Liên Hợp quốc kêu gọi cuộc điều tra “đáng tin cậy” vụ sát hại nhà báo Khashoggi
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres vừa kêu gọi thực hiện một cuộc điều tra “đáng tin cậy” về vụ giết hại nhà báo Jamal Khashoggi tại Lãnh sự quán Ả Rập Saudi ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).
Phát biểu tại hội nghị ở thủ đô Doha của Qatar ngày 16/12, Tổng thư ký Guterres nhấn mạnh: “Vụ việc này cần phải tiến hành một cuộc điều tra đáng tin cậy và phải có hình phạt đối với những kẻ phạm tội”.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres.
Tổng thư ký Liên Hợp quốc (LHQ) cho biết ông không nắm được thông tin gì về vụ việc này ngoài những thông tin được đăng tải trên các phương tiện truyền thông.
Nhà báo Ả Rập Saudi Khashoggi bị mất tích từ ngày 2/10 sau khi vào lãnh sự quán Ả Rập Saudi ở Istanbul để làm thủ tục kết hôn với một phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Khashoggi sinh sống tại Mỹ và đang trong quá trình xin nhập quốc tịch Mỹ sau khi lưu vong từ năm 2017.
Hôm 20/10, Ả Rập Saudi thừa nhận ông Khashoggi đã chết sau một cuộc ẩu đả trong lãnh sự quán nước này tại Istanbul, song không cho biết thi thể nhà báo này đang ở đâu.
Sau khi công bố kết quả điều tra sơ bộ, cơ quan công tố Ả Rập Saudi thông báo giới chức nước này đã bắt giữ 21 người liên quan vụ sát hại nhà báo Khashoggi.
Tuy nhiên, phía Riyadh nhiều lần bác bỏ yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ về việc dẫn độ các nghi can của vụ giết hại nhà báo Khashoggi sang nước này để phục vụ công tác điều tra và xét xử.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ngày 15/12 khẳng định quyết tâm của Ankara tìm kiếm sự thật của vụ việc.
Trong diễn biến mới nhất, ngày 17/12, Bộ Ngoại giao Ả Rập Saudi cho biết Riyadh lên án “sự can thiệp” từ Washington sau khi Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết chấm dứt hỗ trợ quân sự cho cuộc chiến do Ả Rập Saudi dẫn đầu tại Yemen và quy trách nhiệm cho thái tử Mohammed bin Salman về vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi.
“Vương quốc lên án quan điểm mới nhất của thượng viện Mỹ vốn dựa trên những lời cáo buộc vô căn cứ và bác bỏ bất kỳ sự can thiệp nào vào công việc nội bộ”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước này nêu rõ.
Theo Kinhtedothi
Bước đột phá đầu tiên trong nỗ lực hòa bình tại Yemen
Cac thoa thuân quan trong đat đươc tai vong hoa đam do Liên hợp quốc (LHQ) bao trơ vừa kết thúc ơ Thuy Điên đươc xem la bước đột phá đầu tiên co thê hé mơ canh cưa dân tơi hoa binh cho Yemen, quốc gia nghèo nhất thế giới Arab đang rơi vào cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng bởi cuộc chiến kéo dài hơn 3 năm nay.
Ngoại trưởng Yemen Khaled al-Yamani, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres và đại diện phái đoàn Houthi Mohammed Abdelsalam (từ trái sang) tại phiên kết thúc cuộc hòa đàm Yemen ở Stockholm, Thụy Điển ngày 13/12/2018. Ảnh: THX/TTXVN
Không chỉ là sự kiện đánh dấu lần đầu tiên Chính phủ Yemen và phiến quân Houthi gặp nhau kể từ khi cuộc đàm phán cách đây 2 năm nhằm tìm lối thoát cho cuộc xung đột tại Yemen đổ vỡ, cuôc hòa đàm tại Thụy Điển có thể coi la môt thanh công lơn bởi những mục tiêu đặt ra trước đó hầu như đều đạt được.
Chinh phu Yemen và phiên quân Houthi đa nhât tri trao đôi tu binh, nối lại hoạt động xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt, mơ cưa sân bay ơ thu đô Sanaa, va quan trong nhât la các bên xung đột tại Yemen đã đạt thoa thuân ngưng băn tai Hodeidah, thanh phô cang có vị trí chiến lược cua quốc gia Trung Đông này gần bờ biển Đỏ hiện do lực lượng Houthi kiểm soát.
Thoa thuân ngưng băn tai Hodeidah đong vai tro "đòn bẩy", tạo điều kiện giải quyết tham hoa nhân đao tồi tệ tai đât nươc có tơi 2/3 dân sô phai phu thuôc vao hang cưu trơ, trong đó gần 14 triệu người đang ở trên "bờ vực" của nạn đói. Thảm họa nhân đạo càng tồi tệ hơn khi khoảng 85.000 trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ tử vong vì suy dinh dưỡng và các bệnh liên quan.
Hodeidah la huyêt mach giao thông chinh, cửa ngõ quan trọng đê lưu thông 90% lượng thực phẩm nhập khẩu và gần 80% số hàng cứu trợ vao Yemen. Phong trào Hồi giáo Houthi đang chiêm đong thanh phô nay va gân đây liên quân Arab do Saudi Arabia đứng đầu, ung hô chinh phu của Tổng thống lưu vong Mansour Hadi, đã mơ môt cuôc tân công tông lưc nhăm giai phong thanh phô, khiến người dân địa phương bi "ket" trong giao tranh ac liêt.
Cac cuôc giao tranh hiên nay va viêc liên quân siêt chăt phong toa trên không 3 năm qua đa khiên lương hang hoa vao nươc nay giam manh, làm trầm trọng hơn tinh trang khan hiêm lương thực và khiến tham hoa nhân đao ở quốc gia này ngày càng tồi tệ.
Hơn một nửa trong sô 600.000 cư dân Hodeidah đa buôc phai rơi bo nha cưa kê tư khi liên quân không kich thanh phô này lân đâu tiên hôi thang 6. LHQ đa kêu goi gân 3 ty USD đê viên trơ cho Yemen trong năm 2018, va nhân đươc 94% sô tiền nay. Tuy nhiên, tình hình giao tranh trên thưc đia cản trở công viêc vận chuyển và phân phat đô cưu trơ.
Trong bối cảnh đó, thỏa thuận châm dưt giao tranh và mở hành lang cứu trợ tại Hodeidah đong vai tro quan trong nhăm giam bơt tình trạng khung hoang nhân đao tai Yemen.
Các đại biểu tham dự vòng hòa đàm Yemen ở Rimbo, phía bắc Stockholm, Thụy Điển ngày 13/12/2018. Ảnh: AFP/TTXVN
Bên canh viêc giai quyêt vân đê nhân đao, các thoa thuân vưa đat đươc tại Thụy Điển cung la tia hy vong giup mơ ra cơ hôi châm dưt chiên sự dai dẳng ở Yemen, nơi đang được coi là chiến trường đẫm máu nhất thế giới, gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo thảm khốc nhất, song hầu như bị lãng quên.
Sau hơn 3 năm diễn ra cuộc chiến tranh chết chóc, ít nhất 10.000 đã thiệt mạng, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, trong khi một số nhóm nhân đạo đưa ra con số cao gấp 5 lần. Riêng số dân thường Yemen trở thành nạn nhân cuộc chiến đã vượt con số 6.000, trong đó khoảng 4.300 người chết dưới làn đạn của hơn 18.000 trận oanh kích mà liên quân tiến hành.
Thảm họa nhân đạo ở Yemen đã khiến cộng đồng quốc tế không thể chần chừ hơn nữa, và nỗ lực chấm dứt cuộc chiến này được LHQ coi là hoạt động ưu tiên của năm 2018. Nhiều nước châu Âu đã tuyên bố ngừng bán vũ khí cho Riyadh và lên tiếng kêu gọi chấm dứt xung đột tại Yemen.
Mới đây nhất, ngày 13/12, Thượng viện Mỹ thông qua nghi quyêt chấm dứt hoạt động trơ giup cho liên minh cua Saudi Arabia tai Yemen. Vòng hòa đàm tại Thụy Điển phần nào thể hiện quyết tâm của LHQ và các nước chấm dứt "cơn ác mộng" Yemen.
Tuy nhiên, viêc thưc thi thoa thuân se không hê dê dàng, trong bối cảnh cac bên xung đột đa mât long tin vào nhau và cuộc chiến này đang diễn biến ngày một phưc tap. Đa co 4 vong hòa đàm đổ vỡ kể tư khi cuôc xung đột ở Yemen nổ ra cách đây 4 năm giữa phiến quân Houthi và các lực lượng trung thành với cựu Tổng thống Ali Abdullah Saleh với các lực lượng trung thành với chính phủ của Tổng thống Mansour Hadi, và nhanh chóng bị biến thành một cuôc chiên tranh uy nhiêm từ năm 2015 vơi sư tham gia cua nhiêu quốc gia, trong đo co liên minh quôc tê do Saudi Arabia va Cac tiêu vương quôc Arab thông nhât (UAE) đưng đâu, ung hô phe của Tổng thống Hadi. Mỹ và Anh đứng về phía liên minh này. Trong khi đó, Iran ung hô cac lưc lương Houthi tư xa. Ngoài ra, trong nội bộ lực lượng ủng hộ chính phủ của nhà lãnh đạo lưu vong cũng"chia năm sẻ bảy" .
Sự chia rẽ sâu sắc giữa các bên ở Yemen, trong khi nội bộ các phe phái ủy nhiệm chính xung đột lợi ích, sẽ cản trở việc thực hiện mọi thỏa thuận. Đó là chưa kể đến các nhóm khủng bố như Al-Qaeda trên bán đảo Arab đang tìm cách tràn vào bất kỳ khu vực nào không có đối thủ đủ mạnh.
Chấm dứt chiến dịch không kích của liên quân và lệnh phong tỏa các cảng biển và sân bay của Yemen được cho là sẽ tác động mang tính quyết định đối với các nỗ lực giải quyết xung đột. Nếu như các cuộc không kích đã làm hàng nghìn người thiệt mạng, trong đó có nhiều trẻ em, và phá hủy nhiều công trình hạ tầng quan trọng, thì nguy hiểm hơn, lệnh phong tỏa, mà liên quân cho là nhằm ngăn chặn vũ khí của Iran cung cấp cho Houthi vào Yemen, đã cản trở hàng hóa và cả đồ viện trợ nhân đạo vào đất nước này, khiến nạn đói lan rộng. Tuy nhiên, liên quân do Saudi Arabia đứng đầu thường không coi mình là một bên trong cuộc xung đột mà chỉ hỗ trợ và vì vậy có thể từ chối một thỏa thuận ngừng bắn toàn diện.
Vì vậy, hòa bình ở Yemen đòi hỏi một cuộc đối thoại giữa các phe phái của Yemen cũng như một cuộc đối thoại giữa Yemen và các nước bên ngoài, như Saudi Arabia. Trong khi đó, các lực lượng bên ngoài được cho là đang lợi dụng cuộc khủng hoảng ở Yemen để đạt được những mục tiêu địa chiến lược hay quân sự, thậm chí để tranh giành ảnh hưởng tại khu vực.
Chiến sự ở Yemen chỉ có thể kết thúc khi lệnh ngừng bắn được tất cả các phe phái đối địch tham gia và tuân thủ, đi kèm với việc các cường quốc khác rút quân đội khỏi Yemen, chấm dứt sự can thiệp quân sự . Nói cách khác "ngọn lửa" Yemen sẽ được dập tắt chỉ khi các nước bên ngoài không "đổ thêm dầu" vào.
Sau bước thành công ban đầu này, LHQ sẽ thúc đẩy một cuộc đối thoại chính trị rộng rãi hơn, và vòng đàm phán mới dự kiến được tổ chức vào cuối tháng 1/2019. Tuy nhiên, việc nối lại tiến trình chính trị này không chỉ phụ thuộc vào các phe phái ở Yemen, mà còn trông chờ cả "sự thiện chí" của các cường quốc đang tranh giành ảnh hưởng trong khu vực, cũng những nước phương Tây đang hậu thuẫn cho các bên xung đột tại quốc gia này.
Vai trò quyết định trong việc kiến tạo hòa bình Yemen đang nằm trong tay những "người chơi" từ bên ngoài, những người nhiều khả năng sẽ tìm cách định hình lại bức tranh chính trị Yemen cho phù hợp với các ưu tiên lợi ích của họ, chứ không phải của người dân quốc gia này.
Bạch Dương (TTXVN)
Theo Tintuc
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đã ký xong hợp đồng S-400 với Nga "Thỏa thuận về hệ thống phòng không S-400 đã giải quyết xong. Chúng tôi đã ký kết và sẽ nhận S-400 từ Nga. Không có bất cứ trục trặc nào xảy ra", Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlt Cavusoglu tuyên bố. Nga chuyển S-400, Su-35 cho Trung Quốc trước năm 2020 Trước đó, Mỹ từng tuyên bố sẽ sẽ cung cấp cho Thổ...