Liên Hợp Quốc kêu gọi các bên tham chiến tại Ukraine chấm dứt xung đột
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 5/4 đã tổ chức một cuộc họp về cuộc khủng hoảng Ukraine.
Phát biểu tại phiên họp, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres kêu gọi các bên chấm dứt xung đột và tiến hành “các cuộc đàm phán nghiêm túc vì hòa bình, dựa trên nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc”.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres. Ảnh: Getty
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia cho biết, Nga đang thực hiện các hoạt động nhân đạo mỗi ngày, đồng thời cáo buộc phía Ukraine cố tình cản trở hoạt động này. Ông Vassily Nebenzia cho rằng, “những đối tượng cực đoan” ở Ukraine đã sử dụng dân thường làm lá chắn, trong khi cáo buộc Nga sát hại người dân. Trước đó hôm 4/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã cáo buộc Nga “cố ý sát hại dân thường ở Bucha”, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế tiến hành các cuộc điều tra đầy đủ và minh bạch về vụ việc.
Tại phiên họp, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Trương Quân nhấn mạnh, việc giảm leo thang căng thẳng và sớm chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine là kỳ vọng của cộng đồng quốc tế và là mong muốn mạnh mẽ của Trung Quốc. Ông Trương Quân nói, đàm phán và đối thoại là con đường duy nhất dẫn đến hòa bình, đồng thời lưu ý cộng đồng quốc tế cần tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các cuộc đàm phán giữa hai bên. Quan chức này khẳng định, Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình đồng thời đóng vai trò xây dựng và có trách nhiệm trong việc tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng Ukraine. Bắc Kinh kêu gọi các bên tuân thủ luật nhân đạo quốc tế, khẳng định các cuộc tấn công vào dân thường là điều không thể chấp nhận được và không nên xảy ra.
Đại sứ Trương Quân nhấn mạnh vụ việc ở thành phố Bucha của Ukraine cần được điều tra, xác minh và bất cứ lời buộc tội nào cũng cần dựa trên sự thật. Cho đến khi bức tranh toàn cảnh rõ ràng, các bên nên kiềm chế và tránh những cáo buộc vô căn cứ./.
Video đang HOT
Tác dụng ngược của việc Mỹ 'vũ khí hóa' các biện pháp trừng phạt
Khi Mỹ vũ khí hóa các biện pháp trừng phạt, các mục tiêu bị áp đặt có thể liên kết với nhau để đối phó với Washington.
"Quyền lực chính trị xuất phát từ nòng súng" - Mỹ dường như đã sử dụng cụm từ này để chỉ "quyền lực chính trị phát triển sau các lệnh trừng phạt".
Đó là nhận định trên tờ Thời báo Âu-Á (eurasiantimes.com) mới đây của học giả Jayanta Kalita, nhà báo kỳ cựu và từng là Phó tổng biên tập tại Thời báo Hindustan, hiện cộng tác với ThePrint, Thời báo Ấn Độ (The Times of India), Mail Today cùng các hãng truyền thông khác.
Mỹ đang sử dụng các lệnh trừng phạt như một loại "vũ khí" nhằm vào các nước mà Washington cho là "những quốc gia bất hảo". Ảnh: Russiabusinesstoday.com
Theo học giả Kalita, đối với Mỹ, các biện pháp trừng phạt là vũ khí hiệu quả để trừng trị những gì mà họ coi là "quốc gia chống đối". Trong trường hợp mới nhất, Mỹ đã trừng phạt Moskva bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Và gần đây, Washington đe dọa cả Trung Quốc bằng hình phạt tương tự.
Khi thảo luận về cuộc xung đột Nga - Ukraine trong cuộc họp kéo dài 7 giờ giữa Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan và nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Rome vào ngày 14/3, Washington cảnh báo rằng Trung Quốc có thể phải đối mặt với "những hậu quả đáng kể" nếu hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Nga.
Theo báo cáo của Reuters, trước cuộc họp ở Rome, Mỹ đã nói với các đồng minh NATO và các đối tác châu Á rằng Trung Quốc sẵn sàng cung cấp hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Nga trong cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine. Tuy nhiên, Washington không cung cấp bất kỳ bằng chứng công khai nào để củng cố tuyên bố của mình.
Trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã vũ khí hóa các biện pháp trừng phạt kinh tế để trừng phạt hàng chục quốc gia, bao gồm cả các đồng minh và đối tác, mà theo một số chuyên gia, "đã làm tổn hại đến lợi ích kinh tế của Mỹ trên thế giới mà không thúc đẩy đáng kể an ninh quốc gia của chính Washington".
Năm 2017, Mỹ đề ra đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA). Iran, Triều Tiên, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga là một trong số các quốc gia phải đối mặt với những hành động theo luật này.
Theo một số nhà phân tích, dù là đối tác chiến lược của Mỹ nhưng Ấn Độ cũng có thể phải đối mặt với các lệnh trừng phạt theo CAATSA vì mua hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất, giống như Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO, vốn cũng bị trừng phạt.
Richard N. Haass, nhà ngoại giao Mỹ và hiện là Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR), một tổ chức tư vấn có trụ sở tại New York, đã chỉ ra những sai lầm trong chính sách đối ngoại của Washington: "Các biện pháp trừng phạt kinh tế ngày càng được sử dụng để thúc đẩy toàn bộ mục tiêu chính sách đối ngoại của Mỹ. Tuy nhiên, việc áp dụng tất cả các biện pháp trừng phạt quá thường xuyên hóa ra chỉ làm tổn hại đến lợi ích kinh tế của Mỹ mà không làm thay đổi hành vi của mục tiêu theo hướng tốt hơn".
Nhìn qua một số quốc gia bị trừng phạt sẽ cho thấy các lệnh cấm vận và phong tỏa đã không thể thay đổi thái độ và hiện trạng của các quốc gia đó.
Với Triều Tiên, quốc gia phải đối mặt với một loạt lệnh trừng phạt hà khắc do chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Vào tháng 1 năm nay, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Bình Nhưỡng vì một loạt vụ phóng tên lửa hạt nhân.
Nhưng trong suốt những năm qua, Triều Tiên đã không từ bỏ chương trình hạt nhân của họ trước sức ép từ Mỹ. Cho đến nay, những nỗ lực của Chính quyền Tổng thống Biden trong việc lôi kéo các nước đối thoại để thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân của mình đã tỏ ra vô ích. Người tiền nhiệm của ông Biden là Donald Trump cũng đã thất bại trong việc ngăn Bình Nhưỡng theo đuổi chương trình hạt nhân.
Với Myanmar, Chính phủ Mỹ cũng áp đặt trừng phạt sau cuộc chính biến đầu năm 2021. Gần đây, Mỹ, Anh và Canada tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với những người và tổ chức có liên hệ với Chính quyền quân sự của Myanmar. Tuy nhiên, những trừng phạt ấy không thể giúp giải quyết những bất ổn tại Myanmar.
Điều đó cho thấy, việc Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương không thực sự cải thiện tình hình ở các nước mục tiêu. Ngược lại, việc làm này có thể gây ra "hậu quả thảm khốc" về lâu dài. Nếu Mỹ tiếp tục cô lập các quốc gia mà Washington cho là đối thủ, các nước có thể hợp tác với nhau thách thức Mỹ.
Do đó, theo nhà báo Jayanta Kalita, lựa chọn tốt nhất của Mỹ nên là dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đơn phương, tiến hành đối thoại để tìm ra điểm chung với những quốc gia trên. Đã qua rồi cái thời mà Washington có thể bắt nạt các quốc gia và khiến họ phải tuân theo mệnh lệnh của mình. Mỹ càng sớm nhận ra điều này thì càng tốt cho hòa bình và ổn định trên thế giới.
Bangladesh đòi bồi thường hơn 22 triệu USD do tàu bị tên lửa tấn công ở Ukraine Một con tàu của Bangladesh đậu ở cảng của Ukraine đã bị hư hại khi trúng tên lửa. Theo hãng tin Reuters ngày 18/3, Tập đoàn vận tải biển Bangladesh (BSC) thuộc sở hữu nhà nước đang yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường 22,4 triệu USD do một tàu chở hàng bị trúng tên lửa vào đầu tháng 3 này. Đây...