Liên hợp quốc nỗ lực nối lại Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen
Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về quyết định của Nga trong việc dừng tham gia thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng của Ukraine và đang nỗ lực nối lại thỏa thuận được ký kết nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu này.
Tàu chở ngũ cốc của Ukraine di chuyển tại Eo biển Bosphorus ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 7/8/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ngày 29/10, Nga đã rút khỏi thỏa thuận đạt được hồi tháng Bảy, ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động xuất khẩu từ một trong những nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới.
Người phát ngôn của LHQ, Stephane Dujarric, cho biết, ông Guterres quan ngại sâu sắc về tình hình hiện nay liên quan đến Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen. Ông Guterres đang tích cực trao đổi để Nga tham gia thỏa thuận trở lại.
Video đang HOT
Ông Guterres đã lùi ngày khởi hành đến Algiers để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arập một ngày để thảo luận về vấn đề trên.
Hơn 9 triệu tấn ngô, lúa mỳ và các sản phẩm hướng dương, đại mạch, cải dầu và đậu tương đã được xuất khẩu theo thỏa thuận trên.
Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Bộ trưởng Hulusi Akar đã đàm phán với người đồng cấp Nga và Ukrainie để nối lại thỏa thuận.
Theo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine đã góp phần làm hạ nhiệt giá ngũ cốc toàn cầu.
Người phát ngôn NATO, Oana Lungescu, cho biết tổ chức này kêu gọi Nga xem xét lại quyết định trên và nối lại thỏa thuận, mở đường để lương thực đến được với những người đang cần nhất.
Bộ Cơ sở hạ tầng Ukraine cho biết 218 tàu đã bị phong tỏa do quyết định của Nga.
Nga và Ukraine nằm trong số những nước xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới.
Ngày 30/10, Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu Josep Borrell đã hối thúc Nga hủy bỏ quyết định ngừng tham gia Sáng kiến ngũ cốc ở Biển Đen, do điều này gây rủi ro đối với tuyến xuất khẩu ngũ cốc và phân bón chính.
Nga nêu điều kiện gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen
Việc gia hạn thỏa thuận bước ngoặt về xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen sẽ phụ thuộc vào khả năng phương Tây nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu nông sản và phân bón của Nga.
Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexander Fomin đưa ra vấn đề này trong cuộc gặp với Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc Martin Griffiths ngày 17/10.
Tàu M/V Razoni chở 26.000 tấn ngũ cốc rời cảng Odessa của Ukraine để tới Tripoli (Liban) ngày 1/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại cuộc gặp giữa hai bên ở Moskva, ông Fomin khẳng định việc gia hạn thỏa thuận nhằm tạo điều kiện xuất khẩu nông sản Ukraine từ các cảng miền Nam "phụ thuộc trực tiếp vào việc đảm bảo thực hiện đầy đủ tất cả các điều khoản đạt được trước đây".
Phía Nga cho biết tác động từ các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với các dịch vụ logistics, thanh toán, vận chuyển và bảo hiểm đã ngăn nước này xuất khẩu phân bón và hóa chất như amoniac. Ngoài ra, việc nới lỏng các lệnh cấm này là một phần quan trọng của thỏa thuận do Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc (LHQ) làm trung gian hồi tháng 7.
Ngày 22/7 vừa qua, tại thành phố Istanbul, Nga và Ukraine đã ký các thỏa thuận riêng rẽ với LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giải quyết vấn đề cung cấp lương thực và phân bón ra thị trường toàn cầu. Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen có hiệu lực trong vòng 120 ngày, theo đó sẽ hết hiệu lực vào nửa cuối tháng 11 tới. LHQ đã nhiều lần bày tỏ ủng hộ gia hạn thỏa thuận này.
LHQ kêu gọi đẩy nhanh kiểm tra các chuyến tàu chở ngũ cốc từ Ukraine Quan chức điều phối của Liên hợp quốc (LHQ) về Sáng kiến Biển Đen để xuất khẩu ngũ cốc Ukraine, ông Amir Abdulla, đã kêu gọi các bên tham gia thỏa thuận trên đẩy nhanh quá trình kiểm tra để giảm bớt tình trạng các tàu chở ngũ cốc bị tồn đọng. Tàu MV Brave Commander chở lúa mì của Ukraine cập cảng...