Liên Hợp Quốc khuyên Trump bỏ ‘ngôn ngữ kích động’
Phát ngôn viên Văn phòng Nhân quyền LHQ kêu gọi các lãnh đạo thế giới, bao gồm Trump, từ bỏ “các câu chuyện sai trái và nguy hiểm”.
“Chúng tôi vô cùng lo lắng trước sự kích động bạo lực và thù hận của các lãnh đạo chính trị. Chúng tôi kêu gọi Tổng thống Mỹ và các lãnh đạo khác công khai từ bỏ những câu chuyện sai trái và nguy hiểm, vốn đang được lan truyền”, phát ngôn viên Văn phòng Nhân quyền Liên Hợp Quốc Ravina Shamdasani nói ngày 8/1.
“Loại ngôn ngữ kích động này có thể rất nguy hiểm”, Shamdasani nói trong cuộc họp trực tuyến sau khi được hỏi về trách nhiệm cá nhân của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong vụ người ủng hộ ông xâm chiếm tòa nhà quốc hội Mỹ.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫy tay chào người ủng hộ bên ngoài Nhà Trắng, ngày 6/1. Ảnh: Reuters.
Shamdasani đưa ra bình luận sau khi Michelle Bachelet, Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc, ngày 7/1 kêu gọi điều tra kỹ lưỡng về vụ bạo động ở thủ đô Washington khiến 5 người chết.
Phát ngôn viên Shamdasani bày tỏ quan ngại về việc trưng bày các biểu tượng của “chủ nghĩa da trắng thượng đẳng” bên ngoài tòa nhà quốc hội Mỹ như cờ Liên minh miền Nam, các biểu tượng bài Do Thái và một chiếc thòng lọng. “Chúng tôi lên án việc trưng bày các biểu tượng phân biệt chủng tộc quá mức này”, Shamdasani nói.
Người ủng hộ Trump đạp đổ rào chắn bên ngoài tòa nhà quốc hội Mỹ và tràn vào bên trong khi các nghị sĩ đang họp để chứng nhận chiến thắng của Biden. Họ lùng sục các phòng họp, xông vào nghị trường bất chấp sự ngăn cản của lực lượng cảnh sát và mật vụ.
Một phụ nữ bị lực lượng hành pháp bắn bên trong tòa nhà vì phớt lờ mệnh lệnh của lực lượng hành pháp và chết trên đường tới bệnh viện, một số người biểu tình khác bị thương. Trật tự chỉ được vãn hồi khi cảnh sát và Vệ binh Quốc gia điều lực lượng chi viện tới tòa nhà quốc hội Mỹ. Một cảnh sát quốc hội Mỹ thiệt mạng và hơn 50 người bị thương trong vụ bạo động.
LHQ hoan nghênh tiến triển trong thực thi lệnh ngừng bắn tại Libya
Liên hợp quốc (LHQ) mới đây đánh giá cao cuộc trao đổi tù binh lần thứ hai giữa các phe đối địch tại Libya, đồng thời kêu gọi các bên đẩy nhanh việc triển khai các nội dung khác trong thỏa thuận ngừng bắn đạt được hồi tháng 10 năm ngoái.
Các tay súng Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya (GNA) giao tranh với quân đội miền Đông (LNA) của Tướng Khalifa Haftar tại Tripoli, Libya, ngày 18/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Phái bộ Hỗ trợ của LHQ tại Libya (UNSMIL) ngày 5/1 cho biết tổng cộng có 35 tù binh đã được trao đổi tại thị trấn Shwairif dưới sự giám sát của Ủy ban quân sự chung (JMC), vốn được thiết lập theo thỏa thuận ngừng bắn. Tháng trước, hai bên cũng đã hoàn tất đợt trao đổi tù binh đầu tiên tại thị trấn Shwairif, Tây Nam Libya.
UNSMIL nêu rõ đợt trao đổi tù binh chính thức lần 2 này là kết quả từ cam kết vững chắc của JMC trong việc thực hiện đầy đủ thỏa thuận ngừng bắn. Trên tinh thần này, UNSMIL kêu gọi cả hai bên nhanh chóng kết thúc các cuộc đàm phán hiện nay để mở lại tuyến đường ven biển chính ở Libya. Lâu nay, con đường cao tốc chính dọc theo bờ biển Địa Trung Hải của Libya nối thủ đô Tripoli ở phía Tây với thành phố Benghazi ở phía Đông, đã bị cắt đứt do các cuộc đối đầu giữa các lực lượng đối lập.
Xung đột tại Libya tiếp tục là một trong những cuộc xung đột vũ trang phức tạp nhất trên thế giới hiện nay. Sau khi rơi vào cuộc nội chiến phức tạp kể từ năm 2011, tại Libya hình thành hai lực lượng chính. Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya (GNA) kiểm soát thủ đô Tripoli, nhận được sự ủng hộ của LHQ, Qatar và các nhóm vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) kiểm soát thành phố Benghazi, hậu thuẫn chính quyền ở miền Đông, được Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Ai Cập ủng hộ.
Ngay 23/10/2020, tại Geneva (Thụy Sĩ), đai diên cua GNA va LNA đa ký thỏa thuận ngừng bắn lâu dai dươi sư trung gian bao trơ cua LHQ. Theo thỏa thuận, ngày 23/1 tới sẽ là hạn chót để toàn bộ lính nước ngoài và lực lượng đánh thuê rời Libya. Tháng trước, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã đề xuất cử các nhà giám sát quốc tế để hỗ trợ lệnh ngừng bắn, trong bối cảnh có nhiều hy vọng rằng Libya có thể bước sang giai đoạn mới sau một thập kỷ chiến tranh.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc sẽ thăm Đài Loan Ngoại trưởng Mike Pompeo ngày 6/1 cho biết Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc - bà Kelly Craft - sẽ đến thăm Đài Loan, AFP đưa tin. Bà Kelly Craft, 39 tuổi, là thành viên đảng Cộng hòa. Bà đảm nhiệm vai trò đại sứ thứ 30 của Mỹ tại Liên Hợp Quốc từ tháng 9/2019. Thông tin về chuyến thăm dự...