Liên kết vùng, tiểu vùng để phát triển kinh tế
Hoạt động liên kết mới được thực hiện chủ yếu ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và một số lĩnh vực như du lịch, hạ tầng giao thông.
Kết quả 18 năm thực hiện Nghị quyết
Ngày 16/8/2004, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW về phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010. Sau đó, ngày 2/8/2012, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Kết luận số 25-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW.
Mục tiêu của Nghị quyết 39-NQ/TW là đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ sớm tiến kịp các vùng khác trong cả nước và trở thành một đầu cầu lớn của cả nước trong giao lưu, hợp tác quốc tế’ cả thiện căn bản đời sống vật chấ, văn hóa, tinh thần của nhân dân trong vùng; hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của thiên tai…
Khánh Hòa là địa phương có nhiều điểm sáng về phát triển kinh tế.
Phấn đấu thời kỳ từ 2001-2010 đạt mức tăng tổng sản phẩm bình quân hàng năm (GDP) của vùng khoảng 8-9%. Đến năm 2010, GDP bình quân đầu người bằng 2,2 lần so với năm 2000; tỷ trọng kinh tế các khu vực I, II, III là 28-34%; tỉ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 50%
Sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 39-NQ/TW, nhiều văn bản của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cũng đã thể chế hóa các nội dung của Nghị quyết.
Video đang HOT
Trong những năm gần đây, vùng Duyên hải Trung Bộ được đánh giá là một trong những vùng có tốc độ thu hút đầu tư phát triển nhanh. Hoạt động thu hút đầu tư trong và ngoài nước được các địa phương rất quan tâm triển khai thực hiện. Các kết quả thu hút đầu tư ở vùng bước đầu cũng cho thấy có sự liên kết, phân bổ lĩnh vực thu hút đầu tư phù hợp với đặc thù và lợi thế của từng địa phương.
Tuy nhiên, quy mô và tốc độ thu hút vốn đầu tư phát triển giữa các địa phương trong Tiểu vùng cũng có sự cách biệt.
Về vốn đầu tư thực hiện, tính đến năm 2021, tổng vốn đầu tư vùng Duyên hải Trung Bộ đạt hơn 138,7 nghìn tỷ đồng, tăng 63 nghìn tỷ đồng so với năm 2017. Trong đó, Ninh Thuận là địa phương có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất về thu hút đầu tư, bình quân đạt 41,8%/năm giai đoạn 2017-2021. Tỷ trọng vốn đầu tư của tỉnh Ninh Thuận trong tổng vốn đầu tư của Tiểu vùng tăng từ 8,42% năm 2017 lên 18,65% năm 2021. Trong vùng chỉ có Phú Yên là có quy mô vốn đầu tư thấp nhất với 18,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 13,62% của vùng.
Về thu hút đầu tư nước ngoài, tính đến thời điểm tháng 5/2022 toàn vùng có 383 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký gần 12 tỷ USD. So với năm 2015 thì số dự án tăng lên là 85 và tổng vốn đăng ký tăng 403 triệu USD. Các địa phương Khánh Hòa, Ninh Thuận là hai địa phương có quy mô vốn đăng ký tăng khá nhanh trong thời gian qua.
Tăng tính liên kết vùng
Trên thực tế, giữa các tỉnh, thành vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ chưa tồn tại cơ chế liên kết phát triển mà mới có một số hội thảo về chủ đề này nhưng chỉ tập trung vào một số lĩnh vực nhất định.
Lĩnh vực liên kết phát triển du lịch, chẳng hạn Hội thảo quốc tế “Liên kết phát triển du lịch vùng Duyên hải miền Trung với vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia” tại Phan Thiết tỉnh Bình Thuận ngày 12/9/2015; Hội thảo về “Liên kết phát triển du lịch vùng Bắc – Nam Trung Bộ” tháng 2/2016 ở Nghệ An….
Cũng giống như các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ, liên kết phát triển của các tỉnh thuộc tiểu vùng Nam Trung Bộ trong quy hoạch phát triển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ thời kỳ 2005-2021 cũng chưa đạt được thành tựu đáng kể.
Hoạt động liên kết mới chỉ được thực hiện chủ yếu ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và một số lĩnh vực như du lịch, hạ tầng giao thông; giữa vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ chưa có nhiều hoạt động. Việc chạy theo các lợi ích phát triển kinh tế giữa các địa phương đã làm cho liên kết vùng bị suy giảm, đây là những nguyên nhân chủ quan. Các địa phương đều đặt mục tiêu trở thành trung tâm, động lực phát triển, đều lấy kinh tế biển làm định hướng phát triển. Các địa phương trong Tiểu vùng đều đẩy mạnh phát triển du lịch biển, phát triển cảng biển, phát triển các ngành công nghiệp ven biển v.v….
Điều này sẽ làm phá vỡ đi sự phân bố sản xuất kinh doanh để tạo ra chuỗi liên kết phát triển. Trên tổng thể, hoạt động liên kết phát triển của Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ nói chung và tiểu vùng Nam Trung Bộ nói riêng mới chỉ bắt đầu và chưa tạo ra lực hút liên kết.
Mặt khác, về nguyên nhân khách quan là chưa có một chủ thể đứng ra tổ chức và thực hiện liên kết và do đó chưa thể có được cơ chế liên kết phát triển hiệu quả; thiếu sự phối hợp giữa các địa phương trong việc hình thành chính sách thu hút và phân bổ đầu tư; thiếu phối hợp giữa thẩm quyền quy hoạch và đầu tư; thiếu sự liên kết trong quy hoạch giữa các tỉnh trong tiểu vùng và toàn thể vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ.
TS. Trần Du Lịch cho rằng: Cho dù liên kết phát triển giữa các tiểu vùng, vùng đang là nhu cầu thực tiễn, bức thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh trong bối cảnh mới nhưng thực tiễn hiện nay nếu không có những cơ chế điều phối đột phá từ Trung ương thì tồn tại này vẫn khó có thể khắc phục được trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng bổ sung nguồn cung ngoại tệ cho thị trường
Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước, ông Phạm Chí Quang cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng tần suất bán can thiệp ngoại tệ để sẵn sàng bổ sung nguồn cung ngoại tệ cho thị trường thường xuyên hơn nữa, qua đó tạo điều kiện cho hệ thống tổ chức tín dụng đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức và cá nhân.
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng bổ sung nguồn cung ngoại tệ cho thị trường. Ảnh minh họa: TTXVN phát
Theo ông Phạm Chí Quang, từ đầu năm 2022, thị trường quốc tế diễn biến phức tạp với nhiều biến động khó lường, căng thẳng Nga - Ukraine ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống kinh tế - tài chính toàn cầu, tác động mạnh lên giá năng lượng và các hàng hóa cơ bản, làm trầm trọng thêm hệ lụy của sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu; các ngân hàng trung ương đẩy nhanh quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ tăng lãi suất điều hành nhằm kiểm soát áp lực lạm phát tăng cao kỷ lục trên toàn cầu; thị trường tài chính tiền tệ biến động mạnh.
Trong bối cảnh đó, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã liên tiếp tăng lãi suất điều hành 3 lần chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022; mức tăng lãi suất ngày 15/06 (0,75 điểm %) lớn nhất trong vòng 28 năm qua và dự kiến tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ trong thời gian tới. Đồng USD quốc tế tăng giá mạnh, chỉ số DXY tăng khoảng 10% từ đầu năm 2022, khiến đồng tiền của nhiều nền kinh tế lớn và đang phát triển mất giá mạnh. Những diễn biến trên tác động bất lợi tới cân đối cung cầu ngoại tệ và tâm lý thị trường trong nước, gây áp lực đối với sự ổn định của tỷ giá và thị trường ngoại tệ.
Trước bối cảnh đó, tỷ giá USD/VND không có xu hướng giảm như năm 2021 mà từ đầu năm 2022 đến nay tăng khoảng 2% so với cuối năm 2021. Mặc dù thị trường quốc tế biến động mạnh nhưng thị trường ngoại tệ trong nước vẫn hoạt động ổn định, thanh khoản thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời, đặc biệt là nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất kinh doanh trong bối cảnh giá năng lượng và giá hàng hóa cơ bản tăng mạnh trước diễn biến quốc tế phức tạp như đề cập ở trên.
Trong bối cảnh khó khăn, phức tạp trên, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã điều hành tỷ giá theo hướng vừa tạo dư địa để tỷ giá diễn biến linh hoạt, hấp thụ các cú sốc bên ngoài, vừa can thiệp thị trường ngoại tệ để hạn chế biến động quá mức của tỷ giá, góp phần bình ổn thị trường ngoại tệ, ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.
Từ đầu năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đã bán ngoại tệ can thiệp với các hình thức phù hợp để bổ sung nguồn cung ngoại tệ cho thị trường, qua đó đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế, đồng thời duy trì thanh khoản VND dồi dào trên thị trường để hỗ trợ bình ổn mặt bằng lãi suất VND, qua đó hỗ trợ quá trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết 43 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội do Quốc hội ban hành và Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình do Chính phủ ban hành.
Theo Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá USD/VND hiện nay tăng khoảng 2% so với cuối năm 2021 là phù hợp với điều kiện, diễn biến thị trường trong, ngoài nước, phù hợp với mục tiêu xuyên suốt của điều hành chính sách tiền tệ là góp phần ổn định thị trường tiền tệ, kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
Ông Phạm Chí Quang cho biết, thời gian tới Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp điều hành đồng bộ thanh khoản VND để hỗ trợ sự ổn định của tỷ giá, thị trường ngoại tệ và mặt bằng lãi suất. Những năm gần đây, khi điều kiện thị trường thuận lợi, Ngân hàng Nhà nước đã mua được lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối. Trong bối cảnh thị trường diễn biến bất lợi, nhiều áp lực như hiện nay, với quy mô dự trữ ngoại hối đã được Ngân hàng Nhà nước mua vào và củng cố mạnh mẽ trong các giai đoạn trước đây, Ngân hàng Nhà nước đã, đang và sẽ tiếp tục bán ngoại tệ để bình ổn thị trường.
Theo ông Phạm Chí Quang, Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng tần suất bán can thiệp ngoại tệ để sẵn sàng bổ sung nguồn cung ngoại tệ cho thị trường thường xuyên hơn nữa, qua đó tạo điều kiện cho hệ thống tổ chức tín dụng đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức và cá nhân; trong đó có nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu, qua đó góp phần bình ổn thị trường và hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Cơ hội phát triển, định hình các giá trị mới cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, những đột phá mang tính chiến lược đó là phát triển Vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng bền vững, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, dựa trên ba trụ cột: Kinh tế - xã hội - môi trường; chú trọng bảo vệ, tôn tạo và phát triển hệ sinh thái tự...