Liên hợp quốc kêu gọi mở rộng danh sách giảm nợ đối với các nước đang phát triển
Tổng thư ký LHQ, ông Antonio Guterres ngày 28/5 kêu gọi giảm nợ cho tất cả các nước đang phát triển và có thu nhập trung bình trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đồng thời kêu gọi Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) xem xét đẩy mạnh thanh khoản toàn cầu bằng cách cấp phát mới Quyền rút vốn đặc biệt (SDR).
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres tại cuộc họp báo ở trụ sở LHQ, New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong cuộc họp của LHQ về hậu quả kinh tế của đại dịch, ông Antonio Guterres nhấn mạnh “giảm bớt nợ nần không thể giới hạn ở các nước kém phát triển nhất. Nó phải được mở rộng cho tất cả các nước đang phát triển và có thu nhập trung bình khi họ yêu cầu hoãn nợ, vì họ mất khả năng tiếp cận thị trường tài chính”.
Tổng Thư ký LHQ cho rằng các nền kinh tế đang phát triển trên thế giới phải vật lộn với gánh nặng nợ ngày càng tăng. Thêm vào đó, hiện nay họ phải đối mặt với suy thoái toàn cầu kỷ lục, giá xăng dầu và các loại hàng hóa xuất khẩu giảm mạnh, tiền tệ suy yếu. “Nhiều quốc gia đang phát triển và có thu nhập trung bình rất dễ bị tổn thương và đang gặp khó khăn về nợ nần, hoặc sẽ sớm trở nên như vậy do suy thoái kinh tế toàn cầu”.
Video đang HOT
Vào tháng 4, Nhóm 20 nền kinh tế lớn trên thế giới, bao gồm cả Trung Quốc, đã đề nghị hoãn trả nợ song phương cho 77 quốc gia nghèo nhất trên thế giới trong phần còn lại của năm 2020. Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB), ông David Malpass cho biết khoảng một nửa các nước đủ điều kiện tham gia, nhưng giảm nợ dài hạn là cần thiết và nhiều nước sẽ cần giảm nợ vĩnh viễn và số lượng đáng kể.
Liên hợp quốc: Đại dịch dự kiến sẽ khiến GDP toàn cầu giảm 8,5 nghìn tỷ USD trong 4 năm tới, xóa sạch thành tích của 4 năm vừa qua
Theo Liên hợp quốc, kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm 3,2% trong năm 2020, chỉ tăng 3,4% năm 2021. Thương mại thế giới được dự báo sẽ giảm gần 15% trong năm 2020.
Nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ thu hẹp 3,2% trong năm nay, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tàn khốc, theo báo cáo của Liên Hợp Quốc công bố hôm 13/5.
Thương mại thế giới được dự báo sẽ giảm gần 15% trong năm 2020, trong bối cảnh nhu cầu giảm mạnh trên toàn thế giới, cũng như sự gián đoạn toàn cầu trong chuỗi cung ứng toàn cầu, theo báo cáo giữa năm 2020 của WESP.
Đại dịch dự kiến sẽ khiến sản lượng kinh tế toàn cầu giảm 8,5 nghìn tỷ USD trong hai năm tới, xóa sạch gần như tất cả thành tích của 4 năm trước đó, đánh dấu sự suy giảm mạnh nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng vào những năm 1930.
Báo cáo ước tính rằng GDP ở các nền kinh tế phát triển sẽ giảm tới 5,0% trong năm nay. "Một mức tăng trưởng khiêm tốn dự kiến vào năm 2021, 3,4% - chỉ đủ để bù cho sản lượng bị mất" nó nói.
GDP của các nước đang phát triển sẽ giảm 0,7%, báo cáo lưu ý.
Đại dịch làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói, bất bình đẳng
Khoảng 34,3 triệu người được ước tính sẽ rơi vào nghèo khổ cùng cực vào năm 2020 do coronavirus, báo cáo cho biết, hơn một nửa trong số này là ở các nước châu Phi. Thêm 130 triệu người sẽ bị đẩy vào nghèo đói cùng cực vào năm 2030, giáng một đòn mạnh vào những nỗ lực toàn cầu trong việc xóa đói giảm nghèo cùng cực.
Đại dịch có tác động không đồng đều. Các công việc tay nghề thấp, lương thấp, sẽ thiệt hại khủng khiếp trong khi các công việc có tay nghề cao ít bị ảnh hưởng hơn. Điều này sẽ làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập nội bộ và giữa các quốc gia.
Elliott Harris, Trợ lý tổng thư ký Liên hợp quốc về phát triển kinh tế, nhấn mạnh rằng khả năng bảo vệ việc làm và thu nhập của các quốc gia sẽ phụ thuộc vào tốc độ và sức mạnh của sự phục hồi sau khủng hoảng bên cạnh hiệu quả của các biện pháp y tế công cộng.
Ông cũng cho biết thêm rằng, virus sẽ tăng tốc quá trình số hóa và tự động hóa. Báo cáo của Liên hợp quốc cảnh báo rằng: Sự phát triển nhanh chóng của các hoạt động kinh tế trực tuyến có thể sẽ loại bỏ nhiều công việc thủ công hiện có, đồng thời tạo ra việc làm mới trong nền kinh tế kỹ thuật số.
Thúc đẩy sáng kiến phát triển bền vững để hồi phục hậu COVID-19 Nhóm Phát triển bền vững thuộc Liên hợp quốc cho rằng nếu thế giới không quyết tâm hành động, cuộc khủng hoảng dịch COVID-19 sẽ làm gia tăng tỷ lệ nghèo đói và bất bình đẳng ở quy mô toàn cầu. Con của những lao động nhập cư nghèo tại thành phố Chennai, Ấn Đô. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 13/5, Liên hợp quốc cam...