Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết kép về Kiểm điểm kiến trúc xây dựng hòa bình
Nội dung Nghị quyết khẳng định lại trách nhiệm chủ đạo của quốc gia đối với giữ vững và xây dựng hòa bình, ghi nhận ảnh hưởng của COVID-19 đối với tiến trình này.
Ngày 21/12 (theo giờ New York), với sự phối hợp chặt chẽ về thời gian, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 75 và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) đã cùng lúc thông qua Nghị quyết kép về Kiểm điểm kiến trúc xây dựng hòa bình, với mục đích thúc đẩy thực hiện các nghị quyết có liên quan từ trước đến nay về chủ đề này.
Thông qua Nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ.
Nội dung Nghị quyết khẳng định lại trách nhiệm chủ đạo của quốc gia đối với giữ vững và xây dựng hòa bình, ghi nhận ảnh hưởng của COVID-19 đối với tiến trình này, hoan nghênh báo cáo của Tổng Thư ký LHQ về xây dựng hòa bình và giữ vững hòa bình, đóng góp của Ủy ban Xây dựng hòa LHQ (PBC) và các cuộc tham vấn khu vực, chủ đề đóng góp cho tiến trình kiểm điểm. Đồng thời, Nghị quyết cũng hoan nghênh tiến độ triển khai các nghị quyết kép có liên quan và khuyến khích các nước thành viên và hệ thống LHQ, thông qua quan hệ đối tác với các bên liên quan gồm tổ chức khu vực, tiểu khu vực, thể chế tài chính quốc tế… xây dựng hòa bình địa phương, tiếp tục triển khai các nghị quyết về xây dựng và duy trì hòa bình.
Video đang HOT
Nghị quyết cũng ghi nhận tài chính cho xây dựng hòa bình tiếp tục là một thách thức và quyết định tổ chức một cuộc họp cấp cao tại Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 76 nhằm tìm kiếm giải pháp tài chính bền vững và kêu gọi kiểm điểm toàn diện xây dựng hòa bình LHQ vào năm 2025, kêu gọi Tổng Thư ký LHQ có báo cáo giữa kỳ vào năm 2022 và báo cáo chi tiết năm 2024 để phục vụ kiểm điểm, đồng thời tiếp tục báo cáo 2 năm/lần sau khi kiểm điểm về việc thực hiện các nghị quyết xây dựng hòa bình và duy trì hòa bình.
Tại phiên thông qua Nghị quyết tại Đại hội đồng, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ nhận định nghị quyết kép sẽ tiếp tục thúc đẩy nỗ lực chung toàn cầu về kiến trúc xây dựng hòa bình, trong đó cần chú trọng phòng ngừa xung đột, giải quyết gốc rễ vấn đề xung đột, tăng cường vai trò và sự tham gia của phụ nữ và thanh niên, củng cố hoạt động của Ủy ban Xây dựng hòa bình LHQ. Các nỗ lực này cần có cách tiếp cận bao trùm, có tính đến các chính sách quốc gia và nhu cầu của người dân.
Tiến trình xây dựng, thương lượng Nghị quyết do New Zealand, và Saint Vincent và Grenadines là các nước đồng bảo trợ chủ trì đã diễn ra từ tháng 10 đến 12 năm nay./.
LHQ lập ngày chống dịch bệnh theo đề xuất của Việt Nam
Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết đầu tiên do Việt Nam chủ trì và thương lượng tại Đại hội đồng, thành lập Ngày Quốc tế phòng chống dịch bệnh.
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 75 hôm 7/12 thảo luận và thông qua bằng đồng thuận nghị quyết A/RES/75/27 "nhằm tăng cường nhận thức về phòng chống bệnh dịch, từ đó có sự chuẩn bị và phối hợp tốt hơn về vấn đề này ở tất cả các cấp", thống nhất chọn ngày 27/12 làm Ngày Quốc tế Sẵn sàng Phòng chống Dịch bệnh, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.
Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này, cũng là nghị quyết đầu tiên do Việt Nam chủ trì đề xuất, thương lượng và thúc đẩy thông qua thành công tại Đại hội đồng.
Đề xuất của Việt Nam nhận được sự ủng hộ của toàn bộ các nước thành viên Liên Hợp Quốc. Các quốc gia gồm Canada, Niger, Senegal, Saint Vincent và Grenadines, Tây Ban Nha đã tham gia đồng tác giả với Việt Nam, 107 nước tại tất cả các khu vực đã tham gia đồng bảo trợ Nghị quyết.
Logo Liên Hợp Quốc bên ngoài một hành lang tại trụ sở tổ chức hồi tháng 9. Ảnh: Reuters .
"Đại dịch là hồi chuông cảnh báo về cải thiện khả năng sẵn sàng. Chúng tôi tin rằng tổ chức Ngày Quốc tế Sẵn sàng Phòng chống Dịch bệnh sẽ là một cách nổi bật để đạt mục tiêu này", Trưởng Phái đoàn đại diện Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Đình Quý phát biểu trước Đại Hội Đồng.
Nghị quyết kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, các tổ chức trong hệ thống của Liên Hợp Quốc, các tổ chức quốc tế và khu vực khác, khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, các viện nghiên cứu, cá nhân và thành phần liên quan kỷ niệm Ngày Quốc tế Sẵn sàng Phòng chống Dịch bệnh hàng năm nhằm tăng cường nhận thức về phòng chống bệnh dịch.
Ngày 27/12 được chọn bởi đây là ngày sinh của nhà bác học Louis Pasteur, một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho y tế phòng ngừa. Các công trình của ông về nguyên nhân của bệnh dịch và điều chế vaccine đã và đang tiếp tục cứu sống nhiều thế hệ trên toàn thế giới
Covid-19 khởi phát từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, cuối năm ngoái và nhanh chóng lan khắp thế giới. Đại dịch đã khiến gần 68 triệu người nhiễm virus, trong đó hơn 1,5 triệu người chết. Số ca nhiễm vẫn tiếp tục tăng mạnh ở Mỹ và châu Âu, bất chấp nhiều biện pháp giới hạn nghiêm ngặt nhằm khống chế Covid-19.
Nhật Bản bổ sung 18 quốc gia vào danh sách cấm nhập cảnh Ngày 29/6, Chính phủ Nhật Bản cho biết nước này sẽ bổ sung 18 quốc gia vào danh sách cấm nhập cảnh như một phần của các biện pháp kiểm soát biên giới nhằm ngăn chặn đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 14/6/2020. Ảnh:...