Liên hợp quốc: Đại dịch dự kiến sẽ khiến GDP toàn cầu giảm 8,5 nghìn tỷ USD trong 4 năm tới, xóa sạch thành tích của 4 năm vừa qua
Theo Liên hợp quốc, kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm 3,2% trong năm 2020, chỉ tăng 3,4% năm 2021. Thương mại thế giới được dự báo sẽ giảm gần 15% trong năm 2020.
Nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ thu hẹp 3,2% trong năm nay, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tàn khốc, theo báo cáo của Liên Hợp Quốc công bố hôm 13/5.
Thương mại thế giới được dự báo sẽ giảm gần 15% trong năm 2020, trong bối cảnh nhu cầu giảm mạnh trên toàn thế giới, cũng như sự gián đoạn toàn cầu trong chuỗi cung ứng toàn cầu, theo báo cáo giữa năm 2020 của WESP.
Đại dịch dự kiến sẽ khiến sản lượng kinh tế toàn cầu giảm 8,5 nghìn tỷ USD trong hai năm tới, xóa sạch gần như tất cả thành tích của 4 năm trước đó, đánh dấu sự suy giảm mạnh nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng vào những năm 1930.
Báo cáo ước tính rằng GDP ở các nền kinh tế phát triển sẽ giảm tới 5,0% trong năm nay. “Một mức tăng trưởng khiêm tốn dự kiến vào năm 2021, 3,4% – chỉ đủ để bù cho sản lượng bị mất” nó nói.
GDP của các nước đang phát triển sẽ giảm 0,7%, báo cáo lưu ý.
Video đang HOT
Đại dịch làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói, bất bình đẳng
Khoảng 34,3 triệu người được ước tính sẽ rơi vào nghèo khổ cùng cực vào năm 2020 do coronavirus, báo cáo cho biết, hơn một nửa trong số này là ở các nước châu Phi. Thêm 130 triệu người sẽ bị đẩy vào nghèo đói cùng cực vào năm 2030, giáng một đòn mạnh vào những nỗ lực toàn cầu trong việc xóa đói giảm nghèo cùng cực.
Đại dịch có tác động không đồng đều. Các công việc tay nghề thấp, lương thấp, sẽ thiệt hại khủng khiếp trong khi các công việc có tay nghề cao ít bị ảnh hưởng hơn. Điều này sẽ làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập nội bộ và giữa các quốc gia.
Elliott Harris, Trợ lý tổng thư ký Liên hợp quốc về phát triển kinh tế, nhấn mạnh rằng khả năng bảo vệ việc làm và thu nhập của các quốc gia sẽ phụ thuộc vào tốc độ và sức mạnh của sự phục hồi sau khủng hoảng bên cạnh hiệu quả của các biện pháp y tế công cộng.
Ông cũng cho biết thêm rằng, virus sẽ tăng tốc quá trình số hóa và tự động hóa. Báo cáo của Liên hợp quốc cảnh báo rằng: Sự phát triển nhanh chóng của các hoạt động kinh tế trực tuyến có thể sẽ loại bỏ nhiều công việc thủ công hiện có, đồng thời tạo ra việc làm mới trong nền kinh tế kỹ thuật số.
Covid-19 đè nặng kinh tế thế giới
Kinh tế toàn cầu có thể giảm đến 4,9% trong năm 2020 nếu làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 bùng phát và các biện pháp phong tỏa tiếp tục kéo dài sang quý III
Kinh tế thế giới sẽ sụt giảm 3,2% trong năm 2020 giữa lúc đại dịch Covid-19 làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động kinh tế tại nhiều nước. Đó là dự báo trong báo cáo mới được Liên Hiệp Quốc (LHQ) công bố hôm 13-5, cùng với đó là cảnh báo tình hình có thể tồi tệ hơn nếu làn sóng lây nhiễm thứ 2 bùng phát.
Theo báo cáo, kinh tế thế giới sẽ bị tổn thất gần 8.500 tỉ USD trong 2 năm 2020 và 2021. Ngoài ra, thương mại thế giới được dự báo giảm 15% trong năm 2020 do sự sụt giảm mạnh của nhu cầu toàn cầu và sự gián đoạn của các chuỗi nguồn cung thế giới.
Kể từ khi khởi phát vào cuối năm 2019, dịch Covid-19 đã khiến gần 4,5 triệu người nhiễm bệnh và 300.000 người tử vong. Không dừng lại ở đó, theo Reuters, nhiều doanh nghiệp phải tạm thời dừng hoạt động và hàng trăm triệu người khắp thế giới được yêu cầu ở nhà trong lúc giới khoa học chạy đua phát triển vắc-xin phòng ngừa và thuốc đặc trị.
Người dân xếp hàng mua sắm tại thủ đô Seoul - Hàn Quốc hôm 13-5.Ảnh: REUTERS
"Nếu tiếp tục kéo dài và cái giá về kinh tế trở nên quá cao, cuộc chiến chống đại dịch sẽ tái định hình mạnh mẽ thương mại và toàn cầu hóa" - báo cáo nhận định. Đáng chú ý, theo cảnh báo của LHQ, nạn thất nghiệp và việc mất thu nhập do đại dịch sẽ khiến tình trạng nghèo trên toàn cầu thêm nghiêm trọng.
Ước tính sẽ có thêm 34,3 triệu người rơi vào tình trạng cực nghèo trong năm 2020, trong đó 56% người là tại châu Phi. Không dừng lại ở đó, báo cáo dự báo sẽ có thêm 130 triệu người rơi vào cảnh cực nghèo vào năm 2030, giáng đòn mạnh vào các nỗ lực trên toàn cầu nhằm giảm tình trạng cực nghèo và đói vào cuối thập niên này.
Hồi tháng 1-2020, trước khi Covid-19 thành đại dịch, LHQ dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng 2,5% năm 2020. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế trưởng của LHQ Elliott Harris nhận định triển vọng kinh tế toàn cầu đã thay đổi đáng kể từ khi dịch Covid-19 lan rộng, khiến hoạt động kinh tế bị hạn chế trên diện rộng và bất ổn gia tăng.
Báo cáo trên cho biết gần 90% nền kinh tế thế giới ít nhiều bị phong tỏa, khiến các chuỗi cung ứng bị "đứt", nhu cầu tiêu dùng sụt giảm và hàng triệu người mất việc làm. Theo ông Harris, thế giới đang đối mặt một cuộc suy thoái nghiêm trọng chưa từng có kể từ cuộc đại suy thoái trong những năm 1930.
Mức giảm 3,2% được dự báo nói trên cao hơn đôi chút so với mức giảm 3% của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong báo cáo hồi giữa tháng 4. Ngoài ra, LHQ dự báo các nền kinh tế phát triển và đang phát triển sẽ tăng trưởng lần lượt 3,4% và 5,3% trong năm 2021, còn IMF dự báo mức tăng trưởng kinh tế thế giới là 5,8%. Tuy nhiên, trong kịch bản xấu nhất, theo LHQ, nền kinh tế toàn cầu có thể giảm đến 4,9% trong năm 2020 nếu làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 bùng phát và các biện pháp phong tỏa tiếp tục kéo dài sang quý III.
Theo ông Harris, các chính phủ cần khống chế đại dịch, giảm thiểu tác động kinh tế của nó và khôi phục niềm tin của người tiêu dùng. Tuy nhiên, cái khó ở đây là làm sao cân bằng giữa việc cứu tính mạng và cứu việc làm. Ngoài ra, chuyên gia này cho rằng sự hợp tác quốc tế đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống Covid-19 và hỗ trợ các nước chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Tín hiệu lạc quan
Theo thống kê mới của trang worldometers.info, hơn 1,6 triệu người được ghi nhận khỏi bệnh trong tổng số gần 4,5 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19. Tuy nhiên, theo trang Newsweek, các quan chức cho rằng số người phục hồi sau khi mắc Covid-19 còn cao hơn thế bởi có những trường hợp bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng và chưa từng được xét nghiệm.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết những ca phục hồi được đánh giá dựa trên 1 trong 2 yếu tố: triệu chứng và xét nghiệm. Xét theo triệu chứng, những ca nhiễm được cho là phục hồi nếu người bệnh tự hết sốt mà không cần sử dụng thuốc hạ sốt và cải thiện các triệu chứng về vấn đề hô hấp. Dựa trên phương pháp xét nghiệm, người bệnh chỉ được kết luận là khỏi bệnh khi họ cho kết quả âm tính trong ít nhất 2 lần xét nghiệm mẫu bệnh phẩm được thực hiện liên tiếp trong vòng 24 giờ.
Với số ca nhiễm cao nhất trên toàn thế giới hơn 1,43 triệu ca, Mỹ cũng có số trường hợp hồi phục cao nhất với hơn 310.000. Tây Ban Nha là nước có số ca hồi phục cao thứ hai, theo sau là Đức. Trong bối cảnh ngày càng có nhiều nơi bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế và giãn cách xã hội, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo người dân chưa thể trở lại cuộc sống bình thường cho đến khi có vắc-xin phòng ngừa hoặc phương pháp điều trị đối với Covid-19.
Thúc đẩy sáng kiến phát triển bền vững để hồi phục hậu COVID-19 Nhóm Phát triển bền vững thuộc Liên hợp quốc cho rằng nếu thế giới không quyết tâm hành động, cuộc khủng hoảng dịch COVID-19 sẽ làm gia tăng tỷ lệ nghèo đói và bất bình đẳng ở quy mô toàn cầu. Con của những lao động nhập cư nghèo tại thành phố Chennai, Ấn Đô. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 13/5, Liên hợp quốc cam...