Liên hợp quốc ra tuyên bố nhân kỷ niệm 75 năm thành lập
Hội nghị cấp cao kỷ niệm 75 năm thành lập LHQ diễn ra trong bối cảnh đại dịch vẫn đang hoành hành, khiến nhiều người nghi ngại về tinh thần hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các thách thức chung.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonito Guterres phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: Khắc Hiếu/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại New York, Liên hợp quốc ngày 21/9 (giờ bờ Đông của Mỹ) đã ra tuyên bố nhân kỷ niệm 75 năm thành lập tổ chức toàn cầu lớn nhất này, trong đó khẳng định các thách thức của thế giới đều liên quan mật thiết với nhau và chỉ có thể được giải quyết thông qua hệ thống đa phương mạnh mẽ hơn nhằm hướng tới xây dựng một thế giới công bằng và bền vững hơn.
Hội nghị cấp cao kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hợp quốc diễn ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành, khiến nhiều người nghi ngại về tinh thần hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các thách thức chung của nhân loại.
Tuyên bố nêu rõ đại dịch COVID-19, thách thức toàn cầu lớn nhất trong lịch sử Liên hợp quốc, không chỉ gây nên sự chết chóc mà còn khiến cả thế giới rơi vào suy thoái kinh tế, gia tăng tình trạng đói nghèo, bất an và không có ai không bị ảnh hưởng.
Nhưng chính đại dịch cũng nhắc nhở tất cả nhân loại rằng mọi người đều kết nối với nhau, có tác động tương hỗ tới nhau và vì vậy, cần đoàn kết để vượt qua đại dịch và xây dựng năng lực đối phó với nhiều thách thức hơn nữa trong tương lai.
Video đang HOT
Tuyên bố khẳng định sự cần thiết của chủ nghĩa đa phương trong bối cảnh nhân loại đang vươn tới một thế giới bình đẳng hơn và phát triển bền vững hơn. Thế giới cần học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm cũng như thông tin nhằm giảm thiểu rủi ro và khiến các hệ thống xã hội thích nghi tốt hơn với những thách thức, bất trắc.
Mặt khác, thế giới cần nhanh chóng phát triển và sản xuất các loại vắcxin mới, thuốc men và trang thiết bị y tế cần thiết, cũng như đảm bảo mọi người dân trên thế giới đều có quyền tiếp cận những loại thuốc và trang thiết bị này.
Trước đó, trong bài phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cũng bày tỏ lấy làm tiếc không có đủ giải pháp đa phương cho những thách thức toàn cầu.
Ông khẳng định các nước cần hợp tác với nhau và thế giới cần có hệ thống đa phương mà ở đó, Liên hợp quốc cùng các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức khu vực và tổ chức thương mại hợp tác chặt chẽ và hiệu quả với nhau.
Ông nhấn mạnh thế giới cần có hệ thống đa phương bao trùm, không chỉ dựa trên xã hội dân sự, các doanh nghiệp, chính phủ mà cả giới trẻ trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, tuyên bố của Liên hợp quốc cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác công nghệ kỹ thuật số bởi đây là yếu tố thiết yếu để có thể đẩy nhanh tiến trình thực hiện Chương trình nghị sự về phát triển bền vững 2030 mà Liên hợp quốc đã đề ra.
Dự kiến, khoảng 180 nguyên thủ các nước trong ngày 21/9 sẽ lần lượt đưa ra phát biểu trực tuyến tại hội nghị và mỗi nước thành viên Liên hợp quốc chỉ được phép cử một đại diện ngoại giao từ phái đoàn thường trực của mình tham dự trực tiếp tại phòng họp Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Nhật Bản viện trợ gần 500 tỷ đồng giúp Việt Nam chống dịch COVID-19
Ngày 7/9, Quyền Bộ trưởng Y tế và Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam ký công hàm viện trợ gần 500 tỷ đồng giúp Việt Nam phòng, chống dịch COVID-19.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn ra trên toàn cầu và tại Việt Nam với những diễn biến phức tạp, nhiều ca mắc và tử vong, Chính phủ Nhật Bản quyết định dành cho Việt Nam khoản viện trợ phi dự án: "Cung cấp trang thiết bị y tế cho 4 bệnh viện Trung ương".
Mục tiêu chung của khoản viện trợ nhằm hỗ trợ kỹ thuật nâng cấp các trang thiết bị y tế đối với 4 bệnh viện, gồm: Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Phổi Trung ương, C Đà Nẵng và Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương, nhằm hạn chế tỷ lệ mắc và tử vong do COVID-19; đáp ứng các nhu cầu khám, chữa bệnh và nâng cao chất lượng sức khỏe của nhân dân.
Tổng giá trị khoản viện trợ ODA không hoàn lại trị giá 2 tỷ Yên Nhật, tương đương gần 500 tỷ đồng, trong đó phía Việt Nam thụ hưởng 1,8 tỷ Yên, tương đương 455 tỷ đồng. Phí đại lý chỉ định của Chính phủ Nhật Bản khoảng 200 triệu Yên. Khoản viện trợ trên sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian 18 tháng, từ tháng 8/2020 tháng 1/2022.
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long (trái) và Ngài Yamada Takio- Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam (phải) trao công hàm trao đổi giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản về khoản viện trợ không hoàn lại phòng chống dịch COVID-19. (Ảnh: SK&ĐS)
Tại buổi ký kết, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế bày tỏ lời cảm ơn và đánh giá cao sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
Ngài Yamada Takio- Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam cho hay Chính phủ Nhật bản đánh giá cao vai trò của Bộ Y tế Việt Nam trong việc ngăn chặn, khống chế thành công đại dịch COVID-19 trong bối cảnh dịch bệnh này đang lây lan mạnh mẽ và chưa có dấu hiệu dừng lại trên thế giới.
Ngài Đại sứ cho biết, khi Nhật Bản rơi vào tình trạng khan hiếm khẩu trang trong mùa xuân năm nay, Chính phủ Việt Nam đã gửi tặng hơn 1,2 triệu chiếc cho người dân Nhật Bản. "Món quà khẩu trang đó đã được người dân Nhật Bản chúng tôi rất trân trọng và chúng tôi cảm ơn món quà cùng tình cảm ấm áp của người dân Việt Nam", Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam nói.
Sau lễ ký công hàm trao đổi giữa 2 bên, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio thảo luận 1 số vấn đề y tế liên quan đến việc nối lại đường bay thương mại giữa 2 nước, vấn đề cách ly chuyên gia của Nhật Bản sang Việt Nam, vấn đề cấp số đăng ký thuốc của Nhật Bản tại Việt Nam.
AIPA 41: Các nước đánh giá cao công tác chuẩn bị của Việt Nam Trong bối cảnh dịch COVID-19, việc Quốc hội Việt Nam chủ động chuyển đổi hình thức họp trực tuyến thể hiện sự linh hoạt và tinh thần trách nhiệm, quyết tâm đảm nhiệm vai trò Chủ tịch AIPA thành công. Tổng thư ký Hội đồng Liên nghị viện ASEAN (AIPA) Nguyễn Tường Vân. (Ảnh: Hữu Chiến/TTXVN) Theo Tổng Thư ký Hội đồng Liên...