Liên hợp quốc đánh giá cao việc châu Phi “mở rộng cửa” đón người tị nạn
Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn, ông Filippo Grandi cho rằng, không giống với nhiều khu vực khác trên thế giới, kể cả những khu vực có nhiều quốc gia giàu có và tiềm lực tốt hơn nhiều, các nước châu Phi luôn rộng mở biên giới đón người tị nạn.
Người tị nạn CHDC Congo tại một trại tạm trú ở Uganda ngày 10/12/2018. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo báo cáo mới nhất của Liên hợp quốc (LHQ) về Xu hướng Toàn cầu, Cao ủy LHQ về người tị nạn, ông Filippo Grandi ngày 24/6 cho biết cộng đồng quốc tế không nên cho rằng sự độ lượng đối với người tị nạn của các nước châu Phi là điều hiển nhiên khi đề cập đến số người dân ở châu lục này buộc phải rời bỏ nhà cửa để xin tị nạn ngày càng gia tăng. “Lục địa Đen” đã đi đầu trong công tác cứu trợ nhân đạo và là tấm gương tích cực cho nhiều nơi khác trên thế giới bởi nhiều nước ở đây đã có những chính sách rất cởi mở đối với người tị nạn.
Ông Grandi nhấn mạnh không giống với nhiều khu vực khác trên thế giới, kể cả những khu vực có nhiều quốc gia giàu có và tiềm lực tốt hơn nhiều, các nước châu Phi luôn rộng mở biên giới đón người tị nạn. Đề cập đến vai trò của Hội đồng Bảo an LHQ (HĐBA LHQ) trong việc giải quyết các thách thức liên quan đến người tị nạn, vấn đề di cư và người dân mất chỗ ở, ông Grandi kêu gọi chính phủ các nước phải nỗ lực hơn nữa để tìm ra giải pháp bởi nếu thành công, như trường hợp khá hiếm của Côte d’lvoire, những người tị nạn mất nhà cửa sẽ có cơ hội được trở về nhà của mình, đồng thời bày tỏ lời cảm ơn tới những người dân châu Phi đã sẵn lòng mở cửa đón người tị nạn. Ông Grandi cho rằng LHQ và cộng đồng quốc tế mang ơn hàng triệu người dân ở châu lục này đã sẵn lòng giúp đỡ người tị nạn và chia sẻ nguồn lực hạn chế của họ.
Video đang HOT
Cũng về vấn đề trên, bà Bience Gawanas, Cố vấn đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ, cho rằng HĐBA LHQ phải có trách nhiệm tìm ra giải pháp rõ ràng cho vấn đề người dân mất chỗ ở bởi nếu tiếp cận các vấn đề hòa bình, cứu trợ nhân đạo và phát triển một cách riêng lẻ sẽ không thể đạt hiệu quả bền vững. Bà nêu rõ về vấn đề người dân mất chỗ ở, cần phải giải quyết tận gốc vấn đề để bản thân người dân không phải rời bỏ nơi ở của mình ngay từ đầu và cần lắng nghe tiếng nói của những người trẻ tuổi, những người không chỉ mong muốn được sống ổn định mà phải được sống có hy vọng vào tương lai. Bà đề xuất HĐBA LHQ và cộng đồng quốc tế tiếp tục hỗ trợ tài chính cho các nước mở cửa nhận người tị nạn, đồng thời phá bỏ những rào cản người nhập cư làm việc và hòa nhập với đất nước mà họ xin tị nạn.
Với mục tiêu tìm giải pháp cải thiện vấn đề người tị nạn, người mất chỗ ở và người tị nạn hồi hương, cuộc họp không chính thức của HĐBA LHQ diễn ra ngày 24/6 cũng đã thảo luận phương hướng hợp tác giữa LHQ và Liên minh châu Âu (EU) để giải quyết những vấn đề nêu trên. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với tình hình khủng hoảng tị nạn trên toàn cầu.
Thống kê của Cao ủy LHQ về người tị nạn cho thấy hơn 70 triệu người hiện phải rời bỏ nhà cửa, con số cao nhất từ trước đến nay, trong đó có 25,9 triệu người tị nạn, 41,3 triệu người phải rời bỏ nơi ở của mình và 3,5 triệu người xin tị nạn chính trị./.
Theo Hải Vân/TTXVN
Danh sách xin tị nạn vào Australia dài nhất trong lịch sử
Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn, số người trong danh sách chờ xin tị nạn vào Australia đã tăng gấp đôi trong vòng hai năm qua và trở thành danh sách dài nhất trong lịch sử nước này.
Những người xin tị nạn sẽ là một vấn đề lớn ở Australia. (Nguồn: Reuters)
Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn ( UNHCR), số người trong danh sách chờ xin tị nạn vào Australia đã tăng gấp đôi trong vòng hai năm qua và trở thành danh sách dài nhất trong lịch sử nước này.
Số liệu của UNHCR công bố ngày 20/6 cho thấy tính đến cuối năm 2018, có 60.000 người đã nộp đơn xin tị nạn và đang chờ Chính phủ Australia phê duyệt, trong khi đến cuối năm 2016 con số này chỉ là gần 30.000 người.
Sự tăng mạnh này là kết quả của việc số người đến Australia bằng thị thực du lịch hợp pháp và sau đó xin tị nạn. Có 81.000 người ở diện này trong 4 năm qua.
Khoảng 90% đơn tị nạn bị từ chối, trong số này đã tính cả những người xin tị nạn được cấp thị thực bắc cầu, cho phép họ làm việc tại Australia.
Số người sống tại Australia thông qua thị thực bắc cầu này đã tăng từ 107.000 lên 230.000 người trong thời gian 2014-2019.
Như vậy, Australia là điểm đến mong muốn của 1,7% người xin tị nạn trên thế giới, nhưng chỉ trở thành "nhà" đối với 0,1% số người tị nạn.
Bộ trưởng Di cư Australia David Coleman cho biết số đơn xin tị nạn gia tăng không đồng nghĩa với việc có nhiều người tị nạn hơn./.
Theo Bích Liên (TTXVN/Vietnam )
UNHCR cảnh báo việc cho hồi hương người tị nạn Afghanistan Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR cảnh báo các quốc gia khi quyết định đưa người tị nạn Afghanistan trở lại quê hương họ cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.) Người tị nạn Afghanistan. (Ảnh: TTXVN phát) Việc cho hồi hương những người tị nạn trở lại Afghanistan cần phải được xem xét kỹ lưỡng từng trường hợp trước...