa phương cần tăng cường sự phối hợp và liên kết hỗ trợ trong các lĩnh vực hỗ trợ phát triển kinh tế.
Video đang HOT
Ngoài ra, để giải quyết những thách thức chung như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đòi hỏi tính thống nhất và phối hợp, liên kết giữa các địa phương.
Tính quan trọng của liên kết còn thể hiện ở những hành động phối kết hợp liên tỉnh để thực hiện có hiệu quả những phương án vừa phát triển kinh tế biển, vừa bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trên biển.
Đại dịch Covid – 19 đặt ra những thách thức lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới, đòi hỏi các quốc gia, các vùng phải tăng tính liên kết vùng để cùng giải quyết (Ảnh minh họa)
Bối cảnh quốc tế – đòi hỏi sự liên kết vùng mạnh mẽ
Trong khi đó, bối cảnh quốc tế cũng tác động rất lớn đến liên kết phát triển của các tỉnh.
Sự phát triển kinh tế nhanh kết hợp với quá trình hội nhập sâu rộng đã và đang tạo ra những mạng lưới sản xuất toàn cầu với nhiều dạng thức liên kết khác nhau. Quá trình hội nhập và sức ép ngày càng tăng trong việc cải thiện môi trường đầu tư là những tiền đề quan trọng để các cơ quan địa phương đẩy mạnh quá trình liên kết: xây dựng hạ tầng cơ sở, hình thành vùng sản xuất, chuỗi liên kết ngành hàng… Ngược lại, việc tăng cường liên kết các cơ quan địa phương sẽ giúp thúc đẩy thực thi các vấn đề hội nhập quốc tế có hiệu quả hơn ở từng địa phương.
Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là cách mạng công nghiệp 4.0 đã thúc đẩy sự biến đổi mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, đưa tới sự cải biến các quan niệm địa kinh tế trong phát triển vùng lãnh thổ, đồng thời giúp cải tiến thể chế điều phối vùng.
Xu hướng liên kết trong trong giải quyết các vấn đề chung của khu vực hay một vùng ở các quốc gia đang đã và đang góp phần đáng kể vào tiến trình phát triển bền vững vùng lãnh thổ.
Đại dịch Covid-19 và những xung đột giữa các nước, các khối liên minh đang đặt ra những thách thức lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới. Điều này đòi hỏi các quốc gia, các vùng cần tăng cường sự hợp tác, liên kết để cùng nhau giải quyết các thách thức đặt ra hiện nay.
Xác định liên kết phát triển vùng đang phải đối diện với những bối cảnh mới đan xem giữa những thuận lợi và khó khăn như vậy, tại Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII đã cho thấy tính cấp thiết của liên kết phát triển vùng: “Cơ cấu lại kinh tế vùng, đổi mới thể chế liên kết giữa các địa phương trong vùng và giữa các vùng, phát huy vai trò các vùng kinh tế động lực, quan tâm phát triển các vùng còn khó khăn, thu hẹp chệnh lệch phát triển giữa các vùng, “Nâng cao chất lượng quy hoạch vùng; đổi mới, hoàn thiện thể chế quản lý vùng có hiệu quả, phát huy tốt nhất tiềm năng, lợi thế của từng vùng, tăng cường liên kết giữa các địa phương trong vùng và giữa các vùng” . Đặc biệt là nhấn mạnh nguy cơ “Có biểu hiện chưa quan tâm đúng mức bảo đảm phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa…; chưa đảm bảo phát triển tổng thể, đồng bộ các vùng, miền, địa phương theo lợi thế so sánh và phát huy điều kiện kinh tế – xã hội đặc thù”.
Trước những thách thức, thuận lợi trong liên kết vùng đòi hỏi các địa phương trong tiểu vùng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ có những giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh liên kết phát triển hiệu quả trong tình hình mới.
Liên kết vùng, tiểu vùng để phát triển kinh tế
Hoạt động liên kết mới được thực hiện chủ yếu ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và một số lĩnh vực như du lịch, hạ tầng giao thông.
Kết quả 18 năm thực hiện Nghị quyết
Ngày 16/8/2004, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010. Sau đó, ngày 2/8/2012, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Kết luận số 25-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW.
Mục tiêu của Nghị quyết 39-NQ/TW là đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ sớm tiến kịp các vùng khác trong cả nước và trở thành một đầu cầu lớn của cả nước trong giao lưu, hợp tác quốc tế' cả thiện căn bản đời sống vật chấ, văn hóa, tinh thần của nhân dân trong vùng; hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của thiên tai...
Khánh Hòa là địa phương có nhiều điểm sáng về phát triển kinh tế.
Phấn đấu thời kỳ từ 2001-2010 đạt mức tăng tổng sản phẩm bình quân hàng năm (GDP) của vùng khoảng 8-9%. Đến năm 2010, GDP bình quân đầu người bằng 2,2 lần so với năm 2000; tỷ trọng kinh tế các khu vực I, II, III là 28-34%; tỉ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 50%
Sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 39-NQ/TW, nhiều văn bản của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cũng đã thể chế hóa các nội dung của Nghị quyết.
Trong những năm gần đây, vùng Duyên hải Trung Bộ được đánh giá là một trong những vùng có tốc độ thu hút đầu tư phát triển nhanh. Hoạt động thu hút đầu tư trong và ngoài nước được các địa phương rất quan tâm triển khai thực hiện. Các kết quả thu hút đầu tư ở vùng bước đầu cũng cho thấy có sự liên kết, phân bổ lĩnh vực thu hút đầu tư phù hợp với đặc thù và lợi thế của từng địa phương.
Tuy nhiên, quy mô và tốc độ thu hút vốn đầu tư phát triển giữa các địa phương trong Tiểu vùng cũng có sự cách biệt.
Về vốn đầu tư thực hiện, tính đến năm 2021, tổng vốn đầu tư vùng Duyên hải Trung Bộ đạt hơn 138,7 nghìn tỷ đồng, tăng 63 nghìn tỷ đồng so với năm 2017. Trong đó, Ninh Thuận là địa phương có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất về thu hút đầu tư, bình quân đạt 41,8%/năm giai đoạn 2017-2021. Tỷ trọng vốn đầu tư của tỉnh Ninh Thuận trong tổng vốn đầu tư của Tiểu vùng tăng từ 8,42% năm 2017 lên 18,65% năm 2021. Trong vùng chỉ có Phú Yên là có quy mô vốn đầu tư thấp nhất với 18,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 13,62% của vùng.
Về thu hút đầu tư nước ngoài, tính đến thời điểm tháng 5/2022 toàn vùng có 383 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký gần 12 tỷ USD. So với năm 2015 thì số dự án tăng lên là 85 và tổng vốn đăng ký tăng 403 triệu USD. Các địa phương Khánh Hòa, Ninh Thuận là hai địa phương có quy mô vốn đăng ký tăng khá nhanh trong thời gian qua.
Tăng tính liên kết vùng
Trên thực tế, giữa các tỉnh, thành vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ chưa tồn tại cơ chế liên kết phát triển mà mới có một số hội thảo về chủ đề này nhưng chỉ tập trung vào một số lĩnh vực nhất định.
Lĩnh vực liên kết phát triển du lịch, chẳng hạn Hội thảo quốc tế "Liên kết phát triển du lịch vùng Duyên hải miền Trung với vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia" tại Phan Thiết tỉnh Bình Thuận ngày 12/9/2015; Hội thảo về "Liên kết phát triển du lịch vùng Bắc - Nam Trung Bộ" tháng 2/2016 ở Nghệ An....
Cũng giống như các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ, liên kết phát triển của các tỉnh thuộc tiểu vùng Nam Trung Bộ trong quy hoạch phát triển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ thời kỳ 2005-2021 cũng chưa đạt được thành tựu đáng kể.
Hoạt động liên kết mới chỉ được thực hiện chủ yếu ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và một số lĩnh vực như du lịch, hạ tầng giao thông; giữa vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ chưa có nhiều hoạt động. Việc chạy theo các lợi ích phát triển kinh tế giữa các địa phương đã làm cho liên kết vùng bị suy giảm, đây là những nguyên nhân chủ quan. Các địa phương đều đặt mục tiêu trở thành trung tâm, động lực phát triển, đều lấy kinh tế biển làm định hướng phát triển. Các địa phương trong Tiểu vùng đều đẩy mạnh phát triển du lịch biển, phát triển cảng biển, phát triển các ngành công nghiệp ven biển v.v....
Điều này sẽ làm phá vỡ đi sự phân bố sản xuất kinh doanh để tạo ra chuỗi liên kết phát triển. Trên tổng thể, hoạt động liên kết phát triển của Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ nói chung và tiểu vùng Nam Trung Bộ nói riêng mới chỉ bắt đầu và chưa tạo ra lực hút liên kết.
Mặt khác, về nguyên nhân khách quan là chưa có một chủ thể đứng ra tổ chức và thực hiện liên kết và do đó chưa thể có được cơ chế liên kết phát triển hiệu quả; thiếu sự phối hợp giữa các địa phương trong việc hình thành chính sách thu hút và phân bổ đầu tư; thiếu phối hợp giữa thẩm quyền quy hoạch và đầu tư; thiếu sự liên kết trong quy hoạch giữa các tỉnh trong tiểu vùng và toàn thể vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ.
TS. Trần Du Lịch cho rằng: Cho dù liên kết phát triển giữa các tiểu vùng, vùng đang là nhu cầu thực tiễn, bức thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh trong bối cảnh mới nhưng thực tiễn hiện nay nếu không có những cơ chế điều phối đột phá từ Trung ương thì tồn tại này vẫn khó có thể khắc phục được trong thời gian tới.
Từ liên kết vùng đến liên kết phát triển - Bài cuối: Cùng nhau vươn xa Trên cơ sở đổi mới về tư duy và nhận thức, đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển vùng cũng như các yêu cầu, đòi hỏi từ thực tiễn hiện nay, vấn đề liên kết vùng đặt ra như là một nhu cầu tất yếu của sự phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Để...