Liên Hợp Quốc lên án dùng bạo lực đối phó biểu tình ở Myanmar
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Guterres phản đối việc “sử dụng bạo lực gây chết người” ở Myanmar sau vụ hai người biểu tình chống đảo chính thiệt mạng hôm 20/2.
“Việc sử dụng vũ lực gây chết người, đe dọa và quấy rối những người biểu tình ôn hòa là không thể chấp nhận được”, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Guterres viết trên mạng xã hội Twitter ngày 21/2. “Mọi người đều có quyền tụ tập trong hòa bình. Tôi kêu gọi các bên tôn trọng kết quả bầu cử và quay lại chế độ dân sự”.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres phát biểu tại Vienna, Áo, hồi tháng 5/2019. Ảnh: Reuters.
Hai người thiệt mạng ở Mandalay, thành phố lớn thứ hai Myanmar, hôm qua khi cảnh sát nổ súng để giải tán những người phản đối cuộc đảo chính quân sự tại đây. Một số người bị thương nghiêm trọng. AFP đưa tin rằng lực lượng an ninh đã bắn đạn thật, đạn cao su và bi sắt.
“20 người bị thương và hai người đã chết”, Ko Aung, lãnh đạo đội cấp cứu tình nguyện Parahita Darhi ở thành phố, cho biết. Một bác sĩ tình nguyện xác nhận có hai trường hợp tử vong. “Một người bị bắn vào đầu chết tại chỗ. Một người khác chết sau đó với vết thương ở ngực”, ông nói.
Trong khi đó, Hlaing Min Oo, đội trưởng một đội cứu hộ khẩn cấp tình nguyện tại Mandalay, nói rằng 30 người bị thương, một nửa trong số này trúng đạn thật. Một nguồn tin cho biết nạn nhân tử vong do bị bắn vào đầu chưa tròn 18 tuổi.
Video đang HOT
Phần lớn đất nước Myanmar trở nên hỗn loạn sau khi quân đội hôm 1/2 bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và các lãnh đạo dân cử. Họ tiếp quản chính quyền với lý do có gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái, với việc đảng của Suu Kyi giành chiến thắng áp đảo.
Hàng chục nghìn người Myanmar đã xuống đường suốt nhiều ngày qua để biểu tình phản đối cuộc đảo chính, bất chấp lệnh giới nghiêm và các hạn chế của quân đội.
Chính quyền quân sự của Myanmar đến nay vẫn tỏ ra không quan tâm tới những động thái lên án từ quốc tế. Anh, Mỹ và Canada đều đã tung ra các lệnh trừng phạt nhắm vào các tướng lĩnh quân đội hàng đầu nước này.
Các ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU) ngày 22/2 sẽ nhóm họp để thảo luận những biện pháp phản ứng với khủng hoảng ở Myanmar.
Đại diện Cấp cao phụ trách An ninh và Chính sách Đối ngoại của EU Josep Borrell ngày 20/2 kêu gọi lực lượng an ninh Myanmar “lập tức ngừng các hành động bạo lực với dân thường” sau sự việc ở Mandalay.
Suu Kyi bị giam với cáo buộc nhập khẩu trái phép bộ đàm và vi phạm luật quản lý thiên tai. Bà vẫn chưa xuất hiện trước công chúng từ khi bị giam. Luật sư cho hay bà đã gặp một thẩm phán qua cuộc gọi video nhưng các luật sư không thể tham dự vì chưa được cấp giấy ủy quyền. Cố vấn Nhà nước Myanmar dự kiến xuất hiện trong phiên điều trần ngày 1/3.
Biểu tình kêu gọi Nhật cứng rắn với đảo chính Myanmar
Hàng nghìn người Myanmar biểu tình ở Tokyo, yêu cầu Nhật và đồng minh thể hiện lập trường cứng rắn hơn với cuộc đảo chính của quân đội Myanmar.
Người biểu tình cầm theo ảnh Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi hôm nay tụ tập trước trụ sở Bộ Ngoại giao Nhật Bản ở thủ đô Tokyo, nơi hiếm khi xảy ra các cuộc biểu tình chính trị lớn.
"Tự do cho Aung San Suu Kyi, tự do cho Myanmar", đám đông hô vang khẩu hiệu khi đại diện của họ trao cho các quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản bản tuyên bố kêu gọi Tokyo sử dụng tất cả "sức mạnh chính trị, ngoại giao và kinh tế" để khôi phục chính quyền dân sự ở Myanmar.
Người biểu tình Myanmar tụ tập trước trụ sở Bộ Ngoại giao Nhật Bản ở Tokyo hôm 3/1. Ảnh: Reuters
Nhật Bản và Myanmar có mối quan hệ chặt chẽ từ lâu, khi Tokyo là nhà tài trợ lớn cho quốc gia Đông Nam Á này. Nhiều công ty lớn nhất Nhật Bản đã tích cực mở rộng hoạt động kinh doanh ở Myanmar trong những năm gần đây.
Quân đội Myanmar ngày 1/2 bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Ky và các lãnh đạo khác của đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD), tuyên bố thành lập chính quyền quân sự vì chính phủ dân sự không thể phản hồi những bất bình của họ về cáo buộc gian lận bầu cử.
Hiệp hội Công dân Liên bang Myanmar, nhóm tổ chức biểu tình ở Tokyo, cho rằng Nhật Bản không nên công nhận chính quyền quân sự mới. Các nhà tổ chức cho hay 3.000 người đã tham gia cuộc biểu tình hôm nay.
Mathida, 50 tuổi, làm việc trong một nhà hàng ở Tokyo, cho hay bà tham gia biểu tình để thúc đẩy giới chức Nhật hành động nhiều hơn trong việc khôi phục nền dân chủ Myanmar.
"Chúng tôi muốn Aung San Suu Kyi, lãnh đạo kiêm người mẹ của đất nước chúng tôi, phải được tự do", bà nói. "Quân đội không phải là chính phủ".
Trong cuộc họp báo hôm 2/2, khi được hỏi liệu Nhật Bản có hay không ủng hộ hoặc bày tỏ lập trường giống Mỹ đối với cuộc đảo chính, bao gồm khả năng trừng phạt Myanmar, phát ngôn viên chính phủ nhắc lại tuyên bố Nhật Bản sẽ giữ liên hệ với những quốc gia khác và theo dõi tình hình ở Myanmar.
Một quan chức quốc phòng hàng đầu của Nhật Bản bày tỏ Tokyo cần thận trọng trong cách tiếp cận với Myanmar vì việc cắt đứt quan hệ có nguy cơ đẩy Myanmar xích lại gần Trung Quốc.
Mỹ, Australia và Liên Hợp Quốc đã phát thông điệp cảnh báo mạnh mẽ, yêu cầu quân đội Myanmar thả bà Suu Kyi và các quan chức chính phủ cũng như tôn trọng ý chí của người dân, giải quyết khác biệt thông qua đối thoại hòa bình.
Trung Quốc, thành viên thường trực có quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an, không lên án cuộc đảo chính ở Myanmar hôm 1/2, khi nói rằng vấn đề nên được giải quyết trong nội bộ. Trung Quốc là một trong những đối tác kinh tế lớn nhất của Myanmar và đã đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng ở nước này.
Anh trừng phạt Bộ trưởng Quốc phòng Myanmar Bộ Ngoại giao Anh thông báo áp lệnh trừng phạt Bộ trưởng Quốc phòng Myanmar cùng hai tướng vì cáo buộc vi phạm nhân quyền sau cuộc đảo chính. "Anh lên án cuộc đảo chính quân sự và việc giam giữ tùy tiện bà Aung San Suu Kyi cùng các chính trị gia khác", Ngoại trưởng Anh Dominic Raab hôm nay cho hay....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nỗi lo hàng đầu của doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc

Chính quyền Trump rút lại chính sách thị thực sinh viên sau làn sóng phản đối

Anh hủy kế hoạch triển khai quân đội tới Ukraine

Houthi cáo buộc Mỹ tiến hành hơn 1.200 cuộc không kích tại Yemen

Tổng thống Mỹ sẵn sàng gặp Lãnh tụ tối cao Iran

Bên trong "vành đai thép" bảo vệ tang lễ Giáo hoàng Francis

Anh hủy kế hoạch đưa 10.000 quân tới Ukraine

Tổng thống Trump: Đàm phán NgaUkraine đạt nhiều tiến triển, chuẩn bị gặp ở 'cấp rất cao'

Indonesia: Núi lửa Lewotobi phun trào dữ dội

Iran sẵn sàng làm trung gian hòa giải giữa Ấn Độ và Pakistan

Anh không đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ

Nga ước tính kim ngạch thương mại với Iran đạt 4,8 tỷ USD
Có thể bạn quan tâm

Nhặt được cá thể cu li cực kỳ quý hiếm ở ven đường
Lạ vui
10:20:21 26/04/2025
Mỗi lần gặp em gái vợ, tôi lại "nóng mặt" vì chuyện sai trái trong quá khứ
Góc tâm tình
10:19:14 26/04/2025
Khung cảnh ấn tượng của bãi biển nhỏ và ngắn nhất thế giới
Du lịch
10:19:08 26/04/2025
Hồi phục thần kỳ, Amad Diallo trở lại trước trận Man Utd và Bilbao
Sao thể thao
10:17:44 26/04/2025
Đa dạng phong cách với chân váy, từ thanh lịch công sở đến dạo phố sành điệu
Thời trang
10:16:26 26/04/2025
Đoàn QĐND Việt Nam tham gia lễ duyệt binh tại Nga tập luyện buổi đầu tiên
Tin nổi bật
10:09:25 26/04/2025
Gợi ý thực đơn cơm tối ngon miệng, lành mạnh cho ngày cuối tuần
Ẩm thực
09:59:41 26/04/2025
Apple khuyên người dùng iPhone 16 vứt bỏ ốp lưng
Đồ 2-tek
09:41:14 26/04/2025
Pony.ai và Tencent sẽ cung cấp dịch vụ taxi robot trên WeChat
Thế giới số
09:35:40 26/04/2025
Loạt sai lầm của thượng tầng vẫn tác động nặng nề đến T1
Mọt game
09:06:57 26/04/2025