Liên Hợp Quốc lần đầu mở cửa bỏ phiếu bầu các cơ quan chủ chốt
Đây là lần đầu tiên sau 3 tháng đóng cửa, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã mở Trụ sở để cho các nước thành viên đến bỏ phiếu.
Ngày 17/6 (theo giờ New York), Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã tổ chức bỏ phiếu kín để bầu 5 ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2021 – 2022; 18 thành viên Hội đồng Kinh tế – Xã hội Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2021 – 2023; và vị trí Chủ tịch Khóa 75 Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc.
Một phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ảnh: AP
Kết quả, Ấn Độ, Mexico, Na Uy, Ireland trúng cử ngay từ vòng đầu vào vị trí ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2021 – 2022, trong đó Mexico đạt số phiếu cao nhất với 187/192 phiếu. Riêng với ghế của nhóm châu Phi, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc sẽ phải tiến hành bỏ phiếu vòng hai do cả 2 ứng cử viên là Djibouti và Kenya đều không đạt mức tối thiểu 128 phiếu.
Hội đồng Kinh tế – Xã hội Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2021-2023 có các thành viên mới sau: Solomon Islands, Indonesia, Nhật Bản, Nigeria, Liberia, Madagascar, Libya, Zimbabwe, Bulgaria, Argentina, Guatemala, Mexico, Bolivia, Bồ Đào Nha, Pháp, Áo, Đức và Vương quốc Anh.
Video đang HOT
Đồng thời, ông Volkan Bozkir, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã trúng cử vị trí Chủ tịch Khóa 75 Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc với 178/189 phiếu.
Đây là lần đầu tiên sau 3 tháng đóng cửa, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã mở Trụ sở để cho các nước thành viên đến bỏ phiếu, trong bối cảnh thành phố New York chưa gỡ bỏ các hạn chế để kiểm soát dịch bệnh Covid-19.
Việc bỏ phiếu năm nay diễn ra trong các quy định nghiêm ngặt nhằm bảo vệ sức khỏe của các đại biểu, khác hẳn với không khí nhộn nhịp của một năm trước. Mỗi nước chỉ cử 1 đại diện đến bỏ phiếu, theo từng khung giờ cố định cho mỗi nhóm nước và bỏ phiếu cùng lúc cho cả 3 cơ quan, thay vì vào 3 ngày khác nhau như trước đây.
Việc Liên Hợp Quốc tổ chức thành công các cuộc bầu cử này, qua đó thể hiện đề cao chủ nghĩa đa phương, duy trì hiệu quả hoạt động và tính thích ứng cao của Liên Hợp Quốc trước các thách thức hiện nay.
Hội đồng Bảo an chia rẽ về kế hoạch trừng phạt mới của Mỹ đối với Syria
Cuộc họp của Hội đồng Bảo an trở thành nơi tranh cãi gay gắt giữa các nước thành viên thường trực sau khi Mỹ đề xuất các biện pháp mới trừng phạt Syria.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 16/6 đã tiến hành phiên họp trực tuyến định kỳ hàng tháng về tình hình Syria. Cuộc họp ngay lập tức trở thành nơi tranh cãi gay gắt giữa các nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an sau khi Mỹ đề xuất các biện pháp mới trừng phạt Syria.
Một phiên họp của Hội đồng Bảo an. Ảnh: DPA
Bất chấp việc Đặc Phái viên Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Syria Geir Pedersen công bố báo cáo bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình hiện tại cũng như tương lai của hàng triệu người dân Syria sau nhiều năm chiến sự, đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Kelly Craft đã thông báo kế hoạch áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt Syria từ ngày 17/6 nhằm ngăn chặn Chính phủ Syria tiếp tục giành chiến thắng trên thực địa.
"Từ ngày 17/6, chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ triển khai các biện pháp có tính quyết định ngăn chặn chính quyền của ông Bashar Al Assad giành chiến thắng cũng như buộc Chính phủ tại Syria và các đồng minh phải ủng hộ tiến trình chính trị của Liên Hợp Quốc. Mục tiêu của chúng tôi là chặn dứng nguồn thu của Chính phủ Syria cũng như sự ủng hộ đối với thể chế này", bà Craft nói.
Theo đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Kelly Craft, căn cứ vào luật về bảo vệ dân thường Syria được Tổng thống Mỹ Donald Trump ký hồi tháng 12 năm ngoái, Mỹ sẽ thực hiện các biện pháp trừng phạt nhằm ngăn chặn cái mà Mỹ gọi là những kẻ xấu tiếp tục tài trợ và hỗ trợ tài chính cho chính quyền của Tổng thống Syria Bashar Al Assad chống lại người dân Syria và làm giàu cho bản thân.
Thông báo của Mỹ như một gáo nước lạnh dội vào chương trình nghị sự của Hội đồng Bảo an trong bối cảnh nhiều nước không khỏi lo ngại về tác động của các khó khăn kinh tế-xã hội và tình hình nhân đạo nghiêm trọng cùng ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới người dân Syria. Trung Quốc và Nga đã ngay lập tức chỉ trích kế hoạch này của Mỹ. Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia đã nói rằng, kế hoạch của Mỹ là nhằm lật đổ thể chế chính trị hợp pháp ở Syria.
Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc Trương Quân thì cho rằng, các quốc gia dễ bị tổn thương như Syria đang phải nỗ lực đối phó với dịch Covid-19, áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt là hành vi vô nhân đạo và chỉ càng gây thêm thảm họa cho quốc gia Trung Đông này.
"Chúng tôi kêu gọi Mỹ phản ứng tích cực đối với lời kêu gọi của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đơn phương ngay lập tức. Điều đáng lo ngại hơn là Mỹ tiếp tục thực hiện loạt biện pháp trừng phạt mới đối với Syria. Những biện pháp này sẽ chỉ càng ngăn cản sự phát triển cả về kinh tế và xã hội của Syria, đe dọa cuộc sống của những dân thường Syria. Trong bối cảnh các quốc gia vốn bị tổn thương do dịch Covid-19 như Syria, áp đặt trừng phạt là hành vi vô nhân đạo và gây thêm thảm họa", ông Trương Quân nói.
Phản ứng về kế hoạch của Mỹ, đại sứ Syria tại Liên Hợp Quốc Bashar Ja'afari khi đang tham dự cuộc họp của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc đã cáo buộc Mỹ cố tình áp đặt luật của Mỹ đối với thế giới, đồng thời kêu gọi chấm dứt các biện pháp trừng phạt đơn phương nhằm vào Syria.
Theo báo cáo mới nhất của Đặc Phái viên Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Syria Geir Pedersen, bất ổn và xung đột tại Syria hiện đã bước sang năm thứ 10, tạo nên một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng nhất lịch sử với hàng trăm ngàn thương vong, hàng triệu người mất nơi cư trú và tị nạn. Cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng ở Syria hiện đang làm giá cả tăng chóng mặt, dẫn tới việc người dân không có đủ khả năng chi trả cho các nhu cầu hàng ngày.
Theo thống kê, có tới 80% người dân Syria sống dưới mức nghèo, 9,3 triệu người đang thiếu lương thực. Môi trường và cơ sở hạ tầng ở Syria cũng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau gần một thập kỷ xung đột. Ông Pedersen nhắc lại việc kêu gọi ngừng bắn toàn quốc, tạo điều kiện thúc đẩy giải pháp chính trị trên cơ sở Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an, giải quyết các vấn đề về nhân đạo trước những thách thức mới từ đại dịch Covid-19, trong đó cần quan tâm đặc biệt người tị nạn và người bị buộc phải rời bỏ nơi cư trú./.
WFP: 40 triệu người ở Mỹ Latinh đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc (WFP) cảnh báo đại dịch COVID-19 đang đẩy 40 triệu người dân tại khu vực Mỹ Latinh và Caribe vào tình trạng mất an ninh lương thực. Nhân viên y tế phun thuốc khử trùng nhằm ngăn dịch COVID-19 tại Sao Paulo, Brazil ngày 23/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN Chương trình Lương thực Thế giới...