Liên hợp quốc tìm cách đưa hàng hóa Nga, Ukraine trở lại thị trường
Ngày 4/5, Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres cho biết ông đang tìm kiếm đối thoại để có thể đưa các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga và Ukraine trở lại các thị trường trên thế giới.
Cánh đồng lúa mì tại làng Dyvitsya, cách thủ đô Kiev của Ukraine 160km. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiến dịch quân sự của Nga nhằm vào Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây với Moskva đã làm gián đoạn chuỗi cung lúa mì cũng như các sản phẩm lương thực khác từ cả hai nước và đẩy giá xăng dầu lên cao, làm ảnh hưởng tới tình hình lạm phát ở các nước đang phát triển.
Nga và Ukraine là các nước xuất khẩu hàng đầu về lúa mì, ngô, dầu hạt cải và dầu hoa hướng dương. Nga cũng là một trong những nước xuất khẩu khí đốt và phân bón lớn nhất thế giới.
Video đang HOT
Phát biểu trong buổi họp báo cùng Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari, khi tới thăm thủ đô Abuja, ông Guterres cho rằng không thể có giải pháp thực sự nào cho vấn đề khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu nếu không đưa các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga, Ukraine và Belarus trở lại thị trường. Người đứng đầu LHQ khẳng định quyết tâm sẽ làm tất cả để hỗ trợ đối thoại nhằm đạt được mục tiêu nói trên.
Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định rằng cuộc xung đột đã ảnh hưởng đáng kể tới Trung Đông và Bắc Á và “giáng một đòn” rất mạnh vào các quốc gia có thu nhập thấp, thậm chí cảnh báo tình trạng thiếu xăng dầu, nhiên liệu có thể dẫn tới bạo loạn ở châu Phi.
Indonesia cấm xuất khẩu dầu ăn châm ngòi lo lắng về giá thực phẩm toàn cầu
Các chuyên gia đánh giá nhiều quốc gia sẽ phải chịu đựng khi nhà xuất khẩu dầu cọ lớn nhất thế giới Indonesia cấm xuất khẩu sản phẩm này.
Dầu ăn bày bán tại một khu chợ ở Jakarta, Indonesia ngày 17/4. Ảnh: AP
Tờ Guardian (Anh) ngày 26/4 đưa tin giá các loại dầu ăn như dầu đậu nành, dầu hướng dương và dầu hạt cải dự kiến tăng mạnh sau khi Indonesia công bố lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ. Trong khi đó, giá dầu ăn đã tăng hơn 50% trong 6 tháng qua, từ nhiều nguyên nhân như thiếu lao động ở Malaysia cho đến hạn hán tại Argentina, Canada.
Việc Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine ngày 24/2 đã khiến giá dầu ăn tăng lên mức kỷ lục do nguồn cung dầu hướng dương bị gián đoạn. Bởi vậy, việc Indonesia ngừng xuất khẩu dầu cọ sẽ gia tăng áp lực lên người tiêu dùng châu Á và châu Phi từ giá nhiên liệu, thực phẩm tăng cao.
Ông James Fry tại công ty tư vấn LMC nhận định với hãng thông tấn Reuters (Anh): "Quyết định của Indonesia ảnh hưởng không chỉ đến dầu cọ mà còn cả dầu thực vật toàn cầu".
Dầu cọ được sử dụng trong rất nhiều sản phẩm, từ bánh cho đến mỹ phẩm và chất tẩy rửa. Dầu cọ chiếm tới gần 60% lượng dầu thực vật vận chuyển toàn cầu. Indonesia đảm nhận khoảng 1/3 lượng dầu thực vật xuất khẩu. Ngày 22/4, Indonesia tuyên bố cấm xuất khẩu dầu cọ cho đến khi có thông báo mới, động thái này nhằm giải quyết tình trạng giá dầu ăn tăng cao nội địa.
Ông Fry nhận định: "Điều này xảy ra ở thời điểm năng lực xuất khẩu các loại dầu thực vật đều gặp áp lực, trong đó có dầu đậu nành bởi hạn hán ở Nam Phi, dầu hạt cải do thu hoạch kém ở Canada và dầu hướng dương từ xung đột Nga-Ukraine.
Chủ tịch Hiệp hội các nhà tinh chế dầu ăn Pakistan (PEORA)-ông Rasheed JanMohd nhận định: "Không có gì có thể bù đắp được cho sự thiếu hụt dầu cọ Indonesia. Mọi quốc gia sẽ phải chịu đựng".
Nhiều nhà nhập khẩu hy vọng dầu hướng dương từ Ukraine sẽ giúp giảm giá dầu thực vật nhưng nguồn cung từ Kiev đã ngưng lại bắt nguồn từ chiến dịch quân sự đặc biệt Nga phát động ngày 24/4. Điều này khiến các nhà nhập khẩu đặt hy vọng vào dầu cọ. Tuy nhiên, lệnh cấm xuất khẩu của Indonesia đã gây ra cú sốc.
Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan cố gắng tăng nhập khẩu dầu cọ từ Malaysia. Tuy nhiên, nhà sản xuất dầu cọ lớn thứ hai thế giới Malaysia không thể bù đắp được chỗ trống mà Indonesia để lại. Malaysia cung cấp khoảng 31% lượng dầu cọ toàn cầu, trong khi đó Indonesia chiếm tới 56%.
Gần một nửa lượng dầu cọ Ấn Độ nhập khẩu bắt nguồn từ Indonesia. Trong khi đó, 80% dầu cọ Pakistan và Bangladesh nhập khẩu là từ Indonesia.
Nga viện trợ gần 20.000 tấn lúa mì cho Cuba Ngày 21/4, Nga đã viện trợ gần 20.000 tấn lúa mì cho Cuba, trong bối cảnh quốc đảo Caribe bắt đầu cảm nhận được các tác động tiêu cực do giá ngũ cốc toàn cầu tăng vọt. Nông dân thu hoạch lúa mì trên cánh đồng tại Stavropol, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu tại một buổi lễ, Đại sứ Nga tại Cuba Andrei...