Liên hợp quốc kêu gọi cứu trợ khẩn cấp cho vùng Tigray của Ethiopia
Các nhân viên cứu trợ nhân đạo Liên hợp quốc đã kêu gọi viện trợ khẩn cấp cho vùng Tigray của Ethiopia sau khi đánh giá tình hình tại đây đang “rất nguy cấp”.
Nhà cửa bị hư hại trong cuộc xung đột ở khu vực Tigray, Ethiopia ngày 9/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông cáo công bố ngày 4/1, Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết: “Các kết quả đánh giá ban đầu cho thấy khủng hoảng nhân đạo đang rất nguy cấp trên toàn khu vực với khả năng tiếp cận dịch vụ kém và nguồn lực sinh kế rất hạn chế”. Thậm chí nhu cầu về nơi ở, thực phẩm, nhu yếu phẩm, nước, hệ thống vệ sinh và sinh hoạt cũng như cung cấp các dịch vụ bảo vệ sức khỏe đang trong tình trạng báo động khẩn cấp.
Những đánh giá trên được đưa ra sau khi hai phái đoàn chung của chính phủ và Liên hợp quốc tới các khu vực Alamata, Mehoni, Mekelle và Enderta ở Đông Nam Tigray và Dansha, Humera ở phía Tây Tigray. Theo OCHA, mặc dù việc tiếp cận nhân đạo tại những khu vực thuộc vùng Tigray đã có cải thiện trong thời gian qua, nhưng vẫn phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do tình trạng mất an ninh trên toàn khu vực. Trong khi đó, các cơ sở y tế ở các thành phố lớn tại Tigray đang hoạt động cầm chừng với nguồn cung thiết bị y tế hạn chế và thiếu nhân viên y tế. Các cơ sở bên ngoài các thành phố lớn thậm chí không hoạt động.
Việc tiếp cận một số thành phố và trại tị nạn có thể thực hiện được, nhưng vẫn bị cản trở ở một số vùng nông thôn và các trại tị nạn Hitsats và Shimelba. Liên hợp quốc sẽ tiếp tục phối hợp với Chính phủ Ethiopia và các bên đối thoại liên quan để đưa nhân viên cứu trợ và các nguồn cung nhu yếu phẩm an toàn đến tất cả các khu vực ở Tigray.
Theo OCHA, ước tính hơn 222.000 người đã phải đi sơ tán do xung đột gần đây ở vùng Tigray, ngoài ra còn có 100.000 người phải di dời trước khi xung đột xảy ra.
Sudan và Ethiopia hoàn tất đàm phán về đường biên giới chung
Ngày 23/12, các quan chức Sudan và Ethiopia đã hoàn tất vòng đàm phán tại Khartoum (Sudan) về đường biên giới chung, tuy nhiên không có bất kỳ quyết định nào được công bố.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, trong tuyên bố chung được đưa ra sau vòng đàm phán, giới chức hai nước nhấn mạnh: "Hai bên đã đồng ý gửi báo cáo cho các nhà lãnh đạo và cuộc họp tiếp theo sẽ được tổ chức tại Addis Ababa (Ethiopia) vào một ngày sẽ được xác định sau". Cuộc họp đã diễn ra trong bầu không khí thân thiện.
Phía Ethiopia đã nhấn mạnh rằng việc tìm kiếm một giải pháp lâu dài ở biên giới đòi hỏi một giải pháp hòa bình cho các vấn đề liên quan đến môi trường sống và canh tác đất đai. Bộ trưởng phụ trách nội các Omar Manis, người đứng đầu phái đoàn Sudan, đã khẳng định ý chí chung của hai bên là phân định biên giới.
Nhà cửa bị hư hại trong cuộc xung đột tại khu vực Tigray, Ethiopia ngày 9/12/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Thỏa thuận ranh giới có từ năm 1902 giữa Anh và Ethiopia, trước khi Sudan độc lập vào năm 1956, nhưng các tranh chấp hiện vẫn tồn tại. Các sự cố thường xuyên diễn ra khi nông dân Ethiopia đến canh tác trên vùng đất mà Sudan tuyên bố chủ quyền. Điểm nóng nhất là khu vực El Fashaga, thuộc bang Gedaref, nơi có 250 km2 đất nông nghiệp. Ethiopia cáo buộc các lực lượng Sudan lợi dụng cuộc chiến ở Tigray, một khu vực biên giới Ethiopia với Sudan để tiến tới các tuyên bố chủ quyền trên đất liền của Ethiopia. Tuần trước, Sudan cáo buộc quân đội Ethiopia và các lực lượng dân quân liên kết đã phục kích binh lính nước này trên đất của họ ở El Fashaga, khiến 4 người thiệt mạng và khoảng 20 người khác bị thương. Theo Hãng Thông tấn Nhà nước Sudan (Suna), Sudan đã điều động quân tiếp viện đáng kể sau cuộc đụng độ ngày 15/12.
Hàng loạt vụ nổ ở thủ đô Asmara của Eritrea Ngày 29/11, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết 6 vụ nổ đã được ghi nhận tại thủ đô Asmara của Eritrea vào tối 28/11 dù nguyên nhân và vị trí các vụ nổ hiện vẫn chưa được xác nhận. Lực lượng dân quân khu vực Amhara của Ethiopia tham gia chiến đấu cùng lực lượng liên bang chống lại các lực lượng gây...