Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết về phân biệt chủng tộc
Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhất trí thông qua nghị quyết lên án phân biệt đối xử và bạo lực sau cái chết của người da màu Mỹ George Floyd.
Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC) ngày 19/6 nhất trí thông qua nghị quyết do các nước châu Phi đề xuất về “tình trạng phân biệt chủng tộc có hệ thống, sự tàn bạo của cảnh sát và bạo lực nhằm vào người biểu tình ôn hòa”, đồng thời yêu cầu Cao ủy Nhân quyền LHQ Michelle Bachelet báo cáo về phản ứng của các chính phủ đối với các cuộc biểu tình ôn hòa, gồm các cáo buộc sử dụng vũ lực quá mức và đưa ra kết quả trong vòng một năm.
“Điều quan trọng là phải cho châu Phi thấy Hội đồng Nhân quyền đã hiểu được hoàn cảnh của người châu Phi, người gốc Phi kêu gọi đối xử bình đẳng và quyền bình đẳng cho tất cả mọi người”, Đại sứ Burkina Faso Dieudonne W. Desire Sougouri nói.
Phiên họp tại trụ sở UNHRC ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 15/6. Ảnh: Reuters.
Cơ quan nhân quyền hàng đầu Liên Hợp Quốc trước đó đã họp khẩn để thảo luận cáo buộc phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát tại Mỹ. UNHRC hiện có 47 thành viên. Mỹ rút khỏi tổ chức này hồi năm 2018 với cáo buộc thiên vị chống lại Israel. UNHRC có thể ra nghị quyết bình luận về tình hình nhân quyền ở các nước, nhưng không có quyền áp đặt trừng phạt nhằm vào bất kỳ quốc gia nào.
Biểu tình diễn ra khắp nước Mỹ và nhiều quốc gia sau cái chết của George Floyd, người đàn ông da màu 46 tuổi bị cảnh sát khống chế ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota hôm 25/5. Floyd bị cảnh sát ghì gáy suốt gần 9 phút, liên quan cáo buộc sử dụng tờ 20 USD giả để mua hàng, dù đã nhiều lần cầu xin “Tôi không thể thở”.
Em trai George Floyd, Philonise Floyd, nói trong video gửi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, hôm 17/6. Video: G lobal News.
Hầu hết các cuộc biểu tình tại Mỹ ôn hòa, nhằm phản đối bạo lực của cảnh sát và đòi bình đẳng cho người da màu, nhưng một số kẻ quá khích lợi dụng dịp này để biến biểu tình ở New York và vài thành phố khác thành những cuộc cướp bóc, bạo loạn. Philonise Floyd, em trai của George Floyd, hôm 17/6 đã kêu gọi Liên Hợp Quốc vào cuộc điều tra nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ.
Em trai Floyd kêu gọi Liên Hợp Quốc điều tra
Em trai George Floyd, người da màu bị cảnh sát ghì chết tháng trước, kêu gọi Liên Hợp Quốc vào cuộc điều tra nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ.
"Cách mà các ông thấy anh trai tôi bị tra tấn và giết hại ngay trước camera là cách người da màu bị cảnh sát đối xử ở Mỹ", Philonise Floyd, em trai của George Floyd, nói trong video gửi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC) tại Geneva, Thuỵ Sĩ, hôm 17/6. Philonise kêu gọi UNHRC "thành lập một ủy ban độc lập để điều tra việc cảnh sát Mỹ giết người da màu và bạo lực được sử dụng để chống những người biểu tình ôn hòa".
"Các ông đã thấy anh tôi chết. Đó cũng có thể là tôi. Tôi là người bảo vệ cho anh trai tôi. Các ông ở Liên Hợp Quốc là người bảo vệ cho những người anh, người chị ở Mỹ của các ông, và các ông có khả năng giúp chúng tôi lấy lại công bằng cho anh tôi, George Floyd", Philonise nói.
Em trai George Floyd, Philonise Floyd, nói trong video gửi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, hôm 17/6. Video: G lobal News.
UNHRC họp khẩn hôm 16/6 để thảo luận cáo buộc phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát với người da màu tại Mỹ. Cuộc họp được tổ chức theo đề nghị của Burkina Faso, quốc gia thay mặt các nước châu Phi gửi thư tới UNHRC hồi tuần trước. Phiên họp sẽ tiếp tục hôm nay.
"UNHRC phải là người bảo vệ cuối cùng của người yếu thế và đặc biệt, cần làm điều đó với con cháu và nạn nhân của hoạt động buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương", đại sứ Nam Phi Nozipho Joyce Mxakato-Diseko nói tại cuộc họp.
Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc Michelle Bachelet phát biểu tại cuộc họp, kêu gọi điều tra và truy tố việc sử dụng bạo lực quá mức của cảnh sát và đưa ra cải cách nhanh chóng. "Mạng sống của người da màu cũng quan trọng", bà Bachelet nói, thêm rằng tất cả con người sinh ra đều bình đẳng về nhân phẩm và quyền lợi.
UNHRC hiện có 47 thành viên. Mỹ rút khỏi tổ chức này hồi năm 2018 với cáo buộc UNHRC thiên vị chống lại Israel. Hội đồng có thể ra nghị quyết về tình hình nhân quyền ở các nước, nhưng không có quyền áp đặt trừng phạt nhằm vào bất kỳ quốc gia nào.
Biểu tình vẫn diễn ra khắp nước Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới sau cái chết của người đàn ông da màu 46 tuổi George Floyd dưới tay cảnh sát ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota hôm 25/5.
Hầu hết các cuộc biểu tình tại Mỹ diễn ra ôn hòa nhằm phản đối bạo lực của cảnh sát và đòi bình đẳng cho người da màu, nhưng một số kẻ quá khích lợi dụng dịp này để cướp bóc, đập phá, hôi của.
Biểu tình càng tăng nhiệt khi cảnh sát thành phố Atlanta hôm 12/6 bắn chết thanh niên da màu Rayshard Brooks. Cái chết của Brooks đã châm ngòi tình trạng bạo lực tại Atlanta khi người biểu tình chặn đường cao tốc, đốt cửa hàng đồ ăn nhanh nơi anh chết và đập phá những tòa nhà gần đó.
Châu Phi kêu gọi Liên Hợp Quốc điều tra về phân biệt chủng tộc ở Mỹ Các quốc gia châu Phi đang vận động hành lang để Liên Hợp Quốc mở cuộc điều tra quốc tế về phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát ở Mỹ. Thông tin trên được nhìn thấy trong bản dự thảo nghị quyết được lưu hành giữa các nhà ngoại giao ở Geneva, Thụy Sĩ, trong đó cảnh báo về "các vụ...