Liên hợp quốc: Cuộc không kích trại tị nạn tại Syria “có thể là tội ác chiến tranh”
Theo Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR), các cuộc không kích đã diễn ra vào ngày 5-5, gần thị trấn Sarmada (tỉnh Idlib, miền bắc Syria), cách TP Aleppo khoảng 40 km về phía tây. Thị trấn này nằm trong vùng lãnh thổ do quân nổi dậy kiểm soát.
Trước đó, những người trú ẩn trong trại tị nạn bị không kích đã phải chạy trốn cuộc giao tranh tại Aleppo và Palmyra – hai khu trung tâm của miền bắc Syria.
Theo một số nguồn tin, máy bay của Nga hoặc của Syria đã thực hiện các cuộc không kích. Tuy nhiên, thông tin này chưa được xác nhận.
Người phụ trách các vấn đề nhân đạo của LHQ, ông Stephen O”Brien bày tỏ sự “bàng hoàng và thất vọng” trước cuộc tấn công nhằm vào các trại tị nạn của người Syria, đồng thời kêu gọi tiến hành điều tra làm rõ vụ việc.
Cuộc tấn công xảy ra một ngày sau khi quân đội Syria và các lực lượng nổi dậy nhất trí thực thi thỏa thuận ngừng bắn tạm thời tại TP Aleppo.
Trong một diễn biến liên quan, SOHR cho biết, giao tranh đã bùng phát gần TP Aleppo giữa các lực lượng của Syria và các phần tử thánh chiến có liên hệ mạng lưới khủng bố al-Qaeda, làm hơn 70 tay súng của cả hai phía thiệt mạng. Lực lượng nổi dậy, trong đó có Mặt trận al-Nusra, được cho là đã chiếm được Khan Tuman – ngôi làng có vị trí quan trọng chiến lược từ tay các lực lượng Chính phủ Syria.
Video đang HOT
Thỏa thuận ngừng bắn tại Syria có hiệu lực từ tháng 2-2016. Tuy nhiên, gần đây thỏa thuận này đã phải chịu sức ép nặng nề, đặc biệt là tại TP Aleppo – nơi khoảng 300 người đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh diễn ra suốt hai tuần qua.
LHQ cảnh báo, nếu lệnh ngừng bắn tại Syria đổ vỡ sẽ xảy ra thảm họa có thể làm 400 nghìn người dân nước này phải sơ tán tới biên giới giáp Thổ Nhĩ Kỳ.
H.H
Theo_Báo Nhân Dân
Khủng hoảng Syria: Không kích vào bệnh viện là "tội ác chiến tranh "
Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ đã cho rằng cuộc không kích vào các bệnh viện ở miền bắc Syria là tội ác chiến tranh.
Số người thiệt mạng trong các cuộc tấn công bằng tên lửa vào các trường học và bệnh viện tại Syria lên đến 50 người, Liên Hợp Quốc cho biết.
Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đổ lỗi cho Nga về các cuộc tấn công. Tuy nhiên Moscow vẫn chưa phản ứng lại lời cáo buộc này. Trong khi đó, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã nghi ngờ đây là kế hoạch để thực hiện "chấm dứt chiến sự" tại Syria.
Tuần trước các nước lớn đã đồng ý thảo luận hướng tới một thỏa thuận ngừng bắn có chọn lọc tại Syria, và nó sẽ được bắt đầu vào cuối tuần này. Tuy vậy, Tổng thống Assad cho biết một lệnh ngừng bắn như vậy không có nghĩa là tất cả các bên sẽ phải "hạ" vũ khí của mình.
"Cho đến nay họ nói rằng họ muốn có một lệnh ngừng bắn trong vòng một tuần. Ai là người có khả năng hội đủ tất cả những điều kiện và yêu cầu trong vòng một tuần?"" ông Assad cho biết trong bình luận trên kênh truyền hình.
Tổ chức Bác sĩ không Biên giới cho biết vụ không kích phá hủy bệnh viện đã làm hàng ngàn người mất đi khả năng được chăm sóc y tế - Ảnh: BBC.
Liên Hiệp Quốc cho biết hàng loạt các cuộc tấn công vào miền bắc Syria đã "phủ bóng đen" lên triển vọng đình chiến.
Ít nhất 12 người đã thiệt mạng tại thành phố Azaz, Syria và các khu vực lân cận. 2 bệnh viện và 2 trường đã bị tấn công.
"Hiển nhiên là tội ác chiến tranh"
Pháp đã lên án hành động không kích vào cơ sở y tế của Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) bằng những lời chỉ trích mạnh mẽ. Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault nói hành động này "cấu thành tội ác chiến tranh".
Thổ Nhĩ Kỳ thì cho rằng các cuộc tấn công "rõ ràng" là tội ác chiến tranh. Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đang cực kỳ căng thẳng, vì hai nước này đứng về hai phe đối lập trong cuộc chiến Syria.
Nga ủng hộ phe chính phủ Syria chống lại các nhóm phiến quân, nhưng lại nói mục tiêu của mình chỉ là "phiến quân khủng bố".
"Đứng sau cuộc tấn công rõ ràng là... chính phủ Syria hoặc Nga", Chủ tịch MSF nói và cho biết thêm rằng đây không phải là lần đầu tiên các cơ sở của tổ chức này tại Syria bị tấn công.
NHẬT DUY (Theo BBC)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Tiết lộ dự án máy bay không người lái tuyệt mật của Triều Tiên Triều Tiên sở hữu hệ thống máy bay không người lái suốt 25 năm qua. Hệ thống này được cho là giúp Triều Tiên có thể tiến hành các cuộc không kích và thâm nhập sâu. UAV xuất hiện trong lễ diễu binh ở Triều Tiên năm 2012. (Ảnh: KCTV) Vụ việc môt máy bay không người lái Triều Tiên xâm nhập vào...