Liên Hợp Quốc sẽ “xử” Mỹ vụ do thám tình báo
Ngày 27.8, Liên Hợp Quốc (LHQ) tuyên bố sẽ liên lạc với Mỹ để làm rõ thông tin về việc Cơ quan Tình báo quốc gia Mỹ gài các thiết bị theo dõi tại các trụ sở LHQ ở New York, đồng thời cảnh báo các quốc gia phải tôn trọng luật pháp quốc tế.
Một phiên họp tại Liên Hợp Quốc.
“Chúng tôi lưu ý tới các báo cáo này và dự định sẽ liên lạc với các cơ quan chức năng Mỹ có liên quan tới vụ việc ” – Phát ngôn viên LHQ Farhan Haq nói trước báo giới.
Ông Haq nhấn mạnh rằng luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Vienna 1961, bảo vệ các hoạt động của LHQ, những nhiệm vụ ngoại giao và các tổ chức quốc tế khác. Vì vậy, ông Haq lưu ý các quốc gia thành viên, trong đó có Mỹ, phải có nghĩa vụ tuân theo luật để bảo vệ tính bất khả xâm phạm của hoạt động ngoại giao.
Phản ứng lại hành động trên của LHQ, Phát ngôn viên Mỹ Marie Harf khẳng định chính quyền nước này coi trọng việc hợp tác với LHQ trong việc chia sẻ thông tin, bao gồm cả thông tin tình báo.
Ngày 25.8 trước đó, Tạp chí Der Spiegel (Tấm gương) của Đức công bố các tài liệu do cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden cung cấp cho hay, Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã thành công trong việc tiếp cận với hệ thống họp nội bộ trực tuyến của LHQ vào năm 2012.
Der Spiegel còn khẳng định Liên minh Châu Âu, Ủy ban Giám sát hạt nhân của LHQ có trụ sở tại Vienna (Áo), Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cũng là một trong những mục tiêu bị tình báo Mỹ do thám
Video đang HOT
Ngoài ra, NSA còn tiến hành do thám hơn 80 đại sứ quán và lãnh sự quán trên khắp thế giới trong một chương trình mang tên “Dịch vụ Thu thập đặc biệt”.
Theo LĐO
Vụ kiện Trung Quốc trên Biển Đông: Ngã rẽ hay ngõ cụt?
Nhìn xa hơn câu chuyện, giả sử phán quyết của tòa án sẽ có lợi cho Philippines, thì liệu khi đó, Trung Quốc sẽ tôn trọng luật pháp trên Biển Đông?
Theo bình luận của luật sư Benjamin Carlson trên tờ The Star, nếu ITLOS ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc, "rất khó mà tưởng tượng họ sẽ tuân thủ". Ông đánh giá rằng đây sẽ có thể là một tương lai không tươi sáng đối với các quốc gia thuộc ASEAN.
Chia sẻ quan điểm này, trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington, tác giả Gregory Poling đặt câu hỏi: "Những quy định ràng buộc liệu có đủ sức mạnh để trói chân Trung Quốc?" Theo phân tích của ông, việc can thiệp từ bên ngoài để buộc Bắc Kinh phải tuân thủ quyết định của tòa án gần như là điều không thể hình dung được.
Hơn nữa, nước này từng không ít lần dọa dẫm một bên thứ ba can dự vào các vấn đề tranh chấp tại Biển Đông. Điển hình như phát ngôn của chính Ngoại trưởng Vương Nghị tại Diễn đàn Hòa bình Thế giới tổ chức ở Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) tháng 6 vừa qua. Theo đó, ông Vương cho rằng sẽ là vô ích nếu các nước tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông tìm tới sự giúp đỡ của một bên thứ ba và cuộc đối đấu này sẽ dẫn tới sự "diệt vong".
Tàu hải quân Mỹ và Philippines trong một cuộc tập trận chung mùa hè năm 2011, khi tình trạng bế tắc diễn ra ở bãi đá tranh chấp Scarborough/Hoàng Nham gây căng thẳng khu vực. Hiện diện quân sự nhiều hơn của Mỹ được tính toán như một "cây gậy" của Philippines. Ảnh: US Navy
Thậm chí, Chương trình An ninh Châu Á - Thái Bình Dương (CNAS) còn đưa ra một giả thuyết rằng: Trung Quốc có thể còn có một lựa chọn: đảo ngược tiến trình và tự mình đứng ra kiện ngược.
Tuy nhiên, điều này không ngăn cản Manila vẫn quyết tâm theo đuổi vụ kiện cho dù Bắc Kinh liên tục bác bỏ khả năng giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông và muốn tiến hành đàm phán song phương. Nhìn theo góc độ kinh tế, nhà phân tích Peter Dutton của CNAS cho rằng giới chức Trung Quốc có thể đang tìm cách dùng các biện pháp trừng phạt để dồn ép Philippines lùi bước. Bằng cách này, Trung Quốc đang ám thị vào những quan điểm yếm thế ngoại giao, rằng kiện tụng sẽ là vô ích trước kẻ mạnh.
Cuộc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Philippines với Trung Quốc đã tác động không nhỏ tới nền kinh tế nước này
Tuy nhiên, dù kịch bản trên Biển Đông sẽ diễn ra theo chiều hướng nào, thì ít nhất vụ kiện của Philippines đã, đang và tiếp tục "quốc tế hóa" vấn đề Biển Đông, đưa những luận điệu mờ ám về "đường lưỡi bò" ra ánh sáng công lý. Cũng nhờ đó, cả thế giới sẽ có thêm bằng chứng đối chiếu giữa tham vọng bá quyền của Bắc Kinh với các tuyên ngôn ngoại giao hòa nhã có giá trị đến đâu.
Đặc biệt là, Trung Quốc, với tư cách là một Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, hành động từ chối bước ra tòa án quốc tế - một trong những biện pháp giải quyết tranh chấp bằng hòa bình - đã cho thấy thái độ bất tuân luật pháp của nước này. Quan trọng hơn, sự dũng cảm của Philippines có thể sẽ tạo ra một tiền lệ cho những nước khác đoàn kết lại, tạo sức ép công luận cho thấy, các thủ thuật chính trị, ngoại giao của lãnh đạo Bắc Kinh không thể che kín được Biển Đông.
Một số dấu mốc quan trọng trong tiến trình của vụ kiện Trung Quốc trên Biển Đông:
- Ngày 22/1/2013: Philippines chính thức khởi kiện Trung Quốc ra ITLOS.
- Ngày 23/1/2013: Liên Hợp Quốc đề cập tới tranh chấp trên Biển Đông, nhưng theo một cách thận trọng.
- Ngày 19/2/2013: Trung Quốc phản đối hành động của Philippines về vụ kiện trên Biển Đông.
- Tháng 4/2013: Thành lập Hội đồng trọng tài xét xử "đường lưỡi bò".
- Ngày 6/5/2013: Thẩm phán Chris Pinto (người Sri Lanka) xin rút khỏi Hội đồng do quan ngại về tính khách quan (vợ ông là người Philippines).
- Ngày 21/6/2013: Đã thành lập đủ Hội đồng trọng tài với việc bổ nhiệm thẩm phán Thomas Mensah (người Ghana) để thay thế ông Pinto.
- Ngày 11/7/2013: Phiên họp đầu tiên bàn luận về tiến trình xét xử được tổ chức ở Hà Lan.
- Ngày 15/7/2013: Philippines vạch ra 8 điểm vô lý về những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
- Ngày 5/8/2013: Hạn chót mà Philippines và Trung Quốc đưa ra ý kiến về tiến trình xét xử đã được thông qua ngày 11/7.
-Ngày 9/8/2013: Truyền thông Philippines đưa tin Ngoại trưởng Albert del Rosario khẳng định ITLOS sẽ phán quyết tính pháp lý của hồ sơ vụ kiện trong 1-2 tuần tới.
Theo Sông mới
Trung Quốc không còn sự lựa chọn ở Biển Đông? Cuộc khẩu chiến giữa quan chức hai nước Philippines và Trung Quốc tiếp tục diễn ra gay gắt khi Bộ Ngoại giao Philippines hôm nay (18/7) kêu gọi nước láng giềng khổng lồ của mình hãy cư xử như "một quốc gia có trách nhiệm" trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Một cuộc biểu tình phản đối các hành động của...