Liên hợp quốc họp định kỳ về vấn đề vũ khí hoá học tại Syria
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), ngày 2/9, Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ đã họp trao đổi về việc triển khai Nghị quyết 2118 (2013) liên quan tới giải quyết vấn đề vũ khí hoá học tại Syria.
Đại sứ Phạm Hải Anh, Phó Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ dự phiên họp về vấn đề Syria. Ảnh: Khắc Hiếu/PV TTXVN tại New York
Báo cáo trước HĐBA, Đại diện cao cấp về các vấn đề giải trừ quân bị LHQ Izumi Nakamitsu thông tin cập nhật tình hình trên cơ sở Báo cáo tháng lần thứ 95 của Tổng Giám đốc Tổ chức Cấm vũ khí hoá học (OPCW). Trong khi hầu hết hoạt động thực địa của Ban Thư ký OPCW tại Syria phải tạm hoãn do ảnh hưởng của các biện pháp ngăn ngừa đại dịch COVID-19, Ban Thư ký OPCW và chính quyền Syria hiện đang tập trung xử lý một số vấn đề tồn đọng liên quan tới khai báo ban đầu của Syria theo yêu cầu của Công ước Cấm Vũ khí hoá học (CWC).
Sau một thời gian không có tiến triển, hai bên đang thu xếp nối lại tham vấn kỹ thuật lần thứ 25 dự kiến vào tháng 10/2021. Bên cạnh đó, hai bên cũng đang thu xếp cuộc gặp trực tiếp giữa Bộ trưởng Ngoại giao kiêm người đứng đầu cơ quan đầu mối quốc gia trong thực hiện CWC của Syria và Tổng Giám đốc OPCW để trao đổi tổng thể việc giải quyết dứt điểm vấn đề vũ khí hoá học tại Syria.
Video đang HOT
Tại cuộc họp, các nước ủy viên HĐBA bày tỏ lo ngại về các cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học tại Syria. Các nước nhấn mạnh nhu cầu tăng cường hợp tác giữa Chính phủ Syria và OPCW cũng như giữa thành viên CWC nhằm giải quyết vấn đề vũ khí hóa học tại Syria.
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Phạm Hải Anh, Phó Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, tái khẳng định lập trường của Việt Nam lên án hành vi sử dụng vũ khí hoá học và nhấn mạnh việc cần tôn trọng CWC để ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng của loại vũ khí này gây ra người dân và môi trường sống.
Đại sứ Phạm Hải Anh ghi nhận việc Ban Thư ký OPCW và Syria chuẩn bị tiếp tục việc tham vấn kỹ thuật cũng như tiến hành gặp cấp cao để tìm giải pháp lâu dài. Đại sứ nhấn mạnh việc cần thúc đẩy xây dựng lòng tin, tăng cường hợp tác mang tính xây dựng giữa các bên liên quan nhằm tìm giải pháp lâu dài cho vấn đề vũ khí hóa học tại đây.
LHQ lo ngại Myanmar rơi vào đổ máu như Syria
Liên Hợp Quốc cảnh báo việc quân đội Myanmar sử dụng vũ lực với người dân và lo ngại kịch bản bùng phát xung đột toàn diện như Syria.
"Tôi lo ngại tình hình tại Myanmar đang trên đà rơi vào một cuộc xung đột toàn diện. Các nước không được phép để những sai lầm chết người trong quá khứ ở Syria và những nơi khác lặp lại", Michelle Bachelet, cao ủy nhân quyền Liên Hợp Quốc, cho biết trong tuyên bố hôm nay.
Bà Bachelet cho rằng quân đội Myanmar "dường như có ý định tăng cường chính sách dùng vũ lực không nương tay với người dân, sử dụng bừa bãi vũ khí quân dụng", đồng thời kêu gọi các nước ngay lập tức hành động dứt khoát nhằm thúc đẩy các tướng quân đội Myanmar chấm dứt hành vi này.
Người dân biểu tình phản đối đảo chính tại thị trấn Thuwana, Yangon, Myanmar, hôm nay. Ảnh: AFP .
"Chúng gợi nhắc rõ ràng về Syria hồi năm 2011", Cao ủy Liên Hợp Quốc nói, đề cập đến khởi đầu cuộc nội chiến kéo dài hơn một thập kỷ qua tại quốc gia Trung Đông, khiến gần 400.000 người thiệt mạng và buộc hơn 6 triệu dân phải rời bỏ đất nước.
Theo bà, "những thông tin đáng tin cậy" cho thấy quân đội Myanmar đã sử dụng súng phóng lựu, lựu đạn phân mảnh và súng cối tại thành phố Bago ở phía nam vào cuối tuần trước. Ít nhất 82 người biểu tình được cho là đã thiệt mạng trong cuộc trấn áp này.
Myanmar rơi vào cảnh hỗn loạn và kinh tế tê liệt kể từ khi quân đội nước này bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, lật đổ chính quyền dân cử hôm 1/2, với lý do cáo buộc gian lận bầu cử hồi tháng 11/2020 không được giải quyết. Động thái này làm dấy lên làn sóng biểu tình dữ dội trên toàn quốc, khiến ít nhất 710 người chết tính đến tối 12/4, theo một nhóm giám sát địa phương.
Trong khi đó, các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số vài tuần gần đây tăng cường tấn công quân đội và cảnh sát, gây lo ngại Myanmar có nguy cơ rơi vào một cuộc xung đột rộng lớn hơn. Những cuộc không kích trả đũa phiến quân của quân đội cũng được cho là khiến hàng nghìn dân thường phải chạy sang nước láng giềng Thái Lan xin tị nạn.
Biden giải thích với quốc hội về lệnh không kích Syria Biden gửi thư cho lãnh đạo quốc hội giải thích về lệnh không kích dân quân thân Iran tại Syria, sau khi bị một số nghị sĩ chỉ trích. Trong thư gửi ngày 27/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết vụ không kích nhằm vào cơ sở tại Syria của nhóm dân quân thân Iran là hành động "tuân theo quyền tự...